Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

30/8/15

1. Thị trường thế giới:

Giá hạt tiêu tại thị trường Ấn Độ trong tháng 8 biến động cả tăng và giảm. Nửa đầu của tháng, giá tiêu bắt đầu xu hướng giảm sau khi tiếp tục tăng trong tháng trước do áp lực bán ra sau khi một lượng lớn hàng hàng được đưa ra thị trường tại một thời điểm không có nhu cầu trong nước. Các nhà xuất khẩu đã có cam kết giao hàng trước đó được gom hàng và họ là những người mua duy nhất trên thị trường. Áp lực bán cũng được nhìn thấy ở một số thị trường chính. Thị trường trong bối cảnh nhu cầu yếu và các hoạt động hạn chế bởi những báo cáo về xu hướng nguồn cung tốt hơn ở các thị trường nước ngoài. Tại thị trường Việt Nam và Indonesia – 2 quốc gia sản xuất cạnh tranh với thị trường Malabar giá tiêu giảm rất nhanh. Vì thế, người mua hàng và các nhà xuất khẩu cả hai phía cũng như các nhà mua gom nội địa đang được báo cáo đứng ngoài thị trường, lượng hạt tiêu giao dịch trên thị trường rất ít. Đồng thời, tất cả mọi người đều đang chờ đợi giá giảm hơn nữa. Hôm 7/8, giá giao giảm xuống mức 62.000 Rs/tạ (tiêu xô) và 65.000 Rs/tạ (tiêu chọn), so với 63.300 Rs/tạ và 66.300 Rs/tạ tương ứng vào phiên giao dịch cuối tháng 7. Tuy nhiên, thị trường kỳ hạn đã có chuyển động tăng trên dự báo về sự tăng giá. Trên sàn giao dịch IPSTA, các hợp đồng giao tháng 8 và tháng 9 đã tăng 500 Rs lên 68.000 và 68.500 Rs/tạ. Giá xuất khẩu giảm xuống mức 10.400 USD/tấn C&F cho châu Âu và 10.150 USD/tấn cho Mỹ. Sri Lanka tiếp tục giảm giá tiêu của họ và tiêu 525-530 GL được báo cáo có sẵn ở mức giá 9.000 USD/tấn C&F Kochi. Indonesia đã nâng giá cho tiêu ASTA từ 9.900 USD lên 9.920 USD/tấn, trong khi Việt Nam cũng báo giá ở mức 10.150 USD/tấn.
Giá bắt đầu tăng trở lại hôm 14/7 trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt cùng sức mua tốt. Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế, Ấn Độ và Việt Nam giá đã ở mức quá cao và do đó không thể cạnh tranh. Indonesia, Bra-xin và Sri Lanka cung cấp hạt tiêu tại mức giá thấp hơn. Sri Lanka được cho là đã bán được 10 container cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ ở mức giá 9.000- 9.100 USD/một tấn, trong khi khi các đại lý ở Mumbai và Delhi được cho là đã mua 7-8 container ở mức 9.000 USD/ tấn.

Các nhà xuất khẩu là những người mua duy nhất, trong khi không có người bán ở các thị trường chính do họ giữ hàng với hy vọng giá cao hơn trong mùa vụ tới. Các nhà tái chế đã được báo cáo là mua ‘hạt tiêu bị cáo buộc nhiễm độc’ và bán nó cho các nhà xuất khẩu. Nhu cầu trong nước đã không tăng do nhiều trung tâm phía bắc Ấn Độ có hàng tồn kho với số lượng nhỏ tiêu nhiễm độc. Ngày 19/8, 10 tấn tiêu bán thành phẩm được giao dịch mức 645 Rs/kg. Giá giao ngay tăng lên 63.000  Rs/tạ (tiêu xô) và 66.000 Rs/tạ (tiêu chọn). Các hợp đồng giao tháng chín trên IPSTA tăng lên mức 68.500 Rs/tạ. Thị trường nước ngoài đã cho thấy một xu hướng dễ dàng hơn. Các nhà xuất khẩu báo cáo đã nhập khẩu tiêu 525 GL của Sri Lanka ở mức 8.950 USD/tấn. Indonesia cung cấp tiêu Lampong Asta ở mức 10.000 USD/tấn C&F Ấn Độ. Việt Nam chào bán tiêu V Asta ở mức 10.200 USD tấn, trong khi Brazil Asta ở mức 9.450 USD/tấn (FOB). Giá xuất khẩu của Ấn Độ ở mức 10.450 USD/tấn C&F đối với châu Âu và 10.700 USD/tấn cho Mỹ.

2. Thị trường trong nước:

2.1 Diễn biến giá:

Giá thu mua hạt tiêu trong nước trong tháng 8 biến động cả tăng và giảm. Những ngày đầu tháng giá đã bắt đầu hạ nhiệt sau khi chững lại vào tuần cuối tháng 7 do bị tác động bởi giá tiêu thế giới cũng đang trên đà giảm trước những thông tin tốt về nguồn cung đưa ra thị trường. Tuy nhiên, sau đó giá tăng mạnh trở lại. Lượng tiêu tồn kho từ phía các nông dân không còn nhiều, một số tồn trữ chờ bán ở mức giá cao. Thị trường được báo cáo cũng có sức mua nhiều so với thời gian trước. Giá trong nước hiện đang có biến động lớn, doanh nghiệp khó mua đủ số lượng cùng với yêu cầu chất lượng của các nhà nhập khẩu khiến nhiều DN không dám mạo hiểm đẩy mạnh xuất khẩu.

Tính đến ngày 24/8, giá thu mua tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai/Bà Rịa-Vũng Tàu/Đắk Lắk/Bình Phước, lần lượt ở mức 194/200/196/198 nghìn đồng/kg, trung bình giảm 12.000 đ/kg so với tháng trước.

2.2 Sản xuất:

Giá xuất khẩu cà phê, cao su đang ở mức thấp, trong khi giá xuất khẩu hồ tiêu vẫn giữ ổn định ở mức cao khiến nông dân ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mạnh dạn chặt bỏ cà phê, cao su để trồng tiêu.

Trên thực tế, việc chặt bỏ này đã xuất hiện từ cuối năm 2014, khi giá cao su giảm mạnh, diện tích chặt bỏ đã mở rộng hơn nhiều! Hiện nay, diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên đã đạt mức 50.000 ha, vượt mức quy hoạch đến năm 2020 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Riêng mùa mưa năm nay các tỉnh trồng mới không dưới 5.000ha, trong đó Đắk Nông trồng gần 2.500ha.

Trong quy hoạch phát triển hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm, nhưng hiện nay đã tăng lên 80.000 ha.

