Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

30/8/15

1. Thị trường thế giới:

Giá hạt tiêu tại thị trường Ấn Độ trong tháng 8 biến động cả tăng và giảm. Nửa đầu của tháng, giá tiêu bắt đầu xu hướng giảm sau khi tiếp tục tăng trong tháng trước do áp lực bán ra sau khi một lượng lớn hàng hàng được đưa ra thị trường tại một thời điểm không có nhu cầu trong nước. Các nhà xuất khẩu đã có cam kết giao hàng trước đó được gom hàng và họ là những người mua duy nhất trên thị trường. Áp lực bán cũng được nhìn thấy ở một số thị trường chính. Thị trường trong bối cảnh nhu cầu yếu và các hoạt động hạn chế bởi những báo cáo về xu hướng nguồn cung tốt hơn ở các thị trường nước ngoài. Tại thị trường Việt Nam và Indonesia – 2 quốc gia sản xuất cạnh tranh với thị trường Malabar giá tiêu giảm rất nhanh. Vì thế, người mua hàng và các nhà xuất khẩu cả hai phía cũng như các nhà mua gom nội địa đang được báo cáo đứng ngoài thị trường, lượng hạt tiêu giao dịch trên thị trường rất ít. Đồng thời, tất cả mọi người đều đang chờ đợi giá giảm hơn nữa. Hôm 7/8, giá giao giảm xuống mức 62.000 Rs/tạ (tiêu xô) và 65.000 Rs/tạ (tiêu chọn), so với 63.300 Rs/tạ và 66.300 Rs/tạ tương ứng vào phiên giao dịch cuối tháng 7. Tuy nhiên, thị trường kỳ hạn đã có chuyển động tăng trên dự báo về sự tăng giá. Trên sàn giao dịch IPSTA, các hợp đồng giao tháng 8 và tháng 9 đã tăng 500 Rs lên 68.000 và 68.500 Rs/tạ. Giá xuất khẩu giảm xuống mức 10.400 USD/tấn C&F cho châu Âu và 10.150 USD/tấn cho Mỹ. Sri Lanka tiếp tục giảm giá tiêu của họ và tiêu 525-530 GL được báo cáo có sẵn ở mức giá 9.000 USD/tấn C&F Kochi. Indonesia đã nâng giá cho tiêu ASTA từ 9.900 USD lên 9.920 USD/tấn, trong khi Việt Nam cũng báo giá ở mức 10.150 USD/tấn.
Giá bắt đầu tăng trở lại hôm 14/7 trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt cùng sức mua tốt. Tuy nhiên, tại thị trường quốc tế, Ấn Độ và Việt Nam giá đã ở mức quá cao và do đó không thể cạnh tranh. Indonesia, Bra-xin và Sri Lanka cung cấp hạt tiêu tại mức giá thấp hơn. Sri Lanka được cho là đã bán được 10 container cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ ở mức giá 9.000- 9.100 USD/một tấn, trong khi khi các đại lý ở Mumbai và Delhi được cho là đã mua 7-8 container ở mức 9.000 USD/ tấn.

Các nhà xuất khẩu là những người mua duy nhất, trong khi không có người bán ở các thị trường chính do họ giữ hàng với hy vọng giá cao hơn trong mùa vụ tới. Các nhà tái chế đã được báo cáo là mua ‘hạt tiêu bị cáo buộc nhiễm độc’ và bán nó cho các nhà xuất khẩu. Nhu cầu trong nước đã không tăng do nhiều trung tâm phía bắc Ấn Độ có hàng tồn kho với số lượng nhỏ tiêu nhiễm độc. Ngày 19/8, 10 tấn tiêu bán thành phẩm được giao dịch mức 645 Rs/kg. Giá giao ngay tăng lên 63.000  Rs/tạ (tiêu xô) và 66.000 Rs/tạ (tiêu chọn). Các hợp đồng giao tháng chín trên IPSTA tăng lên mức 68.500 Rs/tạ. Thị trường nước ngoài đã cho thấy một xu hướng dễ dàng hơn. Các nhà xuất khẩu báo cáo đã nhập khẩu tiêu 525 GL của Sri Lanka ở mức 8.950 USD/tấn. Indonesia cung cấp tiêu Lampong Asta ở mức 10.000 USD/tấn C&F Ấn Độ. Việt Nam chào bán tiêu V Asta ở mức 10.200 USD tấn, trong khi Brazil Asta ở mức 9.450 USD/tấn (FOB). Giá xuất khẩu của Ấn Độ ở mức 10.450 USD/tấn C&F đối với châu Âu và 10.700 USD/tấn cho Mỹ.

