Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

30/12/14

Dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất để tạo sản phẩm không những chỉ có các chất đa lượng là đạm, lân, kali mà còn có cả các chất trung lượng như silic (Si), calcium (Ca), magnesium (Mg), lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng thiết yếu như bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu) v.v.. Việc sử dụng nhiều phân đạm hóa học, bón phân không cân đối hoặc bón phân không đủ làm cho cây bị suy yếu, dễ bị sâu bệnh xâm nhiễm, đồng thời đất đai ngày càng thoái hóa, cằn cỗi.

Do đó, đồng thời với việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lý, bổ sung dưỡng chất trung, vi lượng và chất kích kháng nguồn gốc sinh học nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cây đối với sâu bệnh hại, điều kiện khó khăn về đất đai, thời tiết là những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc canh tác cây trồng.




1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng - giới thiệu sản phẩm phân bón hữu cơ giàu acid humic

1.1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng
Thành phần và đặc điểm của chất hữu cơ đóng vai trò quyết định các tính chất lý, hóa, khả năng điều kiện dinh dưỡng và hấp phụ trao đổi của đất. Trong đất, chất hữu cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng kết hợp với phần khoáng của đất. Chất mùn (humus) là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Chất mùn là nguồn dự trữ không những của các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali mà còn là nguồn dự trữ của các dưỡng chất vi lượng. Chất mùn chứa các chất đường tan trong nước, amino acid, protein, lignin (thành phần cơ bản của vách tế bào), chất béo, carbon hydrate và acid humic. Trong đó, acid humic - một chất keo có cấu trúc km, tan trong kiềm, không tan trong nước - là nhóm quan trọng nhất và có hoạt tính hóa học cao nhất trong số các sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ trong đất.

Các ảnh hưởng chính của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng gồm:
- Làm tăng khả năng trao đổi cation (CEC) của đất, giữ chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sự rửa trôi chất dinh dưỡng ra khỏi vùng rễ, đồng thời có thể phóng thích chất dinh dưỡng ở dạng hữu dụng cho cây khi cần thiết, do đó làm tăng sự chuyển hóa phân bón, tăng sự hấp thu dưỡng chất vào cây.
- Giảm mức độ xói mịn đất do làm tăng lực kết dính của các phần tử nhỏ trong đất.
- Cải thiện đáng kể lý tính và thành phần cơ giới đất như: Cấu trúc, màu sắc, độ bền và khả năng giữ ẩm nhờ tăng hàm lượng chất hữu cơ. Cải thiện môi trường đất giúp cho sự phát triển của các nhóm vi sinh vật có ích trong đất, sự phát triển của bộ rễ cây.
- Tăng tính đệm cho đất, giúp cây có thể chịu đựng được sự thay đổi pH đột ngột.
- Giảm sốc (stress) cho cây trong các điều kiện bất lợi.
- Làm tăng sức nảy mầm của hạt giống.
- Hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và các biến đổi hóa học trong tế bào sống của cây.
- Cung cấp nhiều loại auxin (chất kích thích sinh trưởng) cho cây.
- Đẩy nhanh tốc độ các phản ứng hóa học trong cây.
- Tạo môi trường làm ngăn chặn sự phát triển của một số loại cỏ dại.
- Làm giảm các độc chất hóa học trong đất do acid humic có khả năng phản ứng với một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cố định chúng hoặc có thể kết hợp với các hợp chất bền trong thuốc bảo vệ thực vật với cây trồng có thể hấp thụ được những phức hợp này.

2. Ảnh hưởng của một số dưỡng chất trung lượng và vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1. Vai trò của các dưỡng chất trung lượng silic, calcium và magnesium đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1.1. Vai trò của silic

- Silic rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại cây trồng.
- Lớp silica và cutin có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì (trong điều kiện khô hạn, mặn) cũng như tác dụng bảo vệ cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh, sâu rầy.
- Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân đạm.
- Tác dụng tương hỗ giữa silic với lượng (P) giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.
- Trong đất, silic có khả năng tạo phức với sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này vào trong cây, nhờ vậy cây tránh được tình trạng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao (trong đất chua phèn), bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn.
- Bón Si vào đất làm tăng hàm lượng P dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt P trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút P của cây.

2.1.2. Vai trò của calcium (Ca)- Calcium là thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc vì vậy calcium giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh.
- Calcium duy trì cân bằng anion-cation trong tế bo, trung hòa các acid hữu cơ trong cây vì vậy rau quả trở nên ngon ngọt hơn.
- Trong đất, calcium có khả năng trung hòa các acid hữu cơ giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn cho cây. Calcium làm tăng pH đất giúp giảm độc tố sắt, nhôm; làm đất tơi xốp, cải thiện tính thấm nước và thông thoáng nhờ đó cải thiện điều kiện phát triển của rễ, kích thích hoạt động của vi khuẩn, làm tăng khả năng hữu dụng của molipdent (Mo) và sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác.

2.1.3. Vai trò của magnesium (Mg)
- Trong cây, Mg kích thích hoạt động của nhiều enzyme. Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trị quan trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO2) v tổng hợp protein.
- Mg giúp cây tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế bệnh do nấm.
- Mg giúp cây thu hút được nhiều lân và các dưỡng chất khác.

2.2. Ảnh hưởng của các dưỡng chất vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.2.1. Vai trò của kẽm
- Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của acid indol acetic.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein.
- Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây.
2.2.2. Vai trò của manganese (Mn)
- Xúc tác trong một số phản ứng men và sinh lý trong cây.
- Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
- Hoạt hóa các men liên quan đến sự chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố.
- Kiểm soát oxy trong tế bào ở cây pha sáng và tối.
2.2.3. Vai trò của đồng (Cu)
- Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều men (oxidase, phenolase, lactase).
- Xc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây.
- Cần thiết cho quá trình quang hợp, còn liên quan đến sự sản xuất hạt.
2.2.4. Vai trò của boron (B)
- Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrate carbon dễ dàng.
- Liên quan đến quá trình tổng hợp lignin.
- Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào.
- Anh hưởng tới việc sử dụng Ca của cây trồng, gíup điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
2.2.5. Vai trò của Molypden (Mo)
- Xúc tiến quá trình cố định đạm, sử dụng đạm của cây và tổng hợp diệp lục tố.
- Là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase.
- Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm.

                                                                                                                     TS Trần Thị Tường Linh

25/12/14

 IPC dự báo sản lượng Hồ tiêu thế giới vụ 2015 khoảng 374.500 tấn, tăng 38.300 tấn (tăng chủ yếu tăng từ Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka) cộng tồn kho cuối năm 2014 chuyển sang 2015 khoảng 59.000 tấn. Như vậy tổng nguồn cung Hồ tiêu thế giới năm 2015 là 433.536 tấn, tăng 12.630 tấn so với năm 2014. Nhu cầu tiêu thụ khoảng 416.000 tấn. Do đó cân đối cung cầu Hồ tiêu năm 2015 có thể hài hòa hơn so với năm 2014;  Tuy nhiên giá  vẫn có thể duy trì ở mức cao.

Tình hình thị trường, giá cả tiêu Ấn Độ khá nhạy cảm với tiêu Việt Nam. Ấn Độ thu hoạch từ tháng 12/2014 đến tháng 2 /2015, sản lượng Ấn Độ dự báo  khoảng 70.000 tấn, tăng 33.000 tấnso với vụ 2014 (?) Ngày 22/12/2014, sàn giao dịch Kochin ra giá như sau: Tiêu xô 66.700Rs/tạ, với tỷ giá 63,23 RS/1USD sẽ tương ứng với 10.590 USD/tấn. Tiêu chọn: 69.700 Rs/tạ.Tháng 1/2015: 62.964 Rs/tạ. Tháng 2: 59.337 Rs/tạ. Tháng 3: 59.237 Rs/tạ. Tháng 4: 59.136 Rs/ tạ. Tháng 5 và 6:58.934 Rs/tạ.  Mức giá trên đây đã giảm nhiều so với những ngày trước.


Vụ tiêu 2015 của VN năng suất giảm mạnh trên tất cả các tỉnh. Thu hoạch rộ từ đầu tháng 2 đến tháng cuối tháng 4/2015. Vào thời giàn này, nhiều bà con nông dân trồng  tiêu cần bán hàng để thanh toán công nợ. Ngay từ bây giờ các nhà nhập khẩu đang và sẽ đưa ra nhiều chiêu gây nhiễu thông tin thị trường nhằm mua được giá rẻ và gom được nhiều tiêu từ VN ở thời điểm thu hoạch để sau đó chờ thời cơ thế giới khan hiếm hàng, bung ra kiếm lời ( giống như năm 2013, 2014). Mấy ngày qua giá tiêu trong nước đột ngột giảm 10-15.000 đ/kg nhưng thực tế tiêu trong dân hầu như đã hết, việc mua bán rất ít.


Trước diễn biến phức tạp của thị trường, giá cả,  mọi thông tin xuôi chiều, hay trái chiều, bà con nông dân và doanh nghiệp VN cần bình tĩnh, phân tích, tính toán trong việc bán, mua, lưu trữ  hàng, chủ động điều tiết lượng mua bán, xuất khẩu sao cho giá tốt nhất, hiệu quả nhất, nông dân và DN đồng lòng điều tiết lượng mua bán, XK, không bán ồ ạt với giá thấp, đẩy giá xuống, rơi vào bẫy các nhà nhập khẩu. Hạn chế hoặc không bán tiêu giấy, dễ dẫn đến thua lỗ . VN đã chiếm trên 50 % thị phần XK tiêu toàn thế giới, thì VN có đủ sức làm được việc này.

Theo VPA
Gs. Nguyễn Lân Hùng
Tôi vào Tây Nguyên mới thấy, bà con ta đua nhau trồng hồ tiêu. Nhiều nhà còn phá cả vườn cao su, vườn cà phê, vườn ca cao để trồng hồ tiêu. Nguyên nhân chính cũng vì vụ vừa qua, giá hồ tiêu có lúc lên tới trên 200.000 đồng/kg. Có lẽ, đó là vì hồ tiêu được giá nhất. Dân mình thường chạy theo giá. Đã có nhiều bài học đau xót khi gia đương cao lại sụt xuống thê thảm. Đây là việc mà bà con mình phải nghiêm túc nhìn nhận và thận trọng khi sản xuất không theo kế hoạch…

Mặt khác, rất nhiều gia đình bắt tay vào trồng hồ tiêu mà không chú ý tới các vấn đề kỹ thuật. Điều này còn nguy hại hơn vì rất có thể đến lúc sắp được thu hoạch thì chúng ta lại bị mất trắng. Đây cũng là sự thật mà ở rất nhiều nơi đã gặp phải.