2.3 Xuất nhập khẩu:

Trong khi một số mặt hàng chủ lực như cà phê, gạo, cao su… giảm mạnh cả về khối lượng, kim ngạch, thì xuất khẩu hồ tiêu giảm hơn 20% về khối lượng nhưng giá trị vẫn tăng.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7/2015 ước đạt 10.000 tấn, với giá trị đạt 104 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2015 lên 98.000 tấn, giá trị 920 triệu USD, giảm 20,6% về khối lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị.

Giá tiêu xuất khẩu hiện đang cao kỷ lục trong lịch sử ngành hồ tiêu, với 2 mặt hàng tiêu đen và trắng.Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện tiêu đen xuất khẩu có giá 8.860 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.683 USD/tấn. Giá tiêu tăng cao như vậy, được các chuyên gia phân tích là lượng cầu không nhiều biến động so với năm trước, nhưng so với cung, cầu vẫn cao hơn.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, với 39,84% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (41,5%), Thái Lan (38,8%), và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (34,7%).

Dự báo tình hình xuất khẩu những tháng cuối năm, bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch VPA, cho biết tuy số lượng xuất khẩu có thể không bằng 2014, nhưng với giá xuất khẩu trên 9.000 USD/tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có thể đạt 1,2 tỷ USD như năm trước. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thế giới năm nay sẽ cao hơn năm trước, đặc biệt là một số thị trường lớn như Trung Quốc đang tăng mạnh sẽ khiến giá khó giảm nhiều.

19/8/15

Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.

Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.

Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v.

Có các loại phân đạm thường dùng sau đây:

Phân urê

Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:
Phân Urê
  1. 1.    Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
  2. 2.    Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.

Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.

Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.

Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biuret. Đó là chất độc hại biuret đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 1,5% biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam).

Phân amoni nitrat


Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.

Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng. Là loại phân sinh lý chua. Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Amôn nitrat bón thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô…

Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.

Phân amoni sunphat

Còn gọi là phân SA, sunphat đạm (NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất. Trong phân này còn có 24-25% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm. Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.

Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.

Phân này dễ tan trong nước, không vón cục. Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu để trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.

Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amôn. Phân này dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).

Đạm sunphat được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v. và các loại vây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.

Cần lưu ý đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.

Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá. Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, vì phân dễ làm chua thêm đất.

Phân amoni clorua

Phân này (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất. Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng. Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Đạm clorua không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng, v.v.

Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.

Phân Xianamit canxi

Phân này có dạng bột không có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng, đốt không có mùi khai. Xianamit canxi có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than. Vì có than cho nên phân có màu xám đen. Cũng có loại phân tỷ lệ than thấp hoặc không có than nên phân có màu trắng. Cần chú ý chống ẩm cho phân khi bảo quản, bởi vì nếu phân hút ẩm sẽ bị biến chất, hạt phân phình to lên làm rách bao bì và làm hỏng dụng cụ đựng. Phân này dễ bốc bụi. Khi bám vào da sẽ làm hỏng da, phân bay vào mắt sẽ làm hỏng giác mạc mắt, vì vậy khi sử dụng phân này phải rất cẩn thận. Phân này có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua. Xianamit canxi thường được dùng để bón lót. Muốn dùng để bón thúc phải đem ủ trước khi bón. Bởi vì phân này khi phân giải tạo ra một số chất độc có thể làm hỏng móng chân trâu bò, hại da chân người nông dân. Thường sau 7 – 10 ngày các chất độc mới hết. Thưởng xianamit canxi được trộn ủ với phân rác làm cho phân chóng hoai mục. Phân này không được dùng để phun lên lá cây.

Phân amoni photphat

Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân là 44-50%. Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng,nói chung màu sắc tùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lượng. Trên thị trường hiện nay đang lưu hành hai loại phân bón ammonphot là DAP(18-46-0)và MAP(10-50-0) Phân dễ chảy nước. Vì vậy, người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông. Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân là loại dễ sử dụng. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau, còn phân MAP là loại chua sinh lý(pH: 4-4.5) nên không thích hợp đối với các loại đất chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.

Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm

Ở nước ta có 3 loại phân đạm thường được dùng phổ biến nhất, đó là: phân urê, phân amôn sunphat và phân amôn phôtphat. Khi được sử dụng hợp lý, 1 kg N nguyên chất có thể thu được 10 – 22 kg thóc hoặc 25 – 35 kg ngô hạt. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các loại phân hoá học cần chú ý đến những điểm sau đây:

  • 1.   Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái kho không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác.
  • 2.   Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây, N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây, N phát huy tác dụng rất tốt.
  • 3.   Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần.
  •  4.  Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất:

Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.

  •  1.   Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây.
  •  2.   Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali.
  •  3.   Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.
  • 4.   Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng phí.
  • 5.   Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa).

Phân lân

Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v… Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất cây trồng. Đặc biệt ở hầu hết các loại đất trồng lúa ở các tỉnh phía Nam. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao. Trên một số loại đất ở Tây Nguyên bón 1 kg P2O5 cho hiệu quả thu được 4,3 – 7,5 kg cà phê nhân, 8,5 kg thóc. Ở các vùng đất phèn mới khai hoang, hiệu suất của phân lân càng cao hơn, 1 kg P2O5 mang lại 9,0 kg thóc, ở mức bón 40 – 60 kg P2O5/ha. Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất là Zn.

Phôtphat nội địa

Đó là loại bột mịn mang, màu nâu thẫm hoặc đôi khi có màu nâu nhạt. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%. Loại phân thường có trên thị trường có tỷ lệ là 15 – 18%. Trong phân phôtphat nội địa, phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng. Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua. Vì lân trong phân ở dưới dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả ở các chân đất chua. Ở các chân ruộng không chua, hiệu lực của loại phân này thấp; ở loại đất này, loại phân này dùng bón cho cây phân xanh có thể phát huy được hiệu lực. Phân này chỉ nên dùng để bón lót, không dùng để bón thúc. Khi sử dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay, không được để lâu. Phân này dùng để ủ với phân chuồng rất tốt. Phân phôtphat nội địa ít hút ẩm, ít bị biến chất, cho nên có thể cất giữ được lâu. Vì vậy, bảo quản tương đối dễ dàng.

Phân apatit

Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi nhiều. Thường người ta chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân. Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây. Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng. Apatit có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất. Phân này được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa. Sử dụng và bảo quản phân này tương đối dễ dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.
Phân supe lân

Supe lân


Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên. Trong supe lân có 16 – 20% lân nguyên chất. Ngoài ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua. Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Supe lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân. Supe lân có thể dùng để ủ với phân chuồng. Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của supe lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%. Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây. Phân này có thể dùng để hồ phân rễ mạ. Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.

Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)

Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh. Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20%. Ngoài ra trong phân còn có canxi 30% một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12 – 13%, có khi có cả kali. Tecmô phôtphat có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm. Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali. Phân này thường được bón rải, ít khi bón tập trung và ít được sản xuất dưới dạng viên. Không sử dụng tecmô phôtphat để hồ phần rễ mạ. Tecmô phôtphat ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng.

Phân lân kết tủa


Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vôi bột. Phân có tỷ lệ lân nguyên chất tương đối cao, đến 27 – 31%. Ngoài ra trong thành phần của phân có một ít canxi. Phân này được sử dụng tương tự như tecmô phôtphat. Phân ít hút ẩm cho nên bảo quản dễ dàng.

Phân kali
Phân kali

Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây. Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía. Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây. Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn. Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không được chú ý đến nhiều. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta càng sử dụng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất, do đó lượng K trong đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali cho cây. Mặt khác, các bộ phận thân lá cây, rơm rạ, v.v.. sau khi thu hoạch sản phẩm chính của nông nghiệp, hiện nay được sử dụng nhiều để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt, v.v.. và bị đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy, việc bón kali cho cây càng trở nên cần thiết. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tương đối khá, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các loại đất này thường là dưới 1%. Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền Trung nước ta, kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Kali cũng cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ. Để sử dụng hợp lý phân kali cần chú ý đến những điều sau đây:

  • 1.  Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
  • 2.   Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.
  • 3.   Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.
  • 4.   Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
  • 5.   Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.

Các loại cây có phản ứng tích cực với phân kali là: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, sắn, bông, đay, v.v..

Phân kali clorua

Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng. Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali. Cloria kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng chất lượng nông sản. Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa clo. Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Phân kali sunphat

Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%. Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê. Sunphat kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.

Một số loại phân kali khác

Phân kali – magie sunphat có dạng bột mịn màu xám. Phân có hàm lượng K2O: 20 – 30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%. Phân này được sử dụng có hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu. Phân "Agripac" của Canada có hàm lượng K2O là 61%. Đây là loại phân khô, hạt to, không vón cục, dễ bón, thường được dùng làm nguyên liệu để trộn với các loại phân bón khác sản xuất ra phân hỗn hợp. Muối kali 40% có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt. Ngoài hàm lượng kali chiếm 40% trong khối lượng phân, trong thành phần của phân còn có muối ăn với tỷ lệ cao hơn muối ăn trong phân clorua kali. Phân này cần được sử dụng hạn chế trên các loại đất mặn.

Theo Wikipedia

18/8/15

Điển hình như gia đình bà Lê Thị Kim Liên ở xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) hiện có trang trại rộng đến 15 ha, với đủ loại cây trồng như cà phê, cao su, tiêu, cây ăn trái và nuôi cá, bò lai.

Theo lời bà Liên thì trong quá trình sản xuất, bản thân bà luôn trăn trở, suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững, bà đã tham gia vào chương trình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chí 4C của Công ty Nestle. Vì vậy, sản phẩm cà phê của trang trại theo tiêu chí này đạt hiệu quả kinh tế cao so với các hộ trồng theo phương pháp truyền thống bình thường.

Một số hộ nông dân ở xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã tổ chức sản xuất hồ tiêu theo hướng sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phan Tuấn
Từ việc trồng cà phê, bà đã học hỏi, chuyển đổi trồng cây hồ tiêu cũng theo hướng sinh học, bền vững (chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu được sâu bệnh hại). Trong quá trình sản xuất, vườn hồ tiêu được bón phân cân đối, đào rãnh thoát nước để cây không bị úng, tránh làm tổn thương bộ rễ để hạn chế bệnh tuyến trùng và thường xuyên dùng phân bón hữu cơ và thảo mộc.

Nhờ trồng tiêu theo hướng sinh học bền vững, sản phẩm làm ra an toàn, sạch nên đã được Công ty Sơn Hà ở Bắc Ninh-chuyên sản xuất gia vị thu mua hàng năm khoảng 10 tấn tiêu.

Năm 2014, sản phẩm tiêu của trang trại được gửi đi kiểm định tại châu Âu và được cấp chứng chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn GlobalGap, nên giá tiêu bán ra tăng từ 20-30% so với giá thị trường. Hiện nay, gia đình bà đã phát triển được 10 ha tiêu theo hướng bền vững và sinh thái.

Không những vậy, bà đang dự kiến xin các cấp chính quyền thành lập hợp tác xã chuyên sản xuất tiêu sinh học để tập hợp những hội viên nông dân trồng tiêu trên địa bàn.

Tương tự, ông Đinh Xuân Thu, chủ trang trại Thu Thủy Đắk Song ở xã Nâm N’Jang (Đắk Song) hiện cũng có hơn 40 ha đất với đủ loại cây trồng, vật nuôi; trong đó có đến 20 ha hồ tiêu, với sản lượng vài chục tấn tiêu mỗi năm.

Thời gian qua, với việc sản xuất tiêu theo hướng sinh học, có các mặt hàng chất lượng cao như tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu sọ, trang trại đã cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm hồ tiêu luôn được nâng cao, cải tiến về mặt chất lượng và đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh việc thường xuyên giao lưu trong nước, ông cũng đã xây dựng được mối liên kết kinh tế với các công ty nước ngoài như Công ty Sơn Hà Spice của Mỹ, Ned Spice của Hà Lan nhằm kết nối thị trường trực tiếp cho nông dân và mở rộng tầm giao thương quốc tế trong tương lai.

Với cách làm này, gia đình ông đã làm tăng giá trị hàng hóa và tạo ra giá trị gia tăng hơn 500 triệu đồng hàng năm. Thu nhập của trang trại hiện nay vào khoảng 5 tỷ đồng. Năm 2013, sản phẩm hồ tiêu Thu Thủy được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông; năm 2014, đạt danh hiệu sản phẩm nông nghiệp nông thôn cấp huyện, cấp tỉnh và đạt tiêu chuẩn sạch sinh thái (tiêu chuẩn FDA của Mỹ) và năm 2015 đạt tiêu chuẩn GlobalGap.

Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, không ít nông dân đã đổi mới tư duy làm ăn, không ngừng học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, với mong ước là làm sao phát triển nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học, mang tính bền vững, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất, an toàn để thâm nhập vào những thị trường khó tính. Chỉ có như vậy, sản phẩm nông nghiệp của nông dân làm ra mới có giá trị kinh tế cao, không bị thua thiệt trên thị trường thế giới.

