Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

30/11/14


1. Triệu chứng
Biểu hiện là những đốm màu nâu xám có kích thước từ 1-5mm chỉ xuất hiện ở mặt trên lá hồ tiêu và mặt hướng ánh sáng của trái hồ tiêu còn xanh. Tản tảo phát triển từ lớp biểu bì của lá, hoặc có thể từ phần thịt lá hay thịt trái còn xanh. Các đốm tảo liền nhau tạo thành mảng gây giảm quang hợp của lá, gây thối hư mô trái làm biến dạng hạt tiêu khô sau thu hoạch, gây bong tróc vỏ hạt và để lại vết thâm đen trên hạt tiêu sọ (tiêu trắng). Bệnh đóng thành những đốm nâu đỏ và sau này chuyển sang đen trên bề mặt lá, lan dần vào thân và quả.
Biểu hiện bệnh tảo đỏ trên hồ tiêu
2. Nguyên nhân
Tảo Cephaleuros viescens được xem là tác nhân gây hại ở Việt Nam

3. Quy luật phát sinh bệnh
Trong điều kiện mưa và khí hậu ẩm ướt tảo phát triển mạnh và ký sinh trên mặt lá, mặt trái hồ tiêu có hướng quay ra phía ánh sáng. Đất thoát nước kém, cây sinh trưởng kém và vườn thiếu thông thoáng là điều kiện thích hợp cho tảo phát triển.
Trong điều kiện ẩm đọ cao, động bào tử phát triển và phát tán xâm nhiễm mô lá non, mô trái non tạo thành các đốm nhỏ có một lớp sợi như nhung phồng cao trên mặt lá, mặt trái. Trên trụ hồ tiêu, tảo phát triển ký sinh trên lá và trái ở phần gần gốc nặng hơn phần ngọn. Nguồn gây bệnh tồn tại trên lá khô, trái khô còn sót lại trên cây và trên vườn.

4. Phòng trừ
Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng.
Thuốc gốc đồng hiệu quả khá cao đối với bệnh hại này. Nên phun rửa vườn sau thu hoạch để loại bỏ tối ưu.

                                                                                                                                    hotieuvietnam

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com