Chúng ta biết rằng, khâu chuẩn bị trước khi trồng hồ tiêu rất quan trọng. Nếu làm không tốt khâu này, đôi khi chúng ta sẽ bị trả giá. Trên báo chí, trên truyền hình đã nhiều lần nêu những trang trại do không làm tốt khâu chuẩn bị từ đầu nên đã bị hủy hoại gần như toàn bộ vườn hồ tiêu…

Để trồng hồ tiêu, trước hết, chúng ta phải xác định vùng đất của mình có trồng được nó hay không. Đất trồng tiêu tốt nhất là đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi nhưng tơi xốp và phải thoát nước mới tốt. Tránh trồng nó trên đất cát khô, sét nặng, đất phèn hoặc đất bị úng ngập.

Có đất rồi thì khâu xử lý đất cũng phải làm rất nghiêm túc. Chúng ta biết rằng, kẻ thù nguy hại nhất ở hồ tiêu chính ta tuyến trùng. Tuyến trùng là loài giun tròn có kích thước rất nhỏ mà mắt ta không nhìn thấy được. Trong hàng nghìn loài tuyến trùng thì có tới hơn 20 loài phá hoại cây tiêu. Chúng thường xâm nhập vào cây rồi làm thành những u, bướu, ngăn các mạch dẫn ở rễ và làm chúng thối dần từ dưới lên, thâm đen từng đoạn rồi làm cây chết. Chúng có ngay trong đất. Gặp điều kiện thuận lợi là chúng tấn công ngay cây tiêu.

Vì vậy, ta phải xử lý đất thật tốt trước khi trồng. Ta dọn sạch cỏ, rác, đào hố, phơi đất. Sau đó, rắc mỗi hố nửa cân vôi hoặc phun dung dịch booc-đô để diện mầm bệnh. Ta dùng phân chuồng hoài mục bón cho mỗi hốc 10kg. Trộn đều đất mặt với phân rồi hãy đưa cây vào trồng. Tiêu cần ẩm nhưng rất sợ úng. Vì vậy, phải có rãnh thoát nước tốt để khi mưa rào, nước không bị ứ trên vườn.

Truyến trùng còn có thể lây lan qua đường cây giống. Ta không lấy cành ở các khu vực có bệnh để nhân giống. Khi cắt cành, ta cũng phải sát trùng dao, kéo vì tuyến trùng có thể qua đó xâm nhập mà cành giâm. Nó cũng có thể theo nước mưa mà xâm nhập vào các vườn tiêu chung bị hại.

Khi xới xáo đất, ta tránh làm đứt rễ tiêu. Vì vết đứt hay vết xây sát là chỗ để tuyến trùng xâm nhập vào cây…

Người ta có giới thiệu một số thuốc diệt tuyến trùng nhưng không đạt được như mong muốn. Nếu đã có cây bị bệnh thì ta phải diệt tận gốc: Đào bỏ toàn bộ cây (kể cả rễ) và đem đi xa tiêu hủy.

Trồng tiêu còn nhiều việc phải làm nhưng phòng chống tuyến trùng là việc đầu tiên mà bà con phải quan tâm.
Gs. Nguyễn Lân Hùng
Theo Báo Dân Việt
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT-BVTV), BR-VT được coi là "thủ phủ" của cây tiêu với tổng diện tích trồng hơn 8.000ha, đứng thứ 4 cả nước. Việc canh tác cây tiêu theo hướng an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường cũng đã phát triển và trở thành xu hướng mới của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh.
Người trồng tiêu đang chuyển hướng canh tác theo hướng bón phân hữu cơ, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Trong ảnh: Ông Nguyễn Hồng Quang (xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức) kiểm tra vườn tiêu mới trồng được hơn 6 tháng, canh tác theo hướng tiêu sạch.
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, cây tiêu rất thích nghi với vùng đất BR-VT, hơn nữa, với giá liên tục tăng cao trong những năm qua, cây tiêu đã trở thành cây trồng hiệu quả của ngành nông nghiệp và làm giàu cho nhiều hộ trồng tiêu. Mô hình trồng tiêu sạch cũng đã hình thành nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Người trồng tiêu đã ý thức rằng, yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng ngày càng khắt khe với vấn đề an toàn thực phẩm.

Bà Trần Thị Yến, Phó Chi cục TT-BVTV cho biết, trong những năm gần đây, ngành hồ tiêu của tỉnh đã chủ động sản xuất theo hướng hữu cơ. Theo đó, trong 4 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai cùng lúc 4 chương trình về sản xuất cây tiêu bền vững, chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ, xây dựng thương hiệu và Hội Hồ tiêu của tỉnh được thành lập. Cụ thể, Hội Nông dân huyện Châu Đức (địa phương có diện tích tiêu lớn nhất tỉnh với hơn 5.357ha, trong đó diện tích tiêu cho thu hoạch hơn 5.000ha) đang phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp hội Hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu. Tại các điểm trình diễn, cán bộ kỹ thuật của mô hình đã hướng dẫn người trồng tiêu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật từ dược liệu…. hiệu quả, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng theo tiêu chuẩn VietGap. Cùng với xây dựng mô hình trình diễn, Hội Nông dân huyện và Hội Hồ tiêu tuyên truyền, vận động thành lập các tổ kiểm soát để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, bảo quản.

Dẫn chúng tôi thăm vườn tiêu đang chuẩn bị vào vụ mới, anh Trần Văn Thắng, một nhà vườn tại huyện Châu Đức cho biết: Vườn tiêu này có diện tích hơn 1ha trồng từ năm 1996 bằng giống tiêu Vĩnh Linh, năng suất vụ trước đạt gần 2 tấn, giá bán 130.000 đồng/kg. Vụ tiêu 2013-2014 đạt gần 4 tấn và giá lên đến 190.000 đồng/kg, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với năm trước. Ước tính vụ tiêu 2014-2015 đạt 4,5 tấn, nếu mức giá như hiện nay gia đình anh sẽ lãi ròng 300 triệu đồng. Lý giải về cây tiêu cho thu nhập cao, anh Thắng cho biết, ngoài giá hạt tiêu cao, cây tiêu không bị chết bệnh và nhờ được chăm sóc đúng quy trình nên cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Để hướng đến việc canh tác cây tiêu theo hướng bền vững, đáp ứng được yêu cầu của thị trường về an toàn thực phẩm, thời gian qua, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Hội Nông dân các cấp và cơ quan liên quan khuyến cáo bà con nông dân canh tác theo hướng hữu cơ, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Theo đó, Chi cục TT-BVTV đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người trồng tiêu với chuyên đề "Canh tác cây tiêu bền vững theo hướng hữu cơ sinh học" nhằm thay đổi việc canh tác thường bón phân hóa học sang sử dụng phân hữu cơ kết hợp với các chế phẩm sinh học. Với những động thái này, ngành nông nghiệp BR-VT đang hướng đến mục tiêu: Sản phẩm hạt tiêu phải an toàn cho người sử dụng, được canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng để vươn ra các thị trường tiềm năng.

Bài, ảnh: QUANG ĐẠT 
Theo Báo BRVT

16/12/14


Liên tiếp trong mấy ngày vừa qua, giá tiêu Ấn Độ sụt giảm do các hoạt động đều hạn chế, trong khi khách mua muốn chờ hàng vụ mới được chuyển đến nhiều hơn nữa, theo các nguồn tin thị trường cho biết trên Business Line.


Hôm qua, thứ Hai ngày 8/12, các báo cáo cho biết giá tiêu tiếp tục xu hướng giảm trước áp lực bán, mặc dù trên thị trường giao ngay đã không có bất kỳ lượng hàng nào được chuyển đến và các đường dây cung cấp cũng không có hàng.

Hôm cuối tuần, có khoảng 10 tấn tiêu từ huyện Wayanad của bang Kerala được chuyển đến và đã giao dịch với giá 685 Rupi/kg. Đồng thời, thương nhân trong nước có trụ sở tại Coorg (tên gọi khác của huyện Kodagu, bang Karnataka) đã chào bán hạt tiêu vụ mới giao tháng Ba với giá 535 – 550 Rupi/kg.

Các nguồn tin thị trường cho biết khách mua của thị trường tiêu dùng đã chậm mua lại do có dự đoán một lượng tiêu đáng kể bị cầm giữ trong kho từ năm ngoái sẽ được phát hành. Thông tin này cùng với báo cáo sản lượng của Kodagu sẽ tăng gấp đôi trong năm nay và việc bán hàng giao sau với giá 525 Rupi/kg đã kéo thị trường đi xuống.

Tuy vậy, trên Sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA cả ba hợp đồng hoạt động vẫn không thay đổi. Cụ thể, hợp đồng tháng Giêng, tháng Hai và tháng Ba lần lượt ở 65.964 Rupi/tạ, 62.337 Rupi/tạ và 62.237 Rupi/tạ (tương đương 10.644 USD/tấn, 10.058 USD/tấn và 10.042 USD/tấn).

Trong khi giá tiêu giao ngay giảm 300 Rupi xuống ở mức 67.700 Rupi/tạ (tương đương 10.924 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 70.700 Rupi/tạ (tương đương 11.408 USD/tấn) cho loại đã sơ chế.

Giá tiêu Ấn Độ xuất khẩu ở mức 11.825 USD/tấn (c&f) giao châu Âu và mức 12.125 USD/tấn (c&f) giao tại Mỹ.

* Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp&PTNT Việt Nam, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 11/2014 ước đạt 6 nghìn tấn, với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm lên 151 nghìn tấn với giá trị 1,162 tỷ USD, tăng 18,1 % về khối lượng và tăng 35,7 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 7.625 USD/tấn, tăng 14,26 % so với cùng kỳ năm 2013. Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Hà Lan là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2014, chiếm 50 % tổng xuất khẩu hồ tiêu.

*(Tỷ giá 1 USD = 61,9750 Rupi)


                                                                                                            Nguồn Anh Văn (Giacaphe.vn)

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật Gia Lai, tính đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có trên 227 ha hồ tiêu bị bệnh héo chết nhanh.
Một vườn hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt
Nguyên nhân do hồ tiêu được trồng ở những vùng trũng, thoát nước kém. Bên cạnh đó là kỹ thuật trồng và chăm sóc không đảm bảo và lạm dụng các loại phân vô cơ, phân phức hợp…

Các huyện có diện tích hồ tiêu chết nhiều như: Chư Prông 78 ha, Ia Grai 30 ha, Đức Cơ 50 ha, Chư Pưh 21 ha và Chư Sê 26 ha…

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ Thực vật Gia Lai đã chỉ đạo các Trạm BVTV các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT dự báo tình hình phát sinh bệnh héo chết nhanh và đề xuất các biện pháp phòng trừ.


