Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

30/5/15

Từ đầu năm đến nay, trong khi nhiều nhóm hàng nông lâm, thủy sản như gạo, cà phê, cao su gặp nhiều bất lợi về giá và thị trường thì mặt hàng hồ tiêu vẫn đạt mức tăng trưởng khá, tuy khối lượng XK giảm nhưng kim ngạch và giá XK cao.
Thu hoạch hồ tiêu
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 4 tháng đầu năm XK hồ tiêu ước đạt 56.000 tấn, kim ngạch 513 triệu USD giảm 25% về lượng, tăng 0,5% về kim ngạch. Thống kê của Tổng cục Hải quan trong 3 tháng đầu năm cũng cho thấy giá tiêu đen XK bình quân đạt 8.772 USD/tấn, tăng 2.926 USD/tấn, (tăng gần 35%), giá tiêu trắng đạt 12.500 USD/tấn, tăng 2.926 USD/tấn (tăng 34,78%) so với cùng kỳ 2014. Theo nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đây là mức giá cao kỷ lục từ trước tới nay với hồ tiêu nước ta. Nếu duy trì được mức giá trên thì năm 2015 chỉ cần XK 130.000 tấn tiêu các loại ngành hồ tiêu cũng sẽ duy trì kim ngạch 1,2 tỷ USD như năm 2014.

Dự báo về tình hình XK hồ tiêu trong quý II, bà Nguyễn Mai Oanh, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, quý II là thời điểm hồ tiêu Việt Nam có lợi thế XK do nguồn cung từ những nước sản xuất hồ tiêu chính chỉ có Việt Nam và Ấn Độ, trong khi đó tiêu thụ nội địa của Ấn Độ lại cao (ước khoảng 48.000 tấn, cao hơn 1.200 tấn so với năm 2014). Khi nhu cầu tiêu thụ tăng, lượng hàng tồn kho của các nhà đầu cơ phân phối hạn hẹp, giá tiêu trong quý III có thể biến động tăng trước khi Việt Nam vào thu hoạch vụ mới năm 2016.

Mặc dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên theo nhận định của VPA, năm 2015, châu Âu và nhiều nước đã bắt đầu thực thi nhiều quy định với hàng hóa XK đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (trong quý I, sản lượng tiêu Việt Nam XK vào châu Âu đã bắt đầu giảm) đó là trở ngại lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam. Nếu không có sự đồng lòng quyết tâm sản xuất hồ tiêu sạch, vệ sinh an toàn từ người sản xuất đến các DN chế biến, phân phối thì rất có thể tuy nhu cầu thế giới tăng nhưng chưa chắc hồ tiêu sẽ tăng mạnh được sản lượng XK trong năm 2015.

Nhìn lại tình hình XK hồ tiêu trong năm 2014, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, trong năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu tham gia vào nhóm các mặt hàng XK đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD với kim ngạch XK đạt 1,2 tỉ USD, tăng gần 35% so với năm 2013. Giá tiêu XK trong năm 2014 cũng tăng dần từ đầu năm tới cuối năm và đạt mức bình quân cao nhất so với các năm trước đạt 7.738 USD/tấn, tăng gần 16% so với năm 2013... Tuy vậy, khoảng cách chênh lệch giữa giá XK tiêu Việt Nam với giá trung bình XK của 3 nước Ấn Độ, Indonesia và Malaysia năm 2014 còn lớn (chênh lệch thấp nhất là trên 1.300 USD/tấn, cao nhất là trên 2.200 USD/tấn). Điều này cho thấy ngành hồ tiêu Việt Nam cần có nhiều giải pháp hơn nữa để tăng giá trị và nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong năm 2014, mặc dù nhiều DN đã hoàn thiện, đi vào hoạt động các nhà máy xử lí tiêu sạch theo công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường tạo giá trị cao hơn, nhưng lượng hồ tiêu XK dạng thô vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Lượng tiêu trắng XK giảm trên 15%. Tỉ trọng tiêu trắng so với tổng lượng tiêu XK năm 2014 chỉ đạt trên 10%, giảm 4% so với năm 2013 (trước đây có năm chiếm từ 16% -20%). Ngoài ra, việc quản lí, tuyên truyền, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho hồ tiêu XK còn chưa được đề cao khiến tiêu Việt Nam vào một số thị trường cao cấp còn hạn chế (năm 2014, thị trường Đức đã giảm khối lượng NK tiêu Việt Nam còn 50% so với năm 2013).