 Theo tintaynguyen.com
Hoạt động thương mại sau mùa lễ hội tiếp tục hạn chế do nguồn cung vẫn bị thắt chặt. Trong khi hạt tiêu đen hiện đang giao dịch trên thị trường bị cáo buộc có nguồn gốc từ số tiêu bị nhiễm dầu khoáng được phép phát hành trộn lẫn với nguyên liệu của vụ mới, theo nguồn tin thị trường trên Business Line.

Thị trường hạt tiêu giao ngay vẫn ổn định trong mấy ngày qua do các hoạt động thương mại đều hạn chế. Tuy nhiên thị trường trong nước vẫn hoạt động với yêu cầu ngày càng cao.

Hôm thứ Sáu, ngày 14/8, trên thị trường kỳ hạn, 10 tấn tiêu được giao dịch ở mức giá 635 Rupi/kg.

Các hợp đồng trên sàn Hiệp hội Gia vị IPSTA đều tăng thêm 500 Rupi. Cụ thể, hợp đồng giao tháng Tám tăng lên 67.000 Rupi/tạ (tương đương 10.288 USD/tấn), và hợp đồng giao tháng Chín tăng lên 67.500 Rupi/tạ (tương đương 10.365 USD/tấn).

Giá hạt tiêu giao ngay vẫn không thay đổi ở 62.000 Rupi/tạ (tương đương 9.520 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 65.000 Rupi/tạ (tương đương 9.981 USD/tấn) cho loại tiêu đã sơ chế.

Giá tiêu đặc chủng Ấn Độ xuất khẩu duy trì ở mức 10.700 USD/tấn (c&f) cho hàng giao châu Âu và 10.950 USD/tấn (c&f) cho hàng giao đi Mỹ.

Giá hạt tiêu Sri Lanka tiếp tục giảm nhẹ, với loại tiêu đen 525 – 530 Gr/l có giá 8.900 USD/tấn (fob) và 8.950 USD/tấn (c&f) giao tại Kochi, nguồn tin thương mại cho biết.

Trong khi đó, Indonesia đã nâng giá tiêu Asta lên 10.250 USD/tấn (fob), trong khi tiêu đen Việt Nam cũng đã được báo cáo tăng nhẹ lên ở mức 10.150 USD/tấn (fob).

Giá tiêu đen Brasil loại Asta được bán với giá 9.500 USD/tấn (fob), trong khi loại B1 – 560 Gr/l và loại B2 – 550 Gr/l có giá lần lượt 9.400 USD/tấn và 9.200 USD/tấn (fob).

Nhìn chung, giá tiêu xuất khẩu của tất cả các xuất xứ đều tăng 100 – 150 USD/tấn trong tuần vừa qua.

*Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong tháng 7/2015 đạt 9.425 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 94,55 triệu USD, giảm 32,4 % về lượng và giảm 30,2 % về giá trị so với tháng trước và giảm 21,7 % về lượng nhưng lại tăng 0,3 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 10.032 USD/tấn, tăng 3,18 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2015.

*Tỷ giá : 1 USD = 65,1227 Rupi
Anh Văn
Nguồn: giacaphe.vn
 

15/8/15

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.
Giá tiêu ổn định ở mức cao, cho nên cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên và giúp hàng nghìn hộ nông dân thoát khỏi đói nghèo, vươn lên khá giả.
Sướng, khổ vì hồ tiêu

Hiện nay, Tây Nguyên là vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất nước. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đến cuối năm 2014, diện tích cây tiêu trên địa bàn Tây Nguyên đạt gần 44 nghìn ha, chiếm 51,34% diện tích cả nước. Nhìn ở mặt tích cực, cây hồ tiêu khá phù hợp với điều kiện khí hậu vùng Tây Nguyên, năng suất bình quân đạt 31,4 tạ/ha, sản lượng hơn 83 nghìn tấn, giá trị do cây hồ tiêu đem lại luôn chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các tỉnh. Bên cạnh đó, giá hạt tiêu luôn ổn định ở mức cao, có thời điểm đạt hơn 220 nghìn đồng/kg đã góp phần nâng cao đời sống, giúp nhiều nông dân ở Tây Nguyên không chỉ thoát khỏi đói nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Về huyện Cư Kuin, một trong những địa phương trọng điểm trồng hồ tiêu của tỉnh Đác Lắc, dọc hai bên những tuyến đường liên xã, xuất hiện ngày càng nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố, khang trang, nằm xen trong những vườn tiêu xanh tốt. Nhiều hộ nông dân, chỉ sau vài vụ thu hoạch, không chỉ xây dựng được nhà cửa khang trang mà còn vươn lên khá giả. Ông Nguyễn Văn Sang, quê ở tỉnh Nghệ An vào xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin lập nghiệp từ năm 1986. Thời gian đầu, cuộc sống của gia đình ông hết sức khó khăn do chỉ trồng hoa màu, năng suất thấp, giá cả lại bấp bênh nên thiếu đói quanh năm. Cách đây tám năm, thấy giá hồ tiêu luôn ổn định ở mức cao, nên ông chuyển sang trồng tiêu. Đến nay 2 ha tiêu của gia đình ông bước vào vụ thu hoạch năm thứ năm, có năng suất ổn định 3 tấn/ha, mỗi năm ông thu về khoảng một tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 600 triệu đồng. Cùng nhờ cây hồ tiêu, ông Nguyễn Thanh Hải, huyện Đác Song (Đác Nông) đã thoát nghèo và trở nên giàu có. Từ 500 trụ tiêu ban đầu, đến nay ông Hải đã có trong tay hơn 22 ha, với sản lượng 4 tấn/ha, mỗi năm cho thu nhập gần 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp thời và trở nên giàu có nhờ hồ tiêu. Vì chạy theo phong trào, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, nhiều hộ kinh doanh tiêu đã phải trả giá đắt. Còn nhớ, vào những năm 2004-2005, cây tiêu đã đem lại thu nhập tiền tỷ cho nông dân các xã Đạo Nghĩa, Đác Sin (Đác R’lấp, Đác Nông), nhiều ngôi biệt thự đắt tiền nhanh chóng mọc lên, nhiều nhà còn sắm cả ô-tô để đi lại. Thế nhưng, chỉ một năm sau đó, dịch bệnh đã cướp đi hàng trăm héc-ta, kéo theo hàng trăm hộ dân lâm vào cảnh nợ nần, khó khăn chồng chất.