                                                                                             Theo Nguyễn Diệp (Báo Gia Lai điện tử)
Những năm gần đây, nhất là từ mùa mưa năm ngoái đến nay, nhiều hộ dân ở thị trấn Đăk R’Ve, huyện Kon Rẫy, rơi vào cảnh thấp thỏm lo lâu vì tình trạng tiêu chết hàng loạt. Dù đã tìm mọi phương cách trị bệnh cho tiêu nhưng vẫn không có kết quả, bà con đành phó mặc cho rủi may.
Dọc trên con đường chính dẫn vào thôn 8 – nơi có nhiều hộ trồng tiêu nhất ở thị trấn Đăk R’Ve với tổng diện tích lên đến hàng chục héc ta – đập vào mắt những người có dịp qua đây là những vườn tiêu chuyển lá vàng, héo úa, có vườn chỉ còn trơ lại những trụ gỗ hoặc bê tông xi măng bám chằng chịt thân tiêu chết khô.

Anh Võ Duy Hoàng – một trong những người trồng tiêu lâu năm ở thôn 8 cho biết: Hiện tượng tiêu chết hàng loạt diễn ra từ vài năm nay nhưng nặng nhất là từ mùa mưa năm ngoái đến nay. Gia đình tôi cũng chịu khó học hỏi kỹ thuật, rồi sang tận những nơi mà người dân có truyền thống trồng tiêu lâu năm ở các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông để nhờ họ tư vấn kinh nghiệm trị bệnh cho tiêu. Bao nhiêu phân, thuốc đổ vào nhưng cây chết thì vẫn chết.
Vườn tiêu của gia đình anh Võ Duy Hoàng nhiễm bện đang chết hàng loạt.
Gia đình anh Hoàng trồng 8 sào tiêu với tổng cộng 2.000 gốc tiêu. Trung thành với giống tiêu sẻ từ gần 20 năm nay nhưng sau tìm hiểu giống tiêu Vĩnh Linh cho năng suất cao (gấp 1,5 lần giống tiêu sẻ) nên anh quyết định sang Đăk Nông mua về thử nghiệm với 200 gốc trồng xen với vườn tiêu của gia đình.

Năm ngoái, hàng loạt gốc tiêu giống mới của vườn nhà anh cho quả rất to và sai quằn cây thì bỗng dưng lá dần ngả vàng, rụng từ từ rồi chết khô; có cây chết khô lá vẫn bám chặt trên trụ; nhổ gốc cây lên thì thấy rễ đều bị thối.

Mang cây tiêu bị chết đến các nơi chuyên tư vấn trồng tiêu ở Gia Lai, Đăk Nông thì được phán đoán là cây trồng có hiện tượng bị úng thủy. Anh Hoàng cho rằng chẩn đoán bệnh chưa đúng, vì vườn tiêu của gia đình anh nằm trên một khu đất cao, có độ triền dốc và không khi nào xảy ra ngập úng.

Ở thôn 8 hiện nay gần như hộ gia đình nào trồng tiêu cũng đều trồng xen giống tiêu Vĩnh Linh và cây trồng đều bị chết với những biểu hiện rất giống nhau. Nhiều nhà vườn trồng tiêu ở thôn 8 bây giờ “dở khóc, dở cười” vì công đầu tư thì nhiều nhưng chỉ mới thu được một vụ đầu cây đã chết.

Điều đáng lo lắng hơn là, sau một thời gian giống tiêu Vĩnh Linh chết hàng loạt thì hiện nay đến lượt giống tiêu sẻ cũng đang bị chết dần. Điển hình như hộ gia đình ông Hồ Văn Lãnh cũng ở thôn 8, trồng 70 gốc giống tiêu sẻ từ 5 năm nay nhưng sau mùa mưa vừa rồi cũng đã chết sạch.

Bà con trồng tiêu tại thôn 8 cho rằng: Nguyên nhân tiêu chết là do giống tiêu có khả năng không đảm bảo về chất lượng, hoặc do môi trường đất có chứa nguồn gây bệnh. Bởi thực chất, việc trồng tiêu của bà con hiện nay là tự phát, bà con tự đi tìm nhà cung cấp để mua và chọn mua giống tiêu ở khá nhiều nơi – không được kiểm tra chất lượng giống cây trồng và tự học hỏi kỹ thuật chăm sóc. Và, cũng giống như vật nuôi, rất có khả năng nguồn cây giống bị nhiễm bệnh.

Anh Hoàng buồn rầu cho biết, nếu như những năm trước 8 sào tiêu của gia đình anh mỗi mùa vụ thu về khoảng 4 tấn tiêu khô thì mùa vụ năm 2013 đã giảm xuống còn 1,5 tấn tiêu khô và tình hình như hiện nay – nếu vườn tiêu “cầm cự” được thì mùa vụ 2014 may lắm cũng còn 1 tấn, còn nếu không giữ được thì coi như mất trắng.

Theo ông Phạm Ngọc Chi – thôn trưởng thôn 8, hiện nay, 100% người dân trong thôn đều làm nông nghiệp; bà con chủ yếu tự mày mò để thử nghiệm các loại cây trồng nên khả năng may rủi là rất cao.

Hiện tượng tiêu chết hàng loạt ở thôn 8, thị trấn Đăk R’Ve vẫn chưa có cơ quan chức năng nào vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân. Hiện nay, nỗi lo lớn nhất của bà con là dịch bệnh trên cây tiêu sẽ lây lan và ảnh hưởng đến các loại cây trồng khác. Bà con đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của ngành chức năng trong việc tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng để từ đó có thuốc đặc trị, ngăn chặn bệnh lây lan trên cây trồng.

                                                                                                 Nguồn Tú Quyên (Kon Tum Online)

9/12/14

Đang vào thời điểm ươm tiêu giống để chuẩn bị xuống giống cho năm tới, tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm ươm tiêu lươn mà tôi đã thực hiện và thành công.

Trước tiên tôi sẽ mô tả một chút về tiêu lươn nếu các bạn nào chưa rõ:

- Nhánh lươn là loại nhánh mọc bò ra từ gốc và ngọn, bò lan trên mặt đất và thỏng xuống trụ có độ dài từ 1 - 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.

 
1. Chuẩn bị vườn ươm

- Vườn ươm cần có lưới che phía trên và xung quanh để ánh sáng chiếu khoảng 60 - 70%.
- Vườn ươm phải có vị trí bằng phẳng không bị úng nước.

- Vườn ươm phải đặt ở nơi tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.


- Thiết kế vườn ươm: Luống rộng 1-1,2m. Chiều dài phụ thuộc vào kích thuocs vườn ươm nhưng tốt nhất dưới 10m để tiện chăm sóc. Thiết kế lối đi khoảng 0,5m. Xung quanh luống có rảnh thoát nước.
- Làm giàn che tạm thời và rào bảo vệ.

2. Chuẩn bị đất ươm tiêu

Đất ươm tiêu phải chọn đất tốt, không lấy đất ở những vùng trồng cây đã bị tuyến trùng, nấm bệnh gây hại. Đất phải được phơi nắng trước khi ươm tối thiểu 1 tháng. Trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục, phân lân và tro trấu hoặc dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết. Bổ sung thêm chế phầm Trichoderma hoặc Pseudomonas theo hướng dẫn trên bao bì.

Tỉ lệ đất ươm hom:

- Đất tốt lớp mặt: 80%

- Phân chuồng hoai mục: 17%

- Phân lân vi sinh, Văn Điển hoặc tro: 3%


3. Ươm trên luống đất

- Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với dây thân.

- Luống ươm cần được che nắng. Với cách làm này có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ không đạt yêu cầu. Cắm hom tiêu xiên 45 độ, khoảng cách giữa các hom là 5 - 7cm và giữa các hàng là 10cm.

- Không cắm hom quá gần nhau, môi trường đất ẩm ướt dễ làm hom tiêu bị bệnh, rụng lá và chết.

- Sau khi ươm 25 - 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ có thể đem trồng. Không ươm tiêu quá lâu trên luống vì hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.


4. Ươm trong bầu

- Phương pháp ươm trên bầu áp dụng cả đối với dây thân và dây lươn. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt.

- Bầu ươm dây lươn: Kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên ươm 2-3 hom/ bầu. Dây lươn được cắt 2-3 mắt. Khi ươm hom lươn cắm 2 đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 - 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 - 6 lá trở lên mới đem trồng.

- Đối với nhánh lươn, nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ và bung cựa thì ta tiến hành dưỡng cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.




- Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.

- Để già hoá dây lươn gốc trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân là mấy.

                                                                                                                           Hung Vo - Sen Đơn

7/12/14

Xen canh không những là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ­ưu hoá các điêu kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh d­ưỡng. Không những làm tăng năng suất mà còn có thể làm giảm thiệt hại do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng.

Đối với cây hồ tiêu việc xen canh các cây trồng phù hợp sẽ đem lại một ý nghĩa to lớn là hạn chế các loài sâu hại và bệnh hại. Tuy nhiên nếu xen canh không đúng hoặc để trong vườn tồn tại các cây trồng không phù hợp sẽ làm cho dịch hại gia tăng.
Không nên xen cây họ bầu bí, cà, ớt trong vườn tiêu
Nhiều loại sinh vật gây hại có tính chuyên hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể dùng những loại cây nhất định để làm thức ăn.

Vì vậy, khi trồng tiêu với diện tích lớn liền nhau sẽ tạo nên nguồn thức ăn dồi dào thuận lợi cho sự phát sinh, lây lan của những sinh vật gây hại chuyên tính. Đó là một trong những nguyên nhân thời gian vừa qua bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên phát sinh gây hại mạnh.

Hiện nay rất nhiều chủ vườn đang trồng xen một số cây như chanh dây, bầu bí, ớt, cà chua,… ngay trong vườn tiêu nhà mình. Các đối tượng này sẽ làm gia tăng một số bệnh hại do cùng là phổ ký chủ của một số bệnh hại quan trọng như chết nhanh, chết chậm, thán thư . Cần khắc phục sai lầm nguy hiểm này để hạn chế tối dịch bệnh cho hồ tiêu.

Nếu chúng ta trồng xen kẽ hồ tiêu với một số cây trồng không cùng là phổ ký chủ sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó đã tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loài sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa (ví dụ như rệp sáp).
Trồng lạc dại

Trồng lạc trong vườn tiêu che phủ đất sẽ giử ẫm vào mùa nắng, cung cấp thêm dinh dưỡng và hạn chế được bệnh chết nhanh chết chậm do khắc phục việc nước chảy tràn trong vườn tiêu. Ngoài ra lạc dại sẽ làm giảm việc các nấm bệnh xâm nhập tấn công lên cành lá sát mặt đất. Cây cúc vạn thọ trồng chung trong vườn tiêu để hạn chế tuyến trùng cũng là phương pháp đúng đắn nên áp dụng.

