Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

26/11/15

Tại cuộc họp Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC), Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý về việc thành lập sàn giao dịch tương lai hồ tiêu tại TPHCM

Trong cuộc họp Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 43 được tổ chức ngày hôm qua, ông Rajani Ranjan Rashmi, phó chánh thư ký Bộ Thương mại và Công nghiệp của Ấn Độ cho biết nước này và Việt Nam đã đồng ý về việc sẽ mở một sàn giao dịch tương lai hồ tiêu cho toàn Việt Nam tại TPHCM. Trong hôm nay, 2 bên sẽ chính thức ký kết một biên bản ghi nhớ chung về điều này.

Hiện tại, một phái đoàn của Việt Nam đã đến thăm các cơ quan thực hiện giao dịch tương lai ở thành phố Mumbai để nghiên cứu hoạt động giao dịch đặc biệt này.

Phát biểu tại phiên họp khai mạc Hội nghị IPC, ông Rashmi nói: "Sàn giao dịch mới này sẽ thúc đẩy tính minh bạch trong giá cả hồ tiêu... Giá cả sẽ được ổn định hơn thông qua sự minh bạch".

Theo ông Rashmi cho biết, vào năm ngoái giá hạt tiêu đã tăng lên khá cao và thậm chí xác lập kỷ lục là 9,90 USD/kg đối với tiêu đen và 13,57 USD/kg đối với tiêu trắng vào thời điểm tháng 10 năm 2014, và vẫn được duy trì ở mức cao cho tới tháng 10 mới đây. Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của toàn thế giới trong năm 2014 đạt khoảng 2,3 tỷ USD.

Ngoài ra, ông Rashmi cũng nhấn mạnh về việc tiêu chuẩn hóa chất lượng của hạt tiêu đen, và khuyến khích việc xây dựng hình ảnh cho tiêu thành một sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Ông nói: "Tiêu nên được xử lý, đóng gói và tạo dựng thương hiệu thành một sản phẩm dinh dưỡng, thảo dược hay nguyên liệu mỹ phẩm".

Trong cuộc hội nghị lần này có khoảng 250 đại biểu từ các nước thành viên trong IPC bao gồm Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam. Cuộc họp sẽ thảo luận về những tiến bộ gần đây trong canh tác hồ tiêu, sản xuất, chế biến, tiếp thị, cải thiện chất lượng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm tiêu cũng như xúc tiến hợp tác thương mại giữa các bên.



Nguyệt Nhi
Theo Nhịp cầu đầu tư
Trong đất hiện diện nhiều nhóm sinh vật khác nhau bao gồm: động vật nhỏ, thực vật và vi sinh vật có thể có ích hay có hại cho nông nghiệp. Các động vật nhỏ bao gồm: chuột, chuột chũi, trùng đất, các loại côn trùng, mối, động vật nhiều chân như rết, cuốn chiếu, tuyến trùng, sên, ốc v.v…,trong quá trình sống, chúng góp phần di chuyển các tàn dư thực vật từ nơi này đi nơi khác, trộn lẫn chúng với đất,…như trong trường hợp trùn đất và các động vật hay đào bới.

Một số sinh vật như actinomycetes, tảo, vi khuẩn và nấm cũng hiện diện trong đất. Các hoạt động của các vi sinh vật này có ý nghĩa quan trọng việc cải thiện cơ cấu đất, độ thoáng khí, độ ẩm rút nước và làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trở nên hữu dụng cho cây trồng. Mặc dù các vi sinh vật cũng yêu cầu dưỡng chất và oxigen cho quá trình biến dưỡng của nó, và như thế cạnh tranh với cây trồng, các lợi ích do chúng mang lại lớn hơn nhiều.

Trong các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất, vi khuẩn chiếm nhiều nhất về số lượng. Thường trong các loại đất vi khuẩn chiếm tỷ lệ trung bình từ 80-90% tổng số vi sinh vật. Trong các loại vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng…xạ khuẩn và vi nấm chiếm 8-10%. Còn lại là các nhóm tảo đơn bào và nguyên sinh động vật. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo loại đất, tầng đất chế độ canh tác, thời vụ, khu vực, địa lý…

Quần thể vi sinh vật thường phân bố ở tầng 0 – 20cm. Tầng đất này là nơi có điều kiện môi trường thích hợp nhất cho vi sinh vật phát triển như: độ ẩm,nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng.