Việc người dân đua nhau trồng tiêu bất chấp khuyến cáo của chính quyền và ngành chức năng cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Trước hết, việc trồng tiêu ồ ạt, làm phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của các địa phương. Đác Lắc là một trong bảy tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất nước, theo quy hoạch đến năm 2020 diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh là 15 nghìn ha, nhưng đến nay diện tích đã tăng trên 16 nghìn ha. Gia Lai quy hoạch 6.000 ha nhưng đến năm 2015 đã lên đến 13.109 ha. Tương tự, Đác Nông, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ trồng 8.000 ha nhưng đến thời điểm hiện nay đã phát triển vượt mốc 16 nghìn ha, trong đó có gần một nửa diện tích là trồng mới. Không chỉ phá vỡ quy hoạch, việc ồ ạt trồng tiêu không chú trọng đến việc cải tạo đất, xử lý mầm bệnh hoặc trồng trên vùng đất không phù hợp; sử dụng phân hóa học với liều lượng cao, ít quan tâm đến phân hữu cơ và chế phẩm sinh học cho cây tiêu…là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên cây tiêu phát triển mạnh, nhất là các loại nấm bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại bộ rễ đã hủy diệt hàng loạt các vườn tiêu.

Gia Lai với tổng diện tích hồ tiêu đạt 13.109 ha, trong đó đưa vào kinh doanh hơn 7.000 ha, là địa phương được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam xếp vào danh sách sáu tỉnh trọng điểm cây hồ tiêu của cả nước. Thế nhưng, hầu hết giống tiêu hiện tại đều nhiễm bệnh tuyến trùng rễ; rệp sáp gốc, thối thân, vàng lá, thối rễ… Mới đây nhất, qua khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tại hai huyện Chư Sê và Chư Pưh - thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai, sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước từ 25% đến 30%. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi héc-ta tiêu mất từ 150 đến 200 triệu đồng. Cả tỉnh Gia Lai mất khoảng 700 tỷ đến 1.000 tỷ đồng doanh thu từ hồ tiêu. Năm 2014, tỉnh Đác Lắc cũng có hơn 1.400 ha tiêu bị nhiễm bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm; Đác Nông có khoảng 20% diện tích hồ tiêu đang nhiễm bệnh vàng lá chết chậm, 15% diện tích bị bệnh chết nhanh, bên cạnh đó là hàng chục loại bệnh khác cũng khiến sản lượng hồ tiêu ngày càng sụt giảm. Việc ồ ạt mở rộng diện tích cây tiêu còn làm gia tăng tình trạng phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu, mua bán, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên…

Tìm giải pháp để phát triển hồ tiêu bền vững

Rõ ràng, việc phát triển diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên trong những năm qua nằm ngoài quy hoạch, vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Việc người dân ồ ạt trồng tiêu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay chính quyền các tỉnh ở Tây Nguyên không chỉ không quản lý được diện tích mà ngay cả cây giống cũng không quản lý được. Các cơ sở sản xuất, bán cây giống mở tràn lan và bán đủ loại cây giống kém chất lượng, nhưng không ai kiểm tra, xử lý. Đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sâu về cây tiêu, cả nước chưa có vườn ươm giống chuẩn, giống tiêu chỉ được tuyển lựa qua quá trình canh tác của các địa phương nên có hàng chục loại giống, lai tạp khác nhau; điều này ảnh hưởng đến chất lượng hạt và khó kiểm soát dịch bệnh trên cây tiêu. Trong khi đó, hiện nay một số bệnh trên cây tiêu, nhất là bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm vẫn chưa có thuốc đặc trị, tiêu mắc bệnh chết hàng loạt đã gây thiệt hại rất lớn, khiến cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương phát triển thiếu bền vững.
Nhiều địa phương ở Tây Nguyên ồ ạt chuyển sang trồng hồ tiêu.
Thời gian qua, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) và các đơn vị liên quan các tỉnh Tây Nguyên tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm… với mong muốn đưa ra những khuyến cáo hữu hiệu nhằm giúp người nông dân cũng như chính quyền các tỉnh Tây Nguyên hiểu sâu về thực trạng, tiềm năng cũng như mở ra cơ hội để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu theo hướng bền vững. Tại diễn đàn khuyến nông chuyên đề “Phát triển hồ tiêu an toàn theo hướng VietGAP” tổ chức tại Gia Lai, TS Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, chủ đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai” cho rằng: Các loại dịch bệnh ngày càng gia tăng trên cây hồ tiêu ở Tây Nguyên là do giống tiêu bị nhiễm bệnh rễ và vi-rút gây bệnh, trong đó có bệnh chết nhanh, chết chậm. Đặc điểm bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu lây lan rất nhanh, nên quá trình trị bệnh phải đúng thời điểm, dùng thuốc đúng liều lượng và phải đúng quy trình. Theo đó, quy trình phòng, chữa bệnh phải đồng bộ - nghĩa là tất cả các vườn tiêu trong khu vực phải tiến hành biện pháp phòng trừ cùng lúc và thường xuyên. Ở một khía cạnh khác, TS Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia thì cho rằng, nếu dùng mọi biện pháp để tăng năng suất thì quá trình phát triển hồ tiêu sẽ đối mặt với sâu bệnh lây lan. Mới đây, trong hội nghị “Đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu và định hướng phát triển thời gian tới”, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc (Bộ NN và PTNT) đề xuất, việc xây dựng thương hiệu quốc gia “Hồ tiêu Việt Nam” là rất cần thiết và nên làm sớm; đồng thời từng địa phương nên đi vào xây dựng chỉ dẫn địa lý và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc khi cần thiết; từ cơ sở đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu tốt để tổ chức chế biến, tạo ra những sản phẩm cao cấp, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và uy tín của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế.

Hồ tiêu là loại cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ kinh doanh cả chục năm, vốn đầu tư ban đầu lớn. Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, việc nông dân ồ ạt trồng tiêu trong khi chưa được kiểm soát về quy hoạch, giống tiêu, dịch bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật; công tác sơ chế, chế biến còn thủ công, không bảo đảm chất lượng và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… khiến cây tiêu đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững. Vì vậy, để cây tiêu phát triển bền vững, theo TS Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông- Lâm nghiệp Tây Nguyên thì các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, các nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào...Vấn đề quan trọng nhất vẫn là việc phòng trừ bệnh hại trên cây tiêu, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, trong đó phòng bệnh có vai trò quyết định.