Trồng cúc vạn thọ hạn chế tuyến trùng            
Đặc biệt mô hình tiêu xen cà phê được bà con nông dân ở Đắc Lak,  Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Theo lý thuyết thì 2 cây này cùng là phổ ký chủ của một số dịch hại như rệp sáp, tuyến trùng, thán thư, tảo đỏ, nấm hồng. Điều này có nghĩa là việc trồng xen 2 cây này với nhau sẽ làm tăng nguồn thức ăn của chúng từ đó là chúng phát triển nhiều hơn và dễ thành dịch. Một vướng mắc nữa là thời điểm tưới là hãm nước của hai cây này hơi lệch nhau nên khó trong khâu chăm sóc. Đó là điều xấu, bất lợi.
Mô hình tiêu xen cà phê
Tuy nhiên, thực tế là xen canh hai cây này thì cã hai đều phát triển rất tốt. Có rất nhiều vấn đề hay mà mọi người có thể nhận thấy. Đầu tiên là việc thoát nước: Khi trồng xen thì cây cà phê có thể giúp tiêu hạn chế ngập úng do rễ cà phê tạo điều kiện cho nước đi qua tầng đất dí chặt vào mùa mưa, thứ hai là tự bản thân cây cà phê sẽ rút nước (khả năng hút nước của bộ rễ có thể thấy khi tưới cà phê, 200-400l vẫn không làm bồn bị úng). Thứ 2 là về mặt bệnh hại: Ngoài các dịch hại mà hai cây cùng là phổ ký chủ như nêu ở trên thì bệnh chết nhanh là điều đặc biệt cần nói đến. Khi xen canh thì việc phytopthora gây chết nhanh lây lan từ cây này sang cây khác sẽ được hạn chế vì phải vươt qua hệ rễ cà phê.

Để biết nhiều thông tin về mô hình này quý bà con có thể thao khảm một số bài viết chọn lọc sau:

Đăk Lăk: mô hình cà phê xen hồ tiêu có hiệu quả cao

Sức thuyết phục của mô hình trồng xen cây hồ tiêu trong lô cà phê ở Công ty Cà phê Thắng Lợi

Ưu, nhược điểm của mô hình trồng xen cà phê với tiêu

Nguyên tắc chung khi trồng xen là phải chọn những cây trồng xen thích hợp sao cho chúng đem lại lợi ích cho nhau hoặc ít nhất cũng không gây ảnh hưởng xấu cho nhau. Cây trồng xen phải hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại, tức là phải tạo ra điều kiện bất lợi cho sự phát sinh, tích lũy số lượng và lây lan của dịch hại chính trên các cây trồng xen.
                                                                                                                               Nguồn:hotieuvietnam.vn

2/12/14

1. Triệu chứng bệnh: Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối và rụng đi. Sau đó bệnh lan dần vào lóng, làm lóng rụng dần từ trên xuống nằm rải rác dưới gốc tiêu (do đó gọi là bệnh rụng lóng). Trường hợp bệnh do nấm gây ra, ta thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen, trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh.
(Rụng lóng hồ tiêu)

Trường hợp bệnh do vi khuẩn, quan sát ta thấy rễ bị thối nhũng, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.

2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.

3. Phòng trị bệnh
Để hạn chế bệnh xuất hiện và gây hại nặng , nhất thiết vẫn là việc phòng bệnh là chính, kế tiếp là xử lý bệnh bằng thuốc hoá học khi bệnh vừa chớm phát (tùy nguyên nhân mà sử dụng thuốc phù hợp).
Lưu ý: Hiện nay còn một nguyên nhân gây rụng lóng nữa là do mất cân bằng trung vi lượng nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể.

                                                                                                                                  hotieuvietnam

30/11/14


1. Triệu chứng
Biểu hiện là những đốm màu nâu xám có kích thước từ 1-5mm chỉ xuất hiện ở mặt trên lá hồ tiêu và mặt hướng ánh sáng của trái hồ tiêu còn xanh. Tản tảo phát triển từ lớp biểu bì của lá, hoặc có thể từ phần thịt lá hay thịt trái còn xanh. Các đốm tảo liền nhau tạo thành mảng gây giảm quang hợp của lá, gây thối hư mô trái làm biến dạng hạt tiêu khô sau thu hoạch, gây bong tróc vỏ hạt và để lại vết thâm đen trên hạt tiêu sọ (tiêu trắng). Bệnh đóng thành những đốm nâu đỏ và sau này chuyển sang đen trên bề mặt lá, lan dần vào thân và quả.
Biểu hiện bệnh tảo đỏ trên hồ tiêu
2. Nguyên nhân
Tảo Cephaleuros viescens được xem là tác nhân gây hại ở Việt Nam

3. Quy luật phát sinh bệnh
Trong điều kiện mưa và khí hậu ẩm ướt tảo phát triển mạnh và ký sinh trên mặt lá, mặt trái hồ tiêu có hướng quay ra phía ánh sáng. Đất thoát nước kém, cây sinh trưởng kém và vườn thiếu thông thoáng là điều kiện thích hợp cho tảo phát triển.
Trong điều kiện ẩm đọ cao, động bào tử phát triển và phát tán xâm nhiễm mô lá non, mô trái non tạo thành các đốm nhỏ có một lớp sợi như nhung phồng cao trên mặt lá, mặt trái. Trên trụ hồ tiêu, tảo phát triển ký sinh trên lá và trái ở phần gần gốc nặng hơn phần ngọn. Nguồn gây bệnh tồn tại trên lá khô, trái khô còn sót lại trên cây và trên vườn.

4. Phòng trừ
Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng.
Thuốc gốc đồng hiệu quả khá cao đối với bệnh hại này. Nên phun rửa vườn sau thu hoạch để loại bỏ tối ưu.

                                                                                                                                    hotieuvietnam

28/11/14

1. Triệu chứng
- Nấm bệnh xâm nhập vào lá làm lá có màu nâu vàng sau chuyển sang màu đen. Vết bệnh hình bất định và có quầng vàng ở phía ngoài vết bệnh. Vết bệnh lan rộng làm khô lá và rụng.
- Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, về sau lan rộng vào trong phiến lá, lá bị bệnh nặng biến vàng. Bệnh cũng lây lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành.
- Nếu lây sang quả thì bệnh làm quả mới tượng bị khô và lép, còn các đốt thân thì thường ngắn lại, cây tiêu cằn cỗi nhưng nhìn bên ngoài vẫn có vẻ um tùm, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỉ lệ đậu trái thấp, trên lá vết bệnh là những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng hoặc lá có những phần vàng xanh xen kẽ làm lá có màu loang lổ.
(Bệnh thán thư trên cây hồ tiêu)
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra thuộc lớp nấm bất toàn, khi nấm sinh sản hữu tính lúc đó loài này thuộc lớp nấm túi.
- Bào tử phân sinh tạo ra nhiều trên các vết bệnh, gặp điều kiện thuận lợi nhất là mưa, gió, tưới nước phát tán sang lá và cây khác.

(Phân biệt thán thư và thiều kali)
3. Quy luật phát sinh bệnh
- Bệnh thán thư phát triển mạnh khi nhiệt độ cao, nhất là độ ẩm lớn hơn hoặc bằng 90%. Bệnh hại rải rác trong năm, ở điều kiện bón phân không cân đối, chăm sóc kém bệnh sẽ phát triển nhiều.

Lưu ý: Bệnh thường bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu kali trên cây hồ tiêu. Cần chú ý phân biệt để phòng trừ đúng và hiệu quả.

4. Biện pháp phòng trừ
- Chăm sóc và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục, bón đủ và cân đối các loại phân vô cơ, đặc biệt chú ý đến đợt bón phân sau khi thu hoạch quả.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây, khi phát hiện có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất: Propineb, Carbendazim, Azoxystrobin,... phun kỹ vào toàn bộ thân, cành, lá.




                                                                                                                                 hotieuvietnam.vn

27/11/14

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển Dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” giữa Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước với tổ chức SNV Việt Nam, công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice. Sáng ngày 25/11/2014 tại Hội trường Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (TTKNKN) đã tổ chức Hội thảo công tư “Phát triển hồ tiêu bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng”.
Ban chủ tọa hội nghị
Hội thảo nhằm chia sẻ về các thông tin liên quan đến việc liên kết trong sản xuất, định hướng thị trường nhằm nâng cao giá trị của hồ tiêu thương phẩm, hướng tới canh tác bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 100 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT; TTKNKN; tổ chức SNV Việt Nam; công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice; Sở Công Thương; Hội nông dân; Chi cục trồng trọt-BVTV; Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch; đại diện cán bộ trạm khuyến nông và phòng NN&PTNT huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản; các đại biểu đại diện UBND các xã tham gia Dự án; Ban quản lý Dự án và ban chủ nhiệm của 24 CLB hồ tiêu.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Đạo phó Ban quản lý Dự án đã giới thiệu về tình hình sản xuất, hoạt động của CLB hồ tiêu. Theo đó, nông dân đã canh tác tiêu đảm bảo 10 nguyên tắc theo tiêu chuẩn RA(Rainforest Alliance). Kết quả giai đoạn 2013-2014 Dự án đã thành lập được 24 CLB sản xuất tiêu bền vững ở 03 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Hớn Quản gồm 625 nông hộ tham gia (với 832 ha tiêu kinh doanh). Trong năm 2013 đã có 202 nông hộ được chứng nhận theo tiêu chuẩn RA. Đến nay các CLB hồ tiêu bền vững đã sản xuất gần 400 tấn tiêu đạt tiêu chuẩn RA và đã được công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt nam thu mua. Theo kế hoạch, đầu năm 2015 các CLB Hồ tiêu sẽ được kiểm tra đánh giá độc lập để cấp chứng nhận sản xuất tiêu chứng nhận RA, với dự kiến niên vụ sắp tới sản xuất được 1000 tấn tiêu theo tiêu chuẩn RA được xuất khẩu ra thị trường.
         
Hội thảo cũng được nghe chia sẻ của Hội nông dân huyện Lộc Ninh về việc phát triển thương hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh nhằm nâng cao giá trị, phát huy tiềm năng của loại cây trồng truyền thống của địa phương. Ngoài ra, đại diện chủ nhiệm các câu lạc bộ hồ tiêu cũng chia sẻ về kinh nghiệm hoạt động cũng như lợi ích của nhà nông khi tham gia CLB.
         
Xu hướng của thị trường tiêu thụ ngày nay là cần đảm bảo về an toàn thực phẩm nên việc truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhất là vấn đề dư lượng thuốc BVTV. Với mong muốn ấy công ty Nedspice đã chia sẻ về chương trình phối hợp với nông dân bao gồm việc cải thiện thực hành canh tác chú trọng đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn nội địa và quốc tế; xây dựng mối quan hệ với đối tác thông qua việc hỗ trợ vật chất, chia sẻ thông tin về thị trường, giá cả và phương tiện truyền thông; hướng tới cộng đồng nhằm gắn bó lâu dài với bà con. Hướng dẫn cụ thể cách nhận hàng ký gửi để bà con yên tâm sản xuất.
         
Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, đa số các nông hộ đã ý thức được việc đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững, hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhằm tạo uy tín với đơn vị thu mua. Các câu lạc bộ hồ tiêu đều yên tâm, phấn khởi về chính sách nhận ký gửi của công ty Nedspice. Hy vọng rằng, trong thời gian tới Dự án tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các doanh nghiệp trong việc cung cấp vật tư đầu vào cho người sản xuất. Việc phát triển hồ tiêu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng đang là hướng đi phù hợp không những nâng cao giá trị nông sản mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái và sức khỏe con người đồng thời tăng tính cạnh tranh với sản phẩm trong khu vực.