2. Thị trường trong nước:

2.1 Diễn biến giá:

Giá thu mua hạt tiêu trong nước trong tháng 8 biến động cả tăng và giảm. Những ngày đầu tháng giá đã bắt đầu hạ nhiệt sau khi chững lại vào tuần cuối tháng 7 do bị tác động bởi giá tiêu thế giới cũng đang trên đà giảm trước những thông tin tốt về nguồn cung đưa ra thị trường. Tuy nhiên, sau đó giá tăng mạnh trở lại. Lượng tiêu tồn kho từ phía các nông dân không còn nhiều, một số tồn trữ chờ bán ở mức giá cao. Thị trường được báo cáo cũng có sức mua nhiều so với thời gian trước. Giá trong nước hiện đang có biến động lớn, doanh nghiệp khó mua đủ số lượng cùng với yêu cầu chất lượng của các nhà nhập khẩu khiến nhiều DN không dám mạo hiểm đẩy mạnh xuất khẩu.

Tính đến ngày 24/8, giá thu mua tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai/Bà Rịa-Vũng Tàu/Đắk Lắk/Bình Phước, lần lượt ở mức 194/200/196/198 nghìn đồng/kg, trung bình giảm 12.000 đ/kg so với tháng trước.

2.2 Sản xuất:

Giá xuất khẩu cà phê, cao su đang ở mức thấp, trong khi giá xuất khẩu hồ tiêu vẫn giữ ổn định ở mức cao khiến nông dân ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mạnh dạn chặt bỏ cà phê, cao su để trồng tiêu.

Trên thực tế, việc chặt bỏ này đã xuất hiện từ cuối năm 2014, khi giá cao su giảm mạnh, diện tích chặt bỏ đã mở rộng hơn nhiều! Hiện nay, diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên đã đạt mức 50.000 ha, vượt mức quy hoạch đến năm 2020 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Riêng mùa mưa năm nay các tỉnh trồng mới không dưới 5.000ha, trong đó Đắk Nông trồng gần 2.500ha.

Trong quy hoạch phát triển hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm, nhưng hiện nay đã tăng lên 80.000 ha.

2.3 Xuất nhập khẩu:

Trong khi một số mặt hàng chủ lực như cà phê, gạo, cao su… giảm mạnh cả về khối lượng, kim ngạch, thì xuất khẩu hồ tiêu giảm hơn 20% về khối lượng nhưng giá trị vẫn tăng.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7/2015 ước đạt 10.000 tấn, với giá trị đạt 104 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2015 lên 98.000 tấn, giá trị 920 triệu USD, giảm 20,6% về khối lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị.

Giá tiêu xuất khẩu hiện đang cao kỷ lục trong lịch sử ngành hồ tiêu, với 2 mặt hàng tiêu đen và trắng.Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện tiêu đen xuất khẩu có giá 8.860 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.683 USD/tấn. Giá tiêu tăng cao như vậy, được các chuyên gia phân tích là lượng cầu không nhiều biến động so với năm trước, nhưng so với cung, cầu vẫn cao hơn.

Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, với 39,84% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (41,5%), Thái Lan (38,8%), và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (34,7%).

Dự báo tình hình xuất khẩu những tháng cuối năm, bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch VPA, cho biết tuy số lượng xuất khẩu có thể không bằng 2014, nhưng với giá xuất khẩu trên 9.000 USD/tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có thể đạt 1,2 tỷ USD như năm trước. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thế giới năm nay sẽ cao hơn năm trước, đặc biệt là một số thị trường lớn như Trung Quốc đang tăng mạnh sẽ khiến giá khó giảm nhiều.

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com