Cây hồ tiêu là thế mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời đóng góp lớn vào sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Việc giúp người dân ổn định vùng chuyên canh, tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản đang rất cần sự chung tay vào cuộc của các nhà quản lý cũng như các cơ quan chuyên môn nhằm tìm hướng đi thích hợp để cây hồ tiêu phát triển một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Bài và ảnh: Nhóm PVTT tại Tây Nguyên 
Nguồn: nhandan.com.vn

6/8/15

Lão nông Bhaskar Save
Đến với nông nghiệp hữu cơ từ việc sớm nhận ra cái vòng luẩn quẩn của việc sử dụng phân hóa học, Bhaskar Save ngày nay nổi tiếng khắp thế giới bởi những triết lý canh tác hài hòa với thiên nhiên và hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của hóa chất.

Bhaskar Save sinh năm 1922 trong một gia đình có truyền thống làm nghề nông ở một ngôi làng xinh đẹp thuộc Dihri, bang Gujarat, tây bắc Ấn Độ. Ông có tuổi thơ hạnh phúc và khi nhớ về những năm tháng trưởng thành của mình, ông nói: “Trồng trọt là một phần tự nhiên, thuộc về văn hóa của cuộc sống, và thay đổi tùy theo mùa. Nó là một nghề đẹp đẽ, chứ không phải một cuộc vật lộn đầy những khổ sở và lo lắng mà các phương thức canh tác hiện đại đã biến nó thành như vậy.” Bhaskar Save lớn lên trên đồng ruộng của gia đình, trồng những nông sản truyền thống như lúa, đậu và rau. Trong hơn 10 năm là nhà giáo, ông vẫn thường xuyên làm việc ngoài đồng tất cả các ngày từ 6 giờ đến 10 giờ.

Giã từ hóa chất

Năm 1951, cùng với việc làm hệ thống tưới tiêu, ông trở thành người đầu tiên ở làng sử dụng phân bón hóa học. Ông bắt đầu có những vụ mùa bội thu tới mức giám đốc một công ty phân bón đã trao cho ông quyền đại diện để tiếp thị sản phẩm! Ông đã bị thuyết phục, cũng như đi thuyết phục người khác về hình thức trồng trọt mới và trở thành “người nông dân kiểu mẫu” trong những ngày đầu của “cuộc cách mạng Xanh”. Giữa những năm 1950, ông mua một héc-ta đất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây chính là nền tảng cho nông trại Kalpavruksha hiện nay của ông. Nhưng Save sớm nhận ra rằng, ông đã đi vào vòng luẩn quẩn với việc sử dụng phân hóa học. Để tránh giảm sản lượng, ông phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón vô cơ.

Mahatma Gandhi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Bhaskar Save từ rất sớm. Những ý tưởng của Gandhi đã tạo cảm hứng cho “thí nghiệm hữu cơ với sự thật” của Save – như cách ông gọi sự chuyển đổi của mình sang canh tác hữu cơ.

Ban đầu, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Nhưng – cũng chính lúc đó – ông nhận ra rằng, ông đã được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, khiến ông thu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên chuyển hướng canh tác (Ông không chuyển đổi toàn bộ trang trại sang canh tác hữu cơ ngay. Trước hết, với những sản phẩm rau để bán, ông vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học). Kết quả, ông đã gần như nhân đôi số ruộng và xây được một căn nhà nhỏ cho gia đình mình. Đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm rau (do thừa cung), ông chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lấy hạt. Cuối cùng, ông chấm dứt sử dụng mọi chất hóa học trên nông trại. Ngày càng có những phát triển đa dạng trên cánh đồng của ông: không chỉ có chuối, ông còn trồng cả dừa và đu đủ. Ông đã xây dựng hệ thống luống đánh cao, được ngăn cách bởi các rãnh tưới tiêu, để trồng cây. Dần dần, hình thức canh tác hữu cơ đem lại năng suất cao hơn (trong khi chi phí lao động đầu vào giảm đáng kể), dẫn đến thu nhập tăng.

Save chia sẻ kiến thức sâu rộng của mình đến những người khác bằng cách viết báo và góp phần vào việc xuất bản các ấn phẩm được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Trong ba thập kỉ qua, hàng chục bài báo đã viết về Bhaskar Save và phương thức canh tác hữu cơ của ông – không chỉ bằng tiếng Anh mà còn bằng tiếng Marahati, Gujarati, Hindi và một số thứ tiếng khác.

Triết lý của Save

Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.

Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản.
Tôi tin tưởng rằng chỉ bằng cách canh tác hữu cơ trong sự hài hòa với thiên nhiên thì Ấn Độ mới có thể cung cấp được nguồn thực phẩm phong phú và lành mạnh một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người – đó là được sống khỏe mạnh, có nhân phẩm và hòa bình.
Bhaskar Save
Save cho rằng, điều đầu tiên cần phải hiểu là không được làm gì ảnh hưởng đến sáu yếu tố của cuộc sống và không can thiệp vào các nguyên tắc sau:

1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.

2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại!

3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.
4. Con người có quyền gieo hạt và quả, nhưng chỉ có khoảng 10 – 15% những gì được gieo sẽ phát triển. Còn lại 85 – 90% có thể được sử dụng để tái tạo độ màu mỡ của đất.

5. Phần còn lại của cây trồng, các sinh vật sống của lòng đất có quyền sử dụng.
6. Nông nghiệp là một hoạt động thiêng liêng, và vì nó chăm sóc cho trái đất của chúng ta, nó khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tất cả hoa lợi của bạn đều là lợi nhuận.

Bhaskar Save đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng khác nhau, trong đó phải kể đến giải thưởng “Nông dân trồng dừa giỏi nhất” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Ông thường xuyên được mời tham gia tư vấn và giảng dạy. Nhưng việc ông thích nhất là nói chuyện với những người nông dân tập sự. Mỗi thứ bảy, lại có rất đông người đến gặp Save và thăm nông trại của ông để học hỏi những kiến thức về canh tác hữu cơ.

Những kiến thức, kinh nghiệm của Bhaskar Save đều được ghi lại Bharat Mansata – một nhà khoa học tình nguyện đi theo Bhaskar Save từ hơn 30 năm nay- ghi lại. Bharat Mansata cũng là người đứng tên xuất bản mọi ấn phẩm của người nông dân tài hoa này.

Năm 2006, Bhaskar Save đã viết và xuất bản một loạt bức thư ngỏ với các chứng cớ mạnh mẽ gửi đến M.S. Swanimathan, người được coi là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ và cũng là Chủ tịch Ủy ban Nông dân Quốc gia. Sự phê phán của Save dành cho Swanimathan rất dữ dội và... dũng cảm: “Ngài là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ, cái đã mở tung cửa cho các chất độc từ hóa chất nông nghiệp, tàn phá các mảnh đất và cuộc sống của hàng triệu người nông dân Ấn Độ trong suốt 40 năm qua.”