Trước tình hình trên, để tăng sản lượng tiêu XK trong năm 2015, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, thương mại, theo ông Đỗ Hà Nam, các DN cần quyết tâm thay đổi mạnh hơn nữa cách làm ăn để ngày càng có nhiều hơn sản phẩm tiêu sạch, thỏa mãn nhu cầu NK. Tích cực tham gia các mô hình liên kết giữa nông dân, DN xây dựng vùng sản xuất tiêu bền vững, có thương hiệu, có nhãn hiệu, có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất theo hợp đồng, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hoặc có chứng nhận như 4C, UTZ, RA… để ngày càng có nhiều sản phẩm sạch, chất lượng cao. Cùng với sự nỗ lực của các DN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần chỉ đạo quyết  liệt hơn nữa về vấn đề nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất hồ tiêu, với nhiều giải pháp căn cơ từ việc quản lí giống, thuốc bảo vệ thực vật… tới việc tăng cường hơn nữa các hoạt động khuyến nông; phổ biến quy trình kĩ thuật canh tác tiên tiến, đặc biệt ở các vùng nông dân mới phát triển chưa có nhiều kinh nghiệm canh tác thu hoạch, bảo quản...

Huê Sắc
Theo Haiquan Online

Mới đây, theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhiều lô hàng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta bị nước nhập khẩu trả lại. Nguyên nhân một phần do chất lượng tiêu không đồng đều, phần khác là do các nhà nhập khẩu đang ngày càng siết chặt các tiêu chí về chất lượng.

Do đó, nếu không sớm quy hoạch lại diện tích trồng tiêu và có các giải pháp nâng cao chất lượng hồ tiêu thì nguy cơ sản phẩm này bị mất thị phần trên thị trường thế giới là khó tránh khỏi. Khi đó, giá tiêu sẽ giảm và thiệt hại lớn nhất sẽ lại thuộc về phía người nông dân. Hồ tiêu Việt Nam hiện chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Những năm gần đây, do giá hồ tiêu luôn ở mức ổn định hoặc tăng theo từng thời kỳ cho nên diện tích hồ tiêu phát triển nhanh ở hầu hết các khu vực trọng điểm trồng tiêu như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Năm 2014, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới và đạt sản lượng 146 nghìn tấn, tăng 36 nghìn tấn so với năm 2011. Điều này một mặt có tác động tích cực đến thu nhập của người nông dân, nhưng mặt khác đang tạo ra nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài khi diện tích hồ tiêu tăng quá nhanh, mức độ thâm canh cao khiến sâu bệnh phát triển mạnh, gây thiệt hại cho bà con. Hơn nữa, chất lượng hồ tiêu ở một số địa phương cũng giảm so với trước do người dân trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật.

Đây đang là cản trở lớn cho sự phát triển bền vững của ngành hồ tiêu trong nước.

Vì vậy, các hộ trồng tiêu mong muốn được các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn quan tâm trong vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản. Chứ như hiện nay, hầu hết các hộ chủ yếu đều trồng tự phát theo kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó, cần sớm có các hình thức liên kết theo tổ sản xuất hoặc hợp tác xã để thuận tiện hơn cho người dân trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

NGUYỄN LƯƠNG 
Chiều 28/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh phối hợp Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam và UBND huyện Lộc Ninh tổ chức hội thảo quảng bá nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh - Bình Phước”.
Ban tổ chức trình bày tham luận về vai trò của địa phương trong quản lý định hướng phát triển và giữ vững thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Đăng Khoa - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh cho biết: Lộc Ninh là địa phương năng động điển hình của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; là vùng trồng tiêu lâu đời và có tiếng ở khu vực Đông Nam bộ với gần 3.800 ha, chiếm khoảng 40% diện tích hồ tiêu cả tỉnh và sản lượng chiếm gần 50% của tỉnh.

Diện tích và sản lượng tiêu ở Lộc Ninh là khá lớn, vì vậy ngoài việc quy hoạch nơi trồng hợp lý thì việc xây dựng thương hiệu nhằm quảng bá sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, giải quyết tốt đầu ra sản phẩm, tăng hiệu quả và tính bền vững cho ngành sản xuất tiêu ở đây là rất cần thiết. Sau gần 3 năm xây dựng, ngày 25/3/2014, nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221701.

“Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể chỉ là những bước đi đầu tiên, tạo nền tảng cho sự phát triển cây hồ tiêu của tỉnh. Công tác quản lý khai thác, nhãn hiệu hồ tiêu Lộc Ninh là vấn đề hết sức quan trọng, cần có sự tiếp tục đầu tư, sự kết hợp hài hòa giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) nhằm giữ vững thương hiệu, phát huy thế mạnh của thương hiệu”, ông Võ Đăng Khoa chia sẻ.

Hội thảo lần này nhằm tạo sự kết nối giữa nông dân Lộc Ninh với các doanh nghiệp hoạt động thu mua, chế biến hạt tiêu; đồng thời quảng bá hình ảnh nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Lộc Ninh” tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước./.

Hải An
Theo binhphuoc.gov.vn

22/5/15

Hình minh họa
Tây Nguyên là vùng trồng hồ tiêu chủ lực của Việt Nam với diện tích hơn 23.000 ha (khoảng 42% tổng diện tích cả nước)

Năng suất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên hiện tăng từ 50 - 100% so với những năm 1990 nhờ nông dân áp dụng TBKT tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt là sử dụng phân bón hợp lý.

Nhu cầu phân lân của cây tiêu

Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%; số còn lại chủ yếu là lân trong phân NPK.

Trong số các tỉnh điều tra từ năm 2010 - 2013 thì Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1%; ở Đăk Nông, tỷ lệ này thấp hơn, đạt trung bình 66,8%.

Lượng phân lân nông dân sử dụng bón cho hồ tiêu kinh doanh ở Tây Nguyên Các nhà khoa học đã có số liệu điều tra tình hình sử dụng lân bón, lượng và hiệu suất cho hồ tiêu ở Gia Lai năm 2005 và 2010:

ăm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
ăm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Năm Lượng bón (kg P2O5/ha) Năng suất (tấn hạt khô/ha) Hiệu suất phân lân (kg tiêu hạt/kg P2O5) 2005 445 6,66 14,9 2010 294 7,72 24,5

Ở Gia Lai, nông dân bón phân lân cho hồ tiêu có xu hướng giảm dần từ năm 2005 - 2010. Năm 2005, nông dân bón bình quân cho 1 ha hồ tiêu kinh doanh là 445 kg P2O5/ha, cao hơn nhiều so với khuyến cáo và nhu cầu của cây hồ tiêu để đạt năng suất thu hoạch (cao hơn khoảng 100%), do vậy hiệu suất 1 kg P2O5 chỉ đạt 14,9 kg tiêu hạt.

Đến năm 2010, nông dân bón lân cho hồ tiêu có chiều hướng giảm dần, chỉ 294 kg P2O5/ha và hiệu suất 1 kg P2O5 đã tăng đáng kể so với năm 2005 (tăng 64,4%).

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân đã tiếp cận được việc bón phân hợp lý, cân đối cho cây hồ tiêu thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo; đặc biệt là chương trình SX hồ tiêu bền vững.

Nông dân Tây Nguyên bón lân cho cây hồ tiêu kinh doanh cao hơn so với nhu cầu của cây và các khuyến cáo khoa học ở cùng một mức năng suất. Khi năng suất hồ tiêu cao thì nông dân sử dụng lân bón cho hồ tiêu cao hơn so với năng suất thấp.

Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9 kg hạt khô/1 kg P2O5; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6 kg hạt khô/1 kg P2O5; Gia Lai đạt 15,4 kg hạt khô/1 kg P2O5, Như vậy để đạt trên 4 tấn hạt tiêu khô/ha liều lượng hiệu quả trung bình hàng năm bà con chỉ nên bón 200 kg lân nguyên chất là đủ (P2O5)/ha (1 kg lân nguyên chất = 6 kg lân nung chảy, tương đương với 1,2 tấn lân nung chảy Văn Điển) .

Cùng với một mức năng suất đạt được thì nông dân ở Đăk Lăk có xu hướng sử dụng phân lân bón cho cây hồ tiêu tương đối hợp lý (khoảng 200 kg P2O5/ha cho năng suất trên 4 tấn hạt khô/ha).

Ở Gia Lai, nông dân bón lân cho hồ tiêu kinh doanh là cao nhất; trung bình vườn tiêu năng suất trên 4 tấn hạt/ha bón 457 kg P2O5/ha; đối với vườn đạt năng suất thấp hơn hoặc bằng 4 tấn hạt/ha cũng bón ở mức 343 kg P2O5/ha.

2) Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh (kg hạt tiêu khô/kg P2O5): Tỉnh Lân nung chảy Văn Điển Lân khác Trung bình Đăk Lăk 15,8 14,9 15,4 Gia Lai 25,6 24,3 24,9 Đăk Nông 12,8 12,4 12,6 Trung bình 18,1 17,2

Tỉnh Lân nung chảy Văn Điển Lân khác Trung bình Đăk Lăk 15,8 14,9 15,4 Gia Lai 25,6 24,3 24,9 Đăk Nông 12,8 12,4 12,6 Trung bình 18,1 17,2 ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/phan-lan-nung-chay-van-dien-cho-ho-tieu-post143140.html | NongNghiep.vn
Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9 kg hạt khô/1 kg P2O5 do năng suất hồ tiêu đạt được là rất cao, trung bình 7,2 tấn hạt/ha mặc dù lượng lân bón cho tiêu cũng rất cao; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6 kg hạt khô/1 kg P2O5; Gia Lai đạt 15,4 kg hạt khô/1 kg P2O5.

Ở Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh là khá cao, đạt tỷ lệ trung bình 72,0%; số còn lại chủ yếu là lân trong phân NPK. Trong số các tỉnh điều tra từ năm 2010 - 2013 thì Gia Lai có tỷ lệ hộ nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón cho hồ tiêu kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình là 77,1 %; ở Đăk Nông, tỷ lệ này thấp hơn, đạt trung bình 66,8%.

Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác. Nguyên nhân của vấn đề này do trong lân nung chảy ngoài yếu tố dinh dưỡng lân còn có chứa rất giàu các oxyt kim loại kiềm thổ như Canxi, Ma giê, Silic Oxyt đóng vai trò vừa cung cấp thêm dinh dưỡng trung lượng, vừa góp phần cải thiện chất lượng đất do bổ sung thêm Ca 2+ và Mg 2+ làm tăng độ màu mỡ của đất, có xu hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ trong đất so với bón các dạng lân khác. Và đây là cơ sở cho việc cải thiện được khả năng trao đổi cation CEC hiệu dụng trong đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Kết luận và khuyến cáo

- Nông dân sử dụng lân bón cho cây hồ tiêu kinh doanh ở Tây Nguyên cao hơn nhiều so với nhu cầu và khuyến cáo, bà con chỉ nên dùng 1.200 kg/ha là vừa đủ. - Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh khá cao, đạt trung bình 72,0%. - Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất; thấp nhất là ở Đăk Nông. - Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác.- Sử dụng lân nung chảy Văn Điển có xu hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ trong đất so với bón các dạng lân khác.

Thực tế, đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp từ 3,8 - 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây hồ tiêu phát triển được trên đất có pH tối ưu là 5,5 - 6,5. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu: Với mật độ khoảng 1.750 trụ/ha, mỗi năm cây tiêu hút từ đất một lượng dinh dưỡng là 250 kg N, 35 kg P2O5, 205 kg K2O, 45 kg CaO và 20 kg MgO. Như vậy, nhu cầu dinh dưỡng đạm, kali của hồ tiêu cao hơn so với lân, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), cây hồ tiêu rất cần hút các các nguyên tố trung, vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, cây hồ tiêu rất cần được bổ sung cân đối dinh dưỡng, phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây tiêu tránh được các bệnh đốm lá, héo rụng lá, đề kháng sâu bệnh, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hương vị thơm hơn bón bằng phân thông thường do được cung cấp cân đối dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng như canxi, magiê, silic và các chất vi lượng bo, đồng, côban, molipđen... rất cần thiết cho cây mà các loại phân bón khác không có

TS. TRƯƠNG HỒNG, KS. ĐINH NHÃ TRÚC 
(Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên)
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, Viện này vừa nhận được quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy lợi nông lâm nghiệp Gia Lai do Bộ NN - PTNT ban hành.

Theo đó, Trung tâm trực thuộc Viện, là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập, có chức năng nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, canh tác, phòng trừ bệnh hại, công nghệ sau thu hoạch, thị trường và giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững. Hiện Trung tâm đã đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tổ chức ra mắt vào tháng 8 năm 2015.
Hình minh họa
Những năm gần đây, giá tiêu liên tục tăng cao khiến nông dân ồ ạt trồng trên những diện tích không thích hợp, trong khi nguồn cung cây giống không bảo đảm, khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp, do vậy việc thành lập Trung tâm sẽ nghiên cứu, đưa ra quy trình sản xuất tiêu giống đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu cây giống bảo đảm chất lượng cho bà con nông dân.
Thanh Hường/ Báo Đăk Lăk

1/5/15

So sánh sự sử dụng chất GA trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay trong sản phẩm phân bón, chủ yếu là phân bón lá, nhà sản xuất ngày càng có xu hướng cho ra đời sản phẩm tổng hợp nhiều thành phần, bao gồm các chất đa, trung, vi lượng. Đối với dòng phân sinh học hữu cơ còn có thêm các chất điều hòa sinh trưởng, các vi sinh vật hữu ích… Bài viết nhằm giúp bà con nông dân có thêm hiểu biết về một số chất này.