Tác giả: Vũ Hường- TTKNKN
Nguồn tin: Sở NN &PTNT
Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk tình trạng nấm, sâu bệnh gây hại cho cây tiêu đang diễn ra trên diện rộng.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 1.000 ha tiêu bị nhiễm bệnh, trong đó đã có 150 ha tiêu đã bị chết.

Nhiều vườn tiêu mới thu hoạch 3-4 niên vụ cũng bị dịch bệnh chết hàng loạt, làm người nông dân thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
  

Khi những người sản xuất khác đang đau đầu vì giá hàng hóa giảm, từ dầu thô, sắt cho đến đậu tương, người trồng hạt tiêu Việt Nam lại đang phất lên.

 Giá hạt tiêu đen thế giới hiện ở mức 9 USD một kg, gần gấp 5 so với một thập kỷ trước. Trong khi đó, hạt tiêu trắng lên gần gấp 3, ở 13 USD, theo Hội đồng Hạt tiêu quốc tế. Lượng tiêu thụ đã vượt cung suốt 8 năm qua, do nhu cầu gia vị tăng khi người châu Á ngày càng tiêu thụ nhiều thịt, ông Greg Estep - Giám đốc mảng rau và gia vị toàn cầu tại Olam International (Singapore) cho biết.

Quy mô thị trường xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu đã tăng lên 2,5 tỷ USD. Sản lượng tại Việt Nam tăng 15 lần trong 2 thập kỷ qua, vượt Ấn Độ thành nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất thế giới, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết.

"Tôi đến mảnh đất này với hai bàn tay trắng. Nhưng thu nhập nhờ hạt tiêu đã giúp tôi nuôi cả gia đình, mua xe máy và xây nhà", anh Nguyen Van Thanh (54 tuổi) - một nông dân trồng hạt tiêu tại Dắk Lắk cho biết.


Công nhân đang lọc hạt tiêu tại một nhà máy ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg

Thanh hiện thu hoạch khoảng 4,5 đến 5 tấn hạt tiêu mỗi năm trên 1,5 hecta đất tại Tây Nguyên. Anh bán được với giá 190.000 đồng mỗi kg, gấp hơn 9 lần chi phí sản xuất.

Bloomberg nhận xét nông nghiệp Việt Nam đã được đẩy mạnh sau công cuộc Đổi mới thập niên 80, giúp nông dân tiếp cận thị trường quốc tế. Họ đã trồng nhiều cà phê, gạo và hạt tiêu hơn. năm 2012, Việt Nam sản xuất 1,3 triệu tấn cà phê, gấp 11 lần trong 2 thập kỷ qua và đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, theo FAO.

Trong nhiều thế kỷ, Ấn Độ và Indonesia là những nước cung cấp hạt tiêu lớn nhất thế giới, Marjorie Shaffer - tác giả cuốn "Hạt tiêu: Lịch sử loại gia vị quyền lực nhất thế giới" cho biết. Dù hạt tiêu là sản phẩm truyền thống của Việt Nam, nước này chỉ mới nổi lên thời gian gần đây.

"Trước những năm 90, chúng tôi thậm chí không sản xuất đủ hạt tiêu cho tiêu dùng trong nước. Sau đó, sản lượng bắt đầu tăng đáng kinh ngạc sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế", ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết.

Năm ngoái, Việt Nam thu hoạch 122.000 tấn hạt tiêu, bằng một phần ba sản lượng toàn cầu. Trong khi đó, Indonesia chỉ 63.000 tấn và Ấn Độ là 58.000 tấn, theo số liệu của IPC.

Giá hạt tiêu tăng đã giúp người nông dân giàu lên, có tiền mua nhà và ôtô, ông Nam cho biết. Gần một nửa lực lượng lao động của Việt Nam hiện làm trong lĩnh vực nông nghiệp - đóng góp 20% GDP, theo CIA World Factbook.

"Việt Nam đang trở thành thị trường ngày càng quan trọng, do tập trung vào xuất khẩu và tiêu thụ trong nước không tăng quá nhanh. Họ duy trì rất tốt năng suất và sản lượng", Estep cho biết.

Người trồng hạt tiêu ở Việt Nam thường có các trang trại nhỏ, diện tích từ 1-2 hecta, theo IPC. Sản lượng thu về đạt trung bình 2,2 tấn mỗi hecta, so với chỉ 400-500 kg của Indonesia.

Sản lượng tại Việt Nam sẽ ổn định khoảng 130.000-150.000 tấn năm tới, ông Nam cho biết. Giá cả cũng sẽ được duy trì tại 7.000-8.000 USD mỗi tấn. Với anh Thanh, giá này là quá đủ cho kế hoạch mở rộng sản xuất tới đây.

Hà Thu
Theo vnexpress.net
Tính đến 20/11, lượng tiêu tồn kho niên vụ 2013-2014 của VN chỉ còn khoảng 3.000 tấn, như vậy trong niên vụ, VN đã bán được 150.000 tấn tiêu

Tổng kết năm 2014, Dự án Phát triển chuỗi cung ứng hồ tiêu bền vững giữa Sở NN-PTNT Bình Phước, Tổ chức Phát triển Hà Lan và Cty Chế biến gia vị Nedspice VN, đã có 24 CLB với 625 hộ trồng tiêu (có 832 ha tiêu kinh doanh) tham gia, trong đó có 202 hộ được cấp chứng chỉ hồ tiêu bền vững R.A. (Rainforest Alliance). 


Điều đặc biệt của dự án này là thành viên có thể ký gửi hồ tiêu cho Nedspice và được ứng ngay 70% giá trị theo giá thời điểm ký gửi. Sau đó người trồng tiêu có thể chốt giá bất cứ lúc nào và sẽ được Nedspice thanh toán 100% giá trị theo giá thời điểm chốt giá. Năm 2014, Nedspice đã mua được 400 tấn tiêu, trong đó có 56 hợp đồng ký gửi của các thành viên. 

Tại buổi tổng kết, tất cả đều hài lòng với kiểu mua hàng linh hoạt, đôi bên cùng có lợi này. Dự kiến sang năm 2015, dự án sẽ có thêm 15 CLB mới và sản lượng mua bán thành công giữa hội viên với Nedspice sẽ lên tới 1.000 T. 

Cũng theo thông báo của Nedspice từ hội nghị, tính đến 20/11, lượng tiêu tồn kho niên vụ 2013-2014 của VN chỉ còn khoảng 3.000 tấn, như vậy trong niên vụ, VN đã bán được 150.000 tấn tiêu, chiếm 51% sản lượng giao dịch của toàn thế giới. Thông tin từ hội nghị cũng cho rằng, giá tiêu từ 200.000 - 205.000 đ/kg như hiện nay sẽ tồn tại không lâu, bởi vậy cần thận trọng khi mở rộng diện tích


QUANG NGỌC
Theo nongnghiep.vn

24/11/14


Theo Gia Lai Online, nhiều hộ nông dân tại 2 thôn Ia Tum và Ia Nhú (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang lo lắng khi vườn tiêu và cà phê của họ có hiện tượng rụng quả, vàng lá, có khả năng chết yểu sau khi sử dụng các sản phẩm phân bón của Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ (973/26 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP. Hồ Chí Minh). Hiện bà con rất bức xúc khi những cam kết về hiệu quả sản phẩm đang đe dọa trực tiếp đến sự “sống còn” vườn cây chủ lực của họ.

Càng bón càng… bệnh!

Sản phẩm được Công ty cổ phần Sinh thái Việt Mỹ giới thiệu với nông dân là phân bón lá cao cấp và phân bón gốc trung lượng-NPK có thể dùng cho các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su,… Trên tờ rơi mà Công ty phát cho bà con thì các loại sản phẩm này giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh đốm lá, nấm hồng, gỉ sắt, muội đen ở cây cà phê; trị bệnh tuyến trùng rễ, chết nhanh chết chậm ở cây tiêu; bệnh xoắn lá, đạo ôn, hạt lép ở cây lúa; giúp cây trồng chống chịu thời tiết khắc nghiệt sương muối, giá rét, úng hạn,… Trước tác dụng đầy hứa hẹn mà sản phẩm mang lại, cùng với chính sách ưu đãi cho mua phân trả chậm (trả trước 50% giá sản phẩm-P.V), nhiều hộ nông dân đã quyết đầu tư với hy vọng vườn cây của mình sẽ hết sâu bệnh, phát triển xanh tốt, nâng cao năng suất để rồi “tiền mất tật mang” chỉ sau vài lần sử dụng.

400 trụ tiêu nhà anh Nguyễn Đức Tám (thôn Ia Nhú, xã Ia Nan) đã trồng được 10 năm. Những năm trước, vườn tiêu cho năng suất ổn định hơn 1,5 tấn/vụ. Từ sau khi thu hoạch vụ vừa qua, được giới thiệu các sản phẩm phân bón sinh học mới này sẽ giúp trừ sâu bệnh, giảm từ 30% đến 50% chi phí, đồng thời tăng năng suất 20%-30%, anh Tám quyết định đầu tư 6 triệu đồng để mua 8 can phân bón gốc trung lượng-NPK (600.000 đồng/can) và chai thuốc bón lá. Sau khi bơm được khoảng 1 tuần, vườn tiêu trở nên xanh tốt hẳn. Thế nhưng khoảng hơn 1 tháng sau, vườn cây nhà anh Tám bắt đầu rụng lá, rụng chuỗi lả tả. “Tôi thực hiện không sai liều lượng cũng như kỹ thuật bón được hướng dẫn, nhưng kết quả lại không như mong đợi. Sản lượng năm nay coi như không có, chắc chỉ còn khoảng 1 tạ đủ để dành… kho cá ăn dần”-anh Tám lắc đầu ngán ngẩm. Cũng bón loại phân này và cùng tình trạng, 400 trụ tiêu của gia đình chị Trương Thị Vân (thôn Ia Nhú, xã Ia Nan) đang bắt đầu ra hoa lại sau khi đã rụng hết lứa chuỗi trước đó.
Ông Liêu phải sử dụng sản phẩm khác để cứu vãn vườn tiêu và cà phê của mình.




Thiệt hại nhiều hơn cả là gia đình ông Trần Chí Liêu (thôn Ia Tum, xã Ia Nan) khi ông sử dụng phân bón nói trên cho 500 trụ tiêu năm thứ 4 và 700 cây cà phê của mình. Cũng như các gia đình khác, sau khi sử dụng lần hai, vườn cây của ông ngả màu vàng. “Lúc đó, tôi gọi điện thoại cho Công ty để bày tỏ thắc mắc. Họ cho kỹ thuật viên vào đo độ pH của đất vườn và đưa loại phân khác về cho tôi phục hồi nhưng kết quả là cây càng vàng lá hơn trước, cà phê rụng quả nặng nề. Tôi lại tiếp tục kiến nghị, phía Công ty hướng dẫn tôi tăng liều, đến lần thứ 4 bệnh càng nặng hơn”-ông Liêu tỏ vẻ giận dữ cho biết. Sau lần đó, ông Liêu phải dùng loại phân bón khác để khắc phục. Đến nay vườn cây của ông đang dần được phục hồi, nhưng ước tính cũng chỉ được khoảng 50%.