Mặc dù lên tiếng chỉ trích, nhưng Save vẫn giành được sự kính trọng của Swanimathan. Swanimathan đã viết thư trả lời Save: “Tôi ngưỡng mộ công việc của ông từ lâu và tôi rất biết ơn về những gợi ý chi tiết, [...] những nhận xét và kiến nghị có giá trị. Chúng tôi sẽ xem xét chúng.” Những bức thư của họ sau này được xuất bản dưới tên gọi “The great agricultural challenge” (Thách thức lớn về nông nghiệp) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Giải thưởng One World Award của IFOAM1 tôn vinh Bhaskar Save như một trong những người tiên phong và có ảnh hưởng nhất trong phong trào canh tác hữu cơ. Với bề dày sáu mươi năm kinh nghiệm, ông đã truyền cảm hứng và động viên ba thế hệ nông dân Ấn Độ đi theo hình thức canh tác này. Save là minh họa cho sức mạnh của việc giáo dục theo hướng “từ nông dân đến nông dân” và thật không có gì quá khi người ta ca ngợi ông như “Gandhi của nền nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ”.

Đất: Đất đang sống và những người theo đạo Jain đều có ý thức sâu sắc về điều này. Hàng triệu vi sinh vật tồn tại trong lòng đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được  sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ.

Chúng tôi chủ trương canh tác một cách tối thiểu trên mảnh đất đã được phát triển để sử dụng từ khi chúng tôi mới bắt đầu, không nên sử dụng đất quá mức (mặc dù rất khó để có thể đạt được điều này!)

Hãy nghĩ đến những cánh rừng, chúng tự tái sinh và tạo ra bầu không khí trong lành và có thể tự bảo vệ mình khỏi những xáo trộn mà con người gây nên. Đây là một ví dụ của việc thiên nhiên tự bảo vệ mình. Trong rừng có hổ và rắn như những người bảo vệ nhưng hãy nghĩ đến cả những chú voi và bàn chân to lớn của chúng đã giúp làm đất trở nên tơi xốp. Thiên nhiên tự vệ và thiên nhiên bảo vệ.

Cỏ dại: Cỏ dại là một phước lành. Chúng có thể bảo vệ mặt đất khỏi bị xói mòn do nắng mặt trời, mưa và gió. Hãy quản lý và kiểm soát cỏ dại, chứ không phải tiêu diệt chúng. Hãy xem cỏ dại là lớp mùn cho mặt đất, sẽ là đất trọc nếu bạn diệt trừ cỏ dại. Như cái đầu của một người hói, tóc/cây sẽ không mọc trở lại. Cỏ dại sẽ không gây hại nếu như nó không cao hơn cây trồng của bạn.

Các công đoạn của trồng trọt

Hoạt động trồng trọt gồm năm công đoạn: Làm đất - Bón phân - Tưới nước – Bảo vệ cây trồng - Làm cỏ. Người nông dân có thể cần nước để tưới nhưng thường thì tự nhiên sẽ tự chăm sóc tất cả những mảng được đề cập phía trên. Với phương thức canh tác hữu cơ, bạn chỉ cần 10 – 15% nước so với các cách thức trồng trọt truyền thống.

Làm đất: Giun đất thật tuyệt vời! Một ngày, chúng trở lên mặt đất 10 – 15 lần để hít thở và chính nhờ vậy mà chúng đã giúp đất thông khí. Giun đất tiêu thụ một lượng vi sinh vật bằng 1.5 lần trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày và khi tiêu thụ các vi sinh vật,
chúng giải phóng vào lòng đất các khoáng chất cần thiết như ni tơ, ma giê, v.v. Thông qua sự bài tiết của giun đất, mặt đất trở nên màu mỡ và nhờ quá trình hô hấp của loài vật này mà mặt đất được cung cấp đủ ô xi và độ ẩm.

Bón phân: Các chất phân hủy rất quan trọng cho sự màu mỡ và độ ẩm của đất. Chất hữu cơ không phải là thức ăn cho đất nhưng là thức ăn cho các loài động vật, mà phân của chúng giúp nuôi dưỡng đất.

Tưới tiêu: Đất cần ít nước hơn bạn tưởng. Ta cần độ ẩm, chứ không phải lũ lụt, ngập úng hay tưới quá nhiều. Đất cần đá để thông khí và tiếp nhận nước một cách vừa phải. Bạn không nên tưới quá nhiều, vì như thế đất sẽ mất ô xi và cây trồng sinh trưởng không tốt.

Rễ cây sẽ vươn dài tương ứng với độ rộng của tán lá phía trên mặt đất. Nên tưới nước dưới bóng râm và tưới ở vị trí tương ứng với mép của tán lá, để kích thích rễ cây phát triển.

Bảo vệ cây trồng: Trong số 1,25 triệu loài côn trùng thì chỉ có 1% tấn công thực vật. Thuốc trừ sâu có khả năng diệt trừ các loài côn trùng gây hại, nhưng không loại bỏ được trứng của những loài này, cho nên cũng không đạt hiệu quả cao. Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu không được khuyến khích trong canh tác hữu cơ.

Xen canh là cách thức tốt hơn để bảo vệ cây trồng bằng việc trồng những giống cây thu hút sâu bọ ra khỏi các cây trồng chính. Những giống cây có thể sử dụng cho mục đích này có cây Neem (có vị chát) và cúc vạn thọ (khiến côn trùng vô sinh).

Bhaskar Save
Nguồn: Internet
Theo thống kê mới nhất  của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 200.000 người phát hiện bị ung thư. Chất độc từ khắp nơi trên thế giới đang đổ về VN vì chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn hợp lý mà quan trọng hơn là vì những khoản lợi nhuận kếch sù của các doanh nghiệp.

Có những chất độc được ghi cụ thể để người dân còn biết đường phòng tránh, nhưng còn nhiều chất độc khác được ngụy trang thành chất bảo quản, chất gia vị. Riêng chất độc trong phân bón đang thực sự trở thành mối họa tiềm ẩn với nông dân.

Chất độc thành phân bón lá cao cấp

Vì có người nhà mắc bệnh mỡ máu nên vừa qua trên đường từ huyện Tháp Mười, tỉnh Đông Tháp chúng tôi ghé mấy ao sen ở xã Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười) tính xin mấy lá sen về làm thuốc. Vừa bước vào căn chòi bên bờ ao chợt xộc lên mùi cay nồng chảy cả nước mắt – chủ ao sen đang pha thuốc chuẩn bị xịt cho sen, tôi nhìn chai thuốc hóa ra đấy là PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP BOOM FLOWER-n của Công ty BVTV An Giang, thành phần hóa chất được ghi rất cụ thể: Nitro Benzen: 20%; Chất trải bề mặt: 40%; Phụ gia: 40%.