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là gì?

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở các giai đoạn trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.

Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) Cytokinin.

Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acid Absicic, Ethylen các hợp chất Phenol.

Các gibberellin được đặt tên là GA1, GA2,….GAn theo trật tự phát hiện. Axít gibberellicgibberellin đầu tiên được mô tả cấu trúc, có tên gọi GA3.

Hiện nay nhà khoa học đã xác định cấu tạo hóa học của các chất này nên đã điều chế ra được. Ngoài ra còn điều chế được những chất có tác dụng tương tự như các chất điều hòa sinh trưởng sinh ra trong cây để ứng dụng trong sản xuất.

Ứng dụng trong nông nghiệp


Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:

Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất AuxinGA.

Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin.

Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng chiều cao như mía, các cây lấy sợi (như đay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với lúa, rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin, GA hoặc Cytokinin.

Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài … muốn ra hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.

Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thường dùng các chất Auxin và GA.

Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thường dùng là Ethylen, có thể áp dụng cho các cây ăn quả như xoài, chuối, dứa, sapô, cà chua, ớt. Phun thuốc khi quả đã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín. Ngược lại, muốn cho quả chậm chín để kéo dài thời gian thu hoạch có thể dùng chất GA. Với hoa, muốn tươi lâu có thể dùng chất Cytokinin.

Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Ngành cao su thường dùng Ethrel bôi lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lượng mủ.

Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi trường nuôi cấy thường cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.

Ngoài ra, còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà chua, dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng mật độ trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh… Một lượng rất nhỏ gibberellin cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật, nhưng chúng không có tác dụng đối với động vật và vi sinh vật.

Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người. Tuy vậy, các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều lượng rất thấp và hiệu quả có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây. Vì vậy, khi sử dụng cần thận trọng thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhất thiết phải sử dụng lần đầu trên diện hẹp, thăm dò kết quả và đúc kết kinh nghiệm mới sử dụng trên diện rộng.

 Cây tiêu VN sưu tầm

Ngày 23-4, tại Tp.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Từ tháng 3-2013 đến tháng 10-2014, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty Sở hữu trí tuệ Invenco triển khai dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT và xác lập chỉ dẫn địa lý”. Đến nay hồ tiêu BR-VT đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trước đó đã có 3 sản phẩm nông nghiệp khác được chứng nhận nhãn hiệu đó là nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta và muối Bà Rịa.

Hiện nay, diện tích hồ tiêu của tỉnh khoảng 9.047ha, năng suất đạt hơn 2 tấn/1ha, tập trung ở các huyện: Tân Thành, Châu Đức Xuyên Mộc, TP. Bà Rịa.

Theo Báo BRVT Online
Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam vừa cho biết, xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2015 đạt 56 nghìn tấn, với giá trị 513 triệu USD, giảm 25% về khối lượng nhưng tăng 0,5% về giá trị. Giá hồ tiêu từ nay đến cuối năm còn diễn biến phức tạp.

Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 4 năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn, với giá trị đạt 152 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 4 tháng đầu năm 2015 lên 56 nghìn tấn với giá trị 513 triệu USD, giảm 25% về khối lượng nhưng tăng 0,5% về giá trị.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2015 đạt 9.134 USD/tấn, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore và Ấn Độ - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015 chiếm 44,28% thị phần.

Theo nhận định của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, cũng như nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác, đăc biệt như cà phê, cao su… diễn biến thị trường luôn là những ẩn số khó lường, giá hồ tiêu trong nước và thế giới từ nay đến cuối năm cũng sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp.

Đặc biệt là Châu Âu, thị trường tiềm năng cho hồ tiêu Việt Nam lại bắt đầu thực thi các hàng rào kỹ thuật chặt chẽ, nên tuy cầu thế giới về hồ tiêu tăng nhưng chưa chắc hồ tiêu Việt Nam có thể tăng mạnh sản lượng xuất khẩu. Điều đó có thể sẽ tác động trở lại tới giá thu mua trong nước./.

Diệu Hoa
Theo TaichinhVN Online
    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com