Không chỉ riêng loại phân bón nói trên do Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ giới thiệu, một số loại sản phẩm mới của cơ sở khác cũng kém hiệu quả. Vườn tiêu 700 trụ nhà ông Cao Văn Bảo (thôn Ia Nhú, xã Ia Nan) có dấu hiệu của bệnh chết chậm. Được giới thiệu loại sản phẩm No.1 do Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Hoàng Ngọc (217 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) nhập khẩu và phân phối, có thể chữa khỏi, ông Bảo liền mua với giá 1,2 triệu đồng/chai, được hướng dẫn dùng 300 trụ/lít vì vườn tiêu đang bị bệnh.“Thế nhưng sau khi đổ thuốc cho 300 trụ, 250 trụ tiêu đã chết hẳn, số còn lại cũng không cứu vãn được. Hiện tại, gia đình tôi đang dùng loại sản phẩm khác để cầm cự cho số tiêu còn lại. Năm nay tôi trắng tay với vườn tiêu vào thu hoạch năm thứ 3 của mình”-ông Bảo chán nản nói.

Chính quyền vào cuộc

Bà Nguyễn Thị Thúy-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) tỏ vẻ bất bình: “Thực ra nhân viên của Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ có đến đề nghị chúng tôi cho phép mở hội thảo giới thiệu sản phẩm cho nông dân nhưng chúng tôi không đồng ý vì theo nguyên tắc ngành chức năng chỉ tổ chức hội thảo khi có chỉ đạo từ Bộ hay Sở NN&PTNT. Thế rồi, bằng cách “tắt ngang” người này truyền tai người nọ, họ vẫn giới thiệu và bán sản phẩm cho nông dân”.

Bà Thúy cho biết, chỉ khi đến tháng 6 vừa rồi, chính quyền xã nhận được đơn kiện Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ có chữ ký của 12 hộ nông dân 2 thôn Ia Tum và Ia Nhú đề nghị UBND Xã xử lý kết quả không đúng theo sản phẩm Công ty đã cam kết. Nhận được thông tin, cán bộ Nông nghiệp cùng với Hội Nông dân đã trực tiếp xuống gặp gỡ, xem rõ thực hư và thống kê thiệt hại các vườn có sử dụng cùng loại sản phẩm của Công ty với tổng diện tích là 15 ha tiêu, cà phê. Sau đó, chính quyền xã cùng các hộ nông dân đã gặp trực tiếp với đại diện của Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ để giải quyết, tìm hiểu nguyên nhân nhưng các phương án đều không được bà con đồng tình vì chưa thỏa đáng. Ông Liêu bày tỏ: “Vì trước khi mua phân bón, chúng tôi có làm cam kết với Công ty là trong quá trình sử dụng sản phẩm sẽ không dùng bất cứ một sản phẩm nào khác. Chúng tôi đã thực hiện đúng như thế nhưng không đạt hiệu quả. Bây giờ, tôi chỉ mong muốn phía Công ty hỗ trợ lại cho chúng tôi một lượng phân bón hóa học NPK để chúng tôi phục hồi vườn cây”. Trước tình hình đó, Phòng NN&PTNT huyện Đức Cơ cùng Công ty tiếp tục về làm việc với các gia đình bị thiệt hại. Sau buổi tiếp xúc, Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ cam kết sẽ sớm có công văn trả lời hướng giải quyết đền bù cho chính quyền và nông dân.

Trong khi chờ đợi sự phản hồi từ phía Công ty, các nhà nông cần phải hết sức tỉnh táo tìm hiểu kỹ nguồn gốc, mức độ tin cậy của các loại sản phẩm phân bón, thuốc BVTV trong sự ra đời ồ ạt các cơ sở sản xuất, cung ứng để các vườn cây kinh tế của mình được chăm sóc đúng cách, đạt hiệu quả cao và lâu dài.


Theo Công văn số 2066/QL.TT.-Đ.5A của Chi cục Quản lý Thị trường TP. Hồ Chí Minh ngày 2-12-2013 về việc thông báo kết quả xử lý vi phạm thì Công ty CP Sinh thái Việt Mỹ (địa chỉ 973/26 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP. HCM đã có hành vi vi phạm: kinh doanh hàng nhập lậu; kinh doanh không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không làm chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; sản xuất và phân phối phân bón giả và bán hàng không lập hóa đơn bán hàng theo quy định dẫn đến có dấu hiệu trốn thuế. Bên cạnh kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt hành chính, tịch thu tang vật đối với Công ty cổ phần Sinh thái Việt Mỹ thì Chi cục QLTT Thành phố cũng chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận 12, TP.HCM để tiếp tục điều tra xử lý theo thẩm quyền.

                                                                                                                    Nguồn Báo Gia Lai Onlinne

9/11/14



Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN-CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại Bà Rịa – Vũng Tàu, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.
Vườn tiêu của gia đình ông Phạm Văn Ánh, ấp Tân Bang, xã Xà Bang (Châu Đức) đã hạn chế được
 bệnh chết nhanh chết chậm nhờ canh tác theo hướng hữu cơ sinh học, đạt  năng suất 4 tấn/ ha.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV), BR-VT được coi là thủ phủ của cây tiêu với tổng diện tích trên 8.000ha, xếp thứ 4 trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh mới có gần 90ha tiêu nhiễm bệnh CN-CC xấp xỉ 1% so với tổng diện tích. Cụ thể, bệnh chết chậm xảy ra trên khoảng 68ha, bệnh chết nhanh khoảng 20,5ha (với tỷ lệ nhiễm từ 1-3%) chủ yếu tại huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. Bệnh CN-CC trên cây tiêu dù chỉ xảy ra rất ít, nhưng việc phòng bệnh CN-CC là rất cần thiết bởi nếu để cây nhiễm bệnh là khó có thể cứu chữa. Bà Trần Thị Yến, Phó trưởng Chi cục TT-BVTV cho biết, hiện nay bệnh CN-CC đã không còn là nỗi ám ảnh của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh khi mà biện pháp phòng bệnh tổng hợp đã được triển khai và áp dụng.

Thời gian qua, Chi cục TT-BVTV đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người trồng tiêu, như tổ chức hội thảo chuyên đề “Canh tác cây tiêu bền vững theo hướng hữu cơ sinh học” tại các vùng trồng tiêu trọng điểm của tỉnh. Theo đó, người trồng tiêu trên địa bàn đã chuyển từ việc bón phân hóa học sang hóa phân hữu cơ (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh) kết hợp với các chế phẩm sinh học. Biện pháp thoát nước trong mùa mưa và tưới nước trong mùa khô cũng được bà con quan tâm.

Ông Vũ Văn Nghĩa, xã Quảng Thành (Châu Đức) cho biết, sau khi tham gia lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây tiêu, ông đã áp dụng giải pháp bón phân cân đối, đồng thời cải tạo hệ thống thoát nước phù hợp với điều kiện vườn tiêu khá dốc. Ông còn tạo tỉa vườn tiêu thông thoáng, cắt bỏ các cành tiêu mọc sát đất và các dây thân vô hiệu mọc ra từ tán. Cây trụ sống cũng được tỉa thật thoáng trong mùa mưa. Các bộ phận cây tiêu bị bệnh được dọn sạch khỏi vườn để tiêu hủy. Nhờ đó, trong nhiều năm liền, vườn tiêu của gia đình ông không bị dịch bệnh làm chết cây.
Vườn tiêu của ông Vũ Văn Nghĩa.


“Trước đây, khi chưa được học các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu, tui thường làm bồn sâu, nước bị ứ đọng, tiêu thường bị chết, năng suất cũng chỉ đạt 1,5 tấn/ha. Nay làm bồn cạn, nước được điều tiết tốt nên vườn tiêu không bị ứ đọng nước, tránh được trường hợp tổn thương cho rễ tiêu và nấm bệnh xâm nhiễm, vườn tiêu luôn xanh tốt và đạt năng suất tăng gấp đôi” – ông Nghĩa cho biết thêm.

Còn theo kinh nghiệm của ông Trần Minh Phước, một hộ trồng tiêu tại xã Kim Long (Châu Đức) thì bệnh CN-CC trên cây tiêu xảy ra là do không tuân thủ đúng theo quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học. Theo ông Phước, sau khi học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu những thông tin do TT-BVTV cung cấp, người trồng tiêu đã thận trọng với việc sử dụng phân hóa học và bắt đầu mở rộng việc sử dụng phân hữu cơ. Ngoài ra, để tăng tuổi thọ cho cây tiêu, ông chú ý đến vấn đề thoát nước nhằm phòng bệnh chết nhanh. Vườn tiêu của ông được chia thành những lô trồng riêng biệt, cứ 100-150 trụ lại có một hệ thống thoát nước riêng.

Ông Trần Văn Thắng, một hộ mới trồng cây tiêu được 2 năm tại xã Bàu Lâm (Xuyên Mộc) cho biết, người trồng tiêu hiện nay ai cũng phải thuộc lòng cách sử dụng phân bón, tưới tiêu nước, đặc biệt là tuyệt đối tránh tình trạng bón thừa phân. Những hộ có khả năng tài chính còn đầu tư hệ thống tưới ngầm, cung cấp nước kịp thời cho cây khi cần thiết. Đây là những biện pháp phòng bệnh CN-CC khá hiệu quả.

                                                                                          Theo Quang Đạt (baobariavungtau.com.vn)
Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền. Ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã có những bước tiến dài trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ở nhiều vùng khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ.

Kim ngạch xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD

Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền. Trong năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD, đến năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới gần 133.000 tấn sản phẩm hồ tiều, với giá trị khoảng 900 triệu USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất được gần 112.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 800 triệu USD. Năm 2014 được dự đoán là năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có khả năng cán mốc 1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào Châu Âu hiện chiếm 34%, Châu Á 36%, Châu Mỹ 20% và Châu Phi là 10%.
Ở góc độ một doanh nghiệp chuyên cung cấp hồ tiêu cho thị trường “khó tính” Nhật Bản, ông Masahiko Miyai, Tổng giám đốc Công ty TNHH KSS Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp để nâng cao vị thế cho hồ tiêu Việt Nam . Trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm là giá trị cộng thêm cho sản phẩm, đây cũng là yếu tố then chốt để vượt qua các hàng rào kỹ thuật ở một số thị trường tiềm năng nhưng “khó tính” hiện nay. Nếu ngành hồ tiêu Việt Nam đưa ra được thông điệp "hồ tiêu Việt Nam là an toàn nhất", khi đó danh tiếng hồ tiêu Việt Nam sẽ được quảng bá hiệu quả nhất.