Thật bất ngờ chất độc Nitro Benzen lại được đăng ký và quảng cáo rất rầm rộ với tên thương mại Boom Flower-n. Trên trang web của Công ty BVTV An Giang có tới 28 bài viết mô tả Nitrobenzen như một loại…thần dược, nào là tăng năng suất trên lúa, chống ngộ độc hữu cơ, hồi phục sức khỏe cho lúa khi bị xịt thuốc rầy quá nhiều, rồi hạn chế rụng quả, tăng năng suất cho cà phê…Bạo hơn, Cty còn khuyến cáo dùng “PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP” này cho cả cây rau màu ngắn ngày từ hành lá tới đậu đỗ, dưa leo, khổ qua, dưa hấu, cà chua…

Đặc biệt nguy hiểm và tệ hại hơn khi bà Nguyễn Thị Tân, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây ăn quả & cây công nghiệp tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Boom Flower rất phù hợp cho giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng cây chè tại tỉnh Lâm Đồng”.

Không chỉ quan chức cấp tỉnh phía Nam “ủng hộ hoành tráng” như bà Tân mà Nitrobenzen cũng được một số quan chức ở vùng vải thiều Hải Dương và một số tỉnh phía Bắc “nhiệt liệt hoan nghênh”. Xa hơn, Cty BVTV An Giang còn đưa “PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP” này vào chương trình quảng bá rầm rộ nhất ngành NN&PTNT “Cùng nông dân ra đồng”, thậm chí còn thông qua Trường Đại học Cần Thơ để rao cùng sinh viên.
Nông dân đang sử dụng phân bón lá mà không biết trong đó có chất độc
Không phải một “bom” mà rất nhiều “bom”

Khi đi tìm hiểu để viết bài này chúng tôi mới biết không chỉ một Cty BVTV An Giang giàu có đã dám đưa Nitrobenzen làm phân bón mà rất nhiều công ty khác nhỏ hơn, nghèo hơn cùng ăn theo, cùng đăng ký là PHÂN BÓN LÁ và cùng “nổ” như…bom. Trên thị trường hiện có trên 10 loại sản phẩm “ăn theo”, nào là Bom vàng (BOM Gold) của Cty TNHH Hóa Nông, nào là Bom Mỹ (BOM USA) của Cty TNHH Á Châu, nào là Bom bi (BOM bi Muti Super) của Cty Nông Việt Đức, nào là BOM mới (BOOM newer) của Cty TNHH Tấn Hưng, nào là siêu BOM (Super BOM) của Cty TNHH Anh Em…Trong hàng loạt “Bom” trên đều được trình bày nhãn đẹp, kiểu chai, công dụng, cách dùng na ná như Boom Flower-n của Cty BVTV An Giang.

Điều nguy hiểm hơn là trong thành phần công bố chỉ có sản phẩm MDV BOMY (của MDV Agrochem) ghi có Nitrobenzen như Boom Flower-n còn các sản phẩm khác đều giấu nhẹm chất độc trên mà chỉ ghi chung chung là khoáng, vi lượng và vitamin. Ví dụ nhãn của Bom Gold ghi: Khoáng đa trung vi lượng, vitamin, kích thích sinh trưởng; Bom USA ghi: Khoáng đa trung vi lượng; Bom newer ghi: Các khoáng đa trung vi lượng, Super Bom ghi: Các khoáng đa trung vi lượng, Nitro phenol; Bom bi ghi: Các khoáng đa, trung, vi lượng, hữu cơ…

Mặc dù giấu nhẹm chất độc Nitrobezen nhưng khi đọc qua công dụng và thành phần cũng như ngửi mùi cay nồng xốc đến ói mửa thì có thể khẳng định – Nitrobenzen là thành phần chính của những “PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP” trên.

Ý kiến của TS Nguyễn Trung Bình, Trưởng bộ môn Đất- Phân (Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam)

Với cây trồng, Nitrobenzen là chất ức chế sinh trưởng. Năm 2006, chính tôi đã làm khảo nghiệm chất này nhưng lúc đó ý kiến các nhà khoa học chưa thống nhất với nhau. Nitrobenzen rõ ràng là một chất độc, nhưng vẫn có thể dùng cho nông nghiệp, nhưng để quản lý được, có chỉ định cụ thể, có cảnh báo an toàn thì theo tôi không nên để đăng ký bên phân bón mà phải được quản lý bên thuốc BVTV.

Hơn nữa trong quyết định 100/2008/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về quản lý phân bón có ghi rằng “Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng so với khối lượng sản phẩm đối với phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thì định lượng bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng 5%”, nên việc đưa chúng khỏi danh mục phân bón là cần thiết.

Nitro Benzen độc hại như thế nào?

Theo những tài liệu về hóa học mà chúng tôi có được Nitrobenzen có công thức C6H5NO2, công thức cấu tạo có nhân thơm benzen điển hình, được dùng trong công nghiệp sản xuất anilline, xà phòng, xi đánh giày, thuốc nhuộm, thuốc nổ và thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng cây trồng…

Độc tính của Nitrobenzen được ký hiệu R23: Độc qua đường hô hấp, R24: Độc qua tiếp xúc với da, R25: Độc qua đường tiêu hóa, R40: Cơ sở của tác nhân gây ung thư, R48: Độc nếu tiếp xúc lâu dài, R51: Độc với động vật thủy sinh, R62: nguy cơ giảm khả năng sinh sản.

Trên người: khi tiếp xúc qua da làm da bỏng rát; khi thở phải gây thiếu ôxy trong máu; khi nuốt phải bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê và ngừng thở. Liều gây chết qua đường miệng từ 1- 5 gam. Những người thường tiếp xúc sẽ mắc chứng thiếu huyết cầu tố, ngộ độc gan (gan to, vàng da, biến đổi hóa tính huyết thanh, lách to), ngộ độc thần kinh (nhức đầu, nôn ói, choáng, mất thăng bằng, mất cảm giác tay chân…), tiềm ẩn gây ung thư…

Thời gian phân hủy của Nitrobenzen tùy thuộc nhiều yếu tố nhưng từ 64 ngày – 125 ngày.

Còn nhớ “một Chernobyl hóa chất” xảy ra ngày 13/11/2005 tại NM Hóa chất Cát Lâm, tỉnh Hắc Long Giang – Trung Quốc làm 100 tấn Benzen và Nitrobenzen tràn ra môi trường khiến cho 10.000 người phải sơ tán và cá trên sông Tùng Hoa chết trắng kéo dài cả 100km.






Theo báo Nông Nghiệp
    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com