Nâng cao vị thế hồ tiêu Việt Nam

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài phía trước cho hồ tiêu Việt Nam không chỉ dừng ở vị trí số 1 về số lượng mà còn cần cả giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chủ tịch VPA, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong thời gian tới ngành không chủ trương tăng diện tích mà tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, giá trị và chú trọng vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi. Đồng thời, đầu tư thêm nhiều cơ sở chế biến sâu, đa dạng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sức mạnh, đáp ứng nhiều thị trường sử dụng gia vị không sử dụng hoá chất.
Ông Masahiko Miyai cũng cho rằng, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mà một số địa phương đã làm như hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang)… cần tiếp tục phân vùng và xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cho hồ tiêu quốc gia. Chỉ có như vậy, người tiêu dùng, đặc biệt là của các thị trường cao cấp mới có niềm tin vào chất lượng sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, nâng tầm giá trị của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác người sản xuất cũng sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình làm ra.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định 1442 ngày 27/6/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 20130. Đây được xem là cơ sở pháp lý để phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, trong quy hoạch này, Việt Nam chủ trương phát triển ngành sản xuất hồ tiêu phải dựa trên nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó sẽ phát triển hồ tiêu theo hướng đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển mạnh công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng trên thị trường xuất khẩu... /.
Cũng theo VPA, từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đã đạt bình quân 2,3-2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 8-10 tấn/ha tăng hàng năm và được xem là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam .
Đánh giá về những kết quả trên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong những năm gần đây, người trồng hồ tiêu trong nước đã bắt đầu nắm bắt và có kinh nghiệm tốt về cung cầu nên lưu trữ để đưa ra thị trường khi có giá tốt nhất. Vì vậy các hộ nông dân trồng hồ tiêu là người luôn chủ động quyết định giá hồ tiêu khiến thị trường không bị lũng đoạn, góp phần cùng doanh nghiệp điều tiết giá hồ tiêu thế giới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung đẩy mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá trị gia tăng cao hơn như sản phẩm tiêu trắng, tiêu bột, tiêu đỏ phục vụ thị trường cao cấp. Hiện tại cũng đã có 18 doanh nghiệp hồ tiêu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu công nghệ hiện đại, công suất 60.000-70.000 MT/năm, trong đó có 14 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ…

Áp lực về hàng rào kỹ thuật

Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, ngành hồ tiêu Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác, nhiễm bệnh, năng suất giảm dần, tác động của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của các vườn tiêu… Theo ông Đỗ Hà Nam , do thấy hồ tiêu có thu nhập tốt, nhiều nơi trồng cây hồ tiêu không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững. Đồng thời trong quá trình sản xuất đã sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu sớm thoái hoá, nhiều nơi sâu bệnh bùng phát.
Bên cạnh đó, hiện nay hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đây là những thị trường luôn sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, có chứng nhận sản xuất, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường… Trong khi sản xuất hồ tiêu Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nếu muốn có những đơn hàng lớn, đồng nhất về chất lượng.

                                                                                                                                                  TTXVN

30/10/14


Ngày 27/10, tại TP.HCM, hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu IPC khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, đây là lần thứ 2 VN giữ vai trò chủ nhà đối với cuộc họp hàng năm của cộng đồng hồ tiêu quốc tế (IPC), một sự kiện quan trọng để chia sẻ thông tin cũng như thúc đẩy các mối quan tâm đối với việc phát triển ngành công nghiệp hồ tiêu trên thế giới.

Với trách nhiệm là nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị, Bộ NN-PTNT VN cùng với Hiệp hội hồ tiêu quốc tế và Hiệp hội ngành hàng của các nước trong IPC sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan tới việc nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu.

Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN, vị thế hồ tiêu VN đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và XK số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001 XK hồ tiêu mới chỉ đạt 90 triệu USD, thì đến năm 2014 kim ngạch XK dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD.

Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, thì nay đã đạt bình quân 2,5 tấn/ha và trở thành ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của VN (gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, 4 lần cây cao su).

Sản phẩm hồ tiêu của VN đã XK đi khắp thế giới, trong đó thị phần châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%.


                                                                                                       (Theo báo Nông nghiệp Việt Nam)

26/10/14

Hồ tiêu là cây khó chăm sóc, do có nhiều bệnh hại nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt. Bên cạnh đó cây tiêu đã phải trải qua một giai đoạn rớt giá kéo dài nên nông dân không mạnh dạn đầu tư vì thua lỗ quá nhiều. Mấy năm gần đây giá tiêu khá cao nên nhiều người đã quan tâm đến cây tiêu, nhưng thu nhập vấn chưa cao vì mật độ vườn tiêu quá thấp ( có những vườn tiêu chết trên 50%). nếu phá bỏ trồng lại thì phải mất 3-4 năm sau mới cho thu hoạch, vì vậy giải pháp phục hồi vườn tiêu bằng biện pháp trồng dặm là thích hợp nhất lúc này.

Trước hết chúng ta phải biết rằng cây tiêu có nguồn gốc từ cây tiêu hoang dã, mọc lên và bám vào các gốc cây rừng để phát triển – điều này chứng tỏ cây tiêu cần có độ che phủ thích hợp, nên khi chúng ta trồng tiêu cần phải trồng xen lẫn nọc sống và nọc chết. Bên cạnh đó, rễ tiêu mềm yếu chỉ thích nghi phát triển trên nền đất tơi xốp có độ hữu cơ cao, nên khi chăm sóc vườn tiêu chúng ta cần xới xáo đất và tăng cường bón phân hữu cơ tạo điều kiện cho rễ tiêu hô hấp dễ dàng, chống hiện tượng ngẹt rễ (từ trước đến nay nhiều người không giám xới xáo vườn tiêu vì sợ làm tổn thương bộ rễ, nhưng theo một khảo nghiệm thực tế của Trạm BVTV huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đã kết hợp với hộ anh Thanh ở ấp 1 xã Tân Khai tiến hành xới xáo vườn tiêu và bón phân hữu cơ thì cây tiêu phát triển rất tốt ),…

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, nay Trạm BVTV huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước viết ra quy trình kỹ thuật trồng mới, trồng dặm và chăm sóc vườn tiêu như sau:



I. Trồng mới:
1. Bước 1 ( trồng tiêu ):

Dọn sạch cỏ dại, bố trí mật độ 2.000.000 gốc/ha (2 m x 2,5m), đào hố trước khi trồng khoảng 30 ngày ( với kích thước 40 cm x 40 cm x 40 cm ), sau đó rải 3-5 kg vôi bột/hố phơi hố khoảng 15 ngày, dùng 0,2 kg phân NPK 20-20-15 + 10 kg phân chuồng ủ hoai mục, trộn đều với lớp đất mặt, tiến hành lấp hố khoảng 15 ngày cho đất ổn định rồi trồng, tủ gốc, che nắng (nên trồng ngang mặt đất để tránh ngập úng vào mùa mưa, nếu trồng thấp hơn mặt đất thì phải lên líp và đào rãnh thoát nước).

Nọc tiêu nên bố trí xen kẽ 2 nọc chết + 1 nọc sống ( cây lồng mức, cây gòn ).

2/. Bước 2 ( chăm sóc ):

Sau khi trồng chúng ta nên làm cỏ dại bằng biện pháp thủ công 3 lần/năm, tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp để rễ tiêu dễ hô hấp, tránh tình trạng ngẹt rễ, nhưng không được va đập vào gốc tiêu ( nhất là tiêu mới trồng ).

Bón phân cho tiêu chia thành 3 đợt chính ( đầu, giữa và cuối mùa mưa ), lượng bón dùng 0,2 kg phân NPK 20-20-15 + 1-2 kg phân vi sinh chuyên tiêu có chất lượng, kết hợp với làm cỏ xới xáo và tưới nước, sau đó nên liên hệ với cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống vườn tiêu để đánh giá nên “tăng hay giảm” hàm lượng bón cho phù hợp với vườn của mình ( không nên bón phân hóa học quá nhiều vì tiêu tốt nhanh nhưng hay chết ).

II. Trồng dặm:
Các bước trồng dặm và chăm sóc gần giống với trồng mới. Chỉ khác, sau khi trồng dặm chúng ta dùng 100 gam thuốc Acrobat MZ 90/600WP hòa cho 50 lít nước, tưới mỗi gốc 2 lít dung dịch (cứ 5-7 ngày tưới một lần, tưới 3 lần liên tục để tiêu diệt mầm bệnh).

III. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Vườn tiêu rất đa dạng sâu bệnh hại, ngoài việc phòng trừ bằng biện pháp cơ học chúng ta cũng rất cần dùng đến biện pháp hóa học, tuy nhiên nếu dùng biện pháp hóa học để phòng tất cả các loại sâu bệnh hại trên tiêu thì rất tốn kém, cho nên chúng ta chỉ tập trung phòng hai bệnh hại chính đó là bệnh chết nhanh, bệnh tuyến trùng. Còn các loại sâu bệnh hại khác thì tùy vào mức độ gây hại chúng ta mới sử dụng đến biện pháp hóa học.

1. Phòng bệnh chết nhanh: Do nấm Phytophthora sp gây ra.

a) Triệu chứng:
- Cây tăng trưởng chậm, lá úa vàng, héo rũ và rụng dần từ trên ngọn xuống.
- Cây có thể chết đột ngột hoặc suy yếu một thời gian rồi chết. Có trường hợp lá không rụng nhưng héo rũ và chết khô cả cây.
- Gốc rễ cây thâm đen, thối và có mùi hôi khó chịu.
b) Biện pháp phòng trừ:
- Thoát nước tốt cho vườn tiêu.
- Diệt sạch cỏ dại.
- Cắt tỉa hợp lý để gốc tiêu thông thoáng nhất là trong mùa mưa.
- Thu dọn các phần của cây bị bệnh tập trung chôn sâu. Xử lý vôi bột 2 kg/1gốc tiêu.
- Thuốc phun: Từ tháng 6-12 dương lịch hằng năm phun định kỳ 1 lần/tháng, sử dụng các loại thuốc: Acrobat MZ 90/600WP, Aliette 80WP, Mexyl MZ 72WP, Đồng NANO,…
-Thuốc tưới gốc: Acrobat MZ 90/600WP, Aliette 80WP, Mexyl MZ 72WP, Đồng NANO,… để tưới vào gốc với lượng 2-3 lít/gốc.

2. Bệnh chết chậm: Do nấm Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp.

a) Triệu chứng:
- Cây sinh trưởng chậm, lá nhạt màu, lá, hoa, quả rụng đần từ dưới gốc lên ngọn.
- Gốc bị thối và thâm đen, bó mạch và thân cành hóa nâu.
- Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá hủy bộ rễ và gốc, cản trợ sự hấp thụ dinh dưỡng làm tiêu héo dần và chết.
- Triệu chứng thường xuất hiện chậm và kéo dài.
b) Biện pháp phòng trừ:
- Trồng tiêu nơi đất tơi xốp không bị úng nước, không để vùng tiêu quá ẩm ướt.
- Không bón phân chuồng chưa thật hoai mục.
- Trồng đúng khoảng cách, nhặt dây và lá bị bệnh ra khỏi vườn tiêu, đem đốt.
- Dùng thuốc hạt Basudin, Funguran diệt tuyến trùng trong đất.
- Dùng nấm Trichoderma hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại.

3. Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides

a) Triệu chứng:
- Trên lá vết bệnh có đốm lớn màu vàng nhạt, sau đó hóa nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen.
- Bệnh làm bông, hạt khô đen lan sang dây nhánh làm khô cành, rụng đốt.
b) Biện pháp phòng trừ:
- Trồng tiêu ở mật độ thích hợp, bón phân cân đối, hợp lý đầy đủ vi lượng.
- Giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước.
- Khi bị bệnh có thể dùng: Carbendazim, Mancozeb 80WP, Topsin-M 70WP, Mufum 0.6 DD,…

4. Bệnh nấm mạng nhện: Do nấm Cortium coleroga
a) Triệu chứng:
- Trên hom bị bệnh các sợi nấm quyện lấy hom, lá vàng khô.
- Khi lá chết chúng dính lại với nhau bởi các sợi nấm.
b) Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ nấm như: Aliete 80WP, Topsin-M 70WP,…

5. Bệnh tiêu điên: Do virus gây ra


a) Triệu chứng:
- Cây bị bệnh thường có kích thước thấp hơn cây bình thường
- Lá nhỏ và bị nhăn nheo, phiến lá biến màu vàng xanh hoặc lá có những phần vàng xen kẽ làm lá có màu loang lổ.
- Đốt thân thường ngắn lại.
- Cây tiêu cằn cỗi, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỷ lệ đậu trái thấp.
b) Biện pháp phòng trừ:
- Thoát nước tốt vào mùa mưa.
- Cắt bỏ bộ phận bị bệnh đưa ra xa để tiêu hủy.
- Cây bị nặng cần triệt bỏ, tiêu hủy.
- Tiêu diệt côn trùng mối giới lan truyền bệnh như: rệp sáp, rầy, rệp gốc, bọ xít lưới,…bằng các loại thuốc: Pertox 5EC, Diaphos 10H, Pyrinex 20EC.

6. Bệnh nấm hồng:

a) Triệu chứng: vùng bị bệnh lúc đầu có lớp phấn hồng nhạt sau có màu trắng xám làm dây tiêu bị héo rồi chết.
b) Biện pháp phòng trừ:
- Phun Boocdo 1%
- Những phần đã bị héo nặng thì chặt bỏ và đốt hủy mầm bệnh.

7. Phòng bệnh tuyến trùng:

a) Triệu chứng:
- Cây vàng vọt, sinh trưởng kém, năng suất giảm, không bắt phân.
- Lá vàng giống như suy đạm nhưng khác là không vàng nguyên đám mà chỉ vàng rải rác từng khoảng mà cây bị gây hại mà thôi.
- Rễ bị sưng, thối từng điểm, ngắn lại và ít đâm rễ phụ.
Về mùa nắng cây héo nhanh, bộ rễ suy yếu và dễ bị nấm tấn công.

b) Biện pháp phòng trừ:
- Tưới nước đầy đủ nhưng tránh ngập úng, trồng đúng thời vụ, tăng cường bón phân hoai mục hoặc phân vi sinh chuyên dùng.
- Đào rãnh quanh gốc, rộng 10 cm, sâu 5 cm, cách gốc 30-50 cm để rải thuốc hạt: Diaphos 10H, Furadan 3H. Xử lý 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

- Khi phát hiện tiêu bị tuyến trùng gây hại dùng Vimoca, vifu-super, … pha 60 lít nước/kg thuốc để tưới với lượng 1,5-2 lít/gốc.



                                                                                    Trạm BVTV huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

16/10/14


Xu hướng giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng nóng, thứ Năm 9/10, do nhu cầu nội địa vẫn rất mạnh mẽ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.

Thương buôn ở Karnataka báo cáo đã cung cấp tiêu từ quận Erode bang Tamil Nadu, loại 500 Gr/l với giá 715 Rupi/kg trong khi nó đang được cung cấp cho thị trường Delhi với giá 720 Rupi/kg.

Khách mua đang tìm kiếm tiêu MG1 với giá 725 Rupi/kg.

Theo các nguồn tin thị trường cho Business Linebiết, đại lý của ngành công nghiệp và thương nhân trong nước đang mua tiêu từ Dãy núi cao với giá 710 Rupi/kg, trong khi các đại lý ở huyện Wayanad đã giao tiêu từ Erode với giá 725 Rupi/kg.

Giá tiêu địa phương trong Karnataka cũng tăng lên mức 695 Rupi/kg.

Trên sàn giao dịch hạt tiêu của Hiệp hội Gia vị IPSTA, không có lượng hàng nào được giao dịch mà cũng không có khách giao dịch.

Giá tiêu giao ngay tăng thêm 500 Rupi lên mức 67.800 Rupi/tạ (tương đương 11.013 USD/tấn) cho loại tiêu xô và mức 70.800 Rupi/tạ (tương đương 11.501 USD/tấn) cho loại tiêu chọn.

Giá tiêu xuất khẩu MG1 đang ở mức 12.050 USD/tấn (c&f) cho hàng đi châu Âu và ở mức 12.300 USD/tấn (c&f) cho hàng đi Mỹ.

* (Tỷ giá: 1 USD = 61.5617 Rupi)

                                                                                                              Theo Anh Văn (Giatieu.com)

10/10/14

Cây hồ tiêu được xem là cây trồng hàng hóa chiến lược của nước ta, với điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trên cây tiêu thường có nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là đối tượng nguy hiểm đã và đang gây hại trên nhiều vườn hồ tiêu hiện nay.
Bệnh vàng lá trên cây tiêu
Hiện tượng vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân, cần phân biệt cụ thể các triệu chứng để có biện pháp phòng trừ đúng:

- Trên những vườn bón phân chăm sóc kém mà nhất là thiếu đạm sinh ra hiện tượng vàng lá, trường hợp này cây thường có biểu hiện còi cọc

- Có trư­ờng hợp bệnh do tuyến trùng gây nên, trư­ờng hợp này rễ bị sư­ng như­ng không bị thối, cây thư­ờng biểu hiện vàng, sinh trư­ởng kém, hiếm gây chết cây.

- Có trư­ờng hợp bệnh chỉ do nấm gây hại, mà chủ yếu là nhóm nấm thuộc họPythiacea như­: Phytophthora, Pythium, thư­ờng gây thối rễ, cây bị nhẹ thường biểu hiện vàng lá, khi bị nặng dẫn đến rụng đốt chết cây. Những khu vực tiêu thoát nư­ớc kém bệnh th­ường bị nặng, trên những chân đất bằng bệnh thường xuất hiện ở các khu vực trũng. Các khu vực đất dốc thư­ờng bị bệnh ở dưới chân dốc, nguyên nhân do nấm thuộc nhóm này là nấm thuỷ sinh, sinh sản nơi có độ ẩm cao và lây lan nhanh theo nguồn nư­ớc

- Triệu chứng vàng lá còn do rệp sáp gây nên rất dễ nhầm với triệu chứng do bệnh. Tuy nhiên rất dễ phân biệt, nếu do rệp sáp vào mùa khô khi đào rễ thấy xuất hiện rất nhiều rệp sáp, mùa mư­a không thấy rệp sáp như­ng hệ thống rễ đã bị tổn thư­ơng sư­ng to (Còn gọi là rễ bị măng xông) do trong mùa khô cây bị rệp sáp gây hại nặng.

Hiện nay những vườn tiêu bị vàng lá ở các khu vực thuộc dạng bị tuyến trùng gây hại sau đó do nhóm nấm bệnh tấn công.

Triệu chứng bệnh

Trên thân lá: lá bị vàng từ dưới tán vàng lên trên tán, vàng từ trong tán vàng ra, do vậy các lá già thường vàng trước, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt rụng.

Bộ phận rễ: Ban đầu nấm tấn công vào đầu chóp rễ, bệnh nặng hơn lớp vỏ ngoài của rễ bị tướp rách, khi bị nặng hệ thống rễ bị thối, mủn, thâm đen. Trên rễ thường có các u sưng và vết chích màu đen do tuyến trùng chích hút dịch cây.

Những cây bị bệnh thường ra hoa đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm, sau một thời gian cây bị chết.

Bệnh thư­ờng bị nhiễm vào mùa mư­a , những ruộng chăm sóc kém, bón ít phân kali và phân chuồng, tiêu thoát nước trong mùa mư­a kém bệnh th­ường biểu hiện nặng.

Biện pháp phòng trừ

- Nhóm nấm bệnh này và tuyến trùng sần rễ thường lây lan theo nguồn nước vì vậy trên những vườn bị bệnh cần vệ sinh đồng ruộng, gom bỏ toàn bộ thân, lá, rễ những cây bị chết đem đốt.

- Bón phân cân đối, bón thêm phân vi sinh để tăng c­ường các vi sinh vật có ích hoạt động . Dùng các loại phân bón lá tăng cường sự hấp thu để nuôi quả chống hiện tượng rụng quả trong những tháng tới.

- Làm các hệ thống tiêu thoát nư­ớc trong vư­ờn, tránh úng đọng nư­ớc.

- Sử dụng kết hợp một số thuốc trừ tuyến trùng và trừ bệnh như­:

+ Sử dụng phân bón hữu cơ đa chức năng SH1 . Trong loại phân bón vi sinh này có xạ khuẩn có khả năng tiêu diệt tuyến trùng và nấm Tricoderma có tác dụng tiêu diệt nấm hại gốc và rễ cây hồ tiêu.

Ngoài ra, loại phân bón này còn cung cấp chất dinh dưỡng cho hồ tiêu bởi trong phân có nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, có vi sinh vật cố định đạm cung cấp đạm cho hồ tiêu. Ngoài ra, còn làm tăng độ mùn, làm đất tơi xốp...

+ Thuốc trừ tuyến trùng: Nokap 25EC Furazan 3H hoặc Mocap 10G

+ Thuốc trừ nấm Fusarium :Viben C (Benlat C) hoặc Bavistin 50EC.

+ Thuốc trừ nhóm nấm Phytophthora, Pythium: Ridomil Gold 68WP, AGRI - FOS 400 .

+ Dùng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma có tác dụng trừ được các loại nấm gây hại vùng rễ.


Trong mùa mưa hiện nay , khi dùng thuốc có thể dùng cần sục để sục thuốc vào đất để hạn chế đứt rễ tiêu ./.

Nguyễn Văn Khoa 
Nguồn: Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Trị
    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com