Các vi sinh vật đất có vai trò quan trọng trong các quá trình sau:


• Phân hủy chất hữu cơ:
chúng phân hủy và tiêu hóa các tàn dư thực vật và các chất hữu cơ khác qua hoạt động hóa học với sự trợ giúp của các enzym. Nhóm này tham gia mạnh mẽ vào các quá trình chuyển hóa vật chất trong đất, góp phần khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên (chu trình nitơ, cacbon, photpho, lưu huỳnh).

• Khoán hóa các chất hữu cơ: qua quá trình này các chất dinh dưỡng nằm trong cấu trúc sinh hóa của các chất hữu cơ bị phân giải và chuyển sang dạng hữu dụng mà cây trồng có thể hấp thụ được. Thí dụ chất hữu cơ chứa N ( protein, axit amin) thông qua các quá trình amôm hóa, quá trình nitrat hóa.
vi khuẩn vi khuẩn vi khuẩn

Chất hữu cơ ------------>NH4+ ---------------> NO2- -------------- > NO3-
(protein bị phân giản thành các amino axít) (dạng cây hút)
Quá trình phản nitrat hóa: NO3- ---> NO2- ----> NO -----> N2

• Cố định đạm (tiến trình chuyển hóa nitrogen trong khí quyển thành dạng cây có thể hấp thụ): vi khuẩn cố định đạm Rhizobium là một thí dụ, chúng sống trong nốt sần rễ cây họ đậu, có khả năng hút và chuyển hóa nitơ tự nhiên trong không khí thành N cung cấp cho cây, sau khi cây chết và bị phân giải, sẽ cung cấp và làm gia tăng hàm lượng nitơ trong đất.

Vi khuẩn nốt sần trong cây họ đậu có thể cố định được từ 55 – 144 kg N/ha/vụ.

• Yểm trợ cho sự hữu dụng và hấp thụ của chất phospho(lân) và các dưỡng chất khác (N, Zn): Một loại nấm tên là Mycorrhiza có thể xâm nhập vào mô vỏ của rễ cây, sử dụng các loại thức ăn do rễ tạo ra, nhưng đồng thời cũng tạo ra một dạng lưới sợi nấm kết dính với keo đất bao quanh rễ, các nguyên tố dinh dưỡng như phospho bám lên màng này ở dạng hữu dụng và rễ cây có thể hấp thụ dễ dàng.

Ngoài ra có sự hiện diện của một số vi sinh vật gây hại như các tác nhân gây bệnh truyền lan qua đất.



PHAN TUẤN TRIỀU

24/11/15

Tranh thủ lúc bệnh cảm cúm đang hoành hành, phân tích một vài bài giúp đỡ phần nào bà con nông dân. Nói

Bài này xin được chia sẻ với bà con về nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Bài viết này cũng chỉ là một số suy nghĩ hạn hẹp của tôi một người vác tù và hàng tổng. Nếu bà con có ý kiến gì đóng góp xin cứ chia sẻ thêm trên tinh thần xây dựng. Tôi sẵn sàng làm học trò để học hỏi lại từ bà con. Sự học là vô tận. Tôi có được kiến thức và kinh nghiệm như ngày hôm nay một phần nhờ các Thầy Cô đã dìu dắt và tạo ra nền tảng cơ bản, nhưng phần nhiều để phát triển được phải nhờ đến các bác nông dân chia sẻ thẳng thắn và chân tình những quan sát và ghi nhận của họ cho tôi.

Như tất cả mọi người đều biết, tình hình dịch bệnh trên hồ tiêu hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng. Có những loại bệnh có thể nói là vô phương cứu chữa như bệnh chết nhanh. Tất cả mọi vấn đề đều có nguên nhân của nó. Tôi xin được chia sẻ một vài nguyên nhân có thể có dẫn sự bùng phát của dịch bệnh trên cây hồ tiêu này.

1. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là biến đổi khí hậu. Nguyên nhân này có thể nói là tại trời.
    Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về môi trường sống của cây. Điều này có thể dẫn đến cây bị sock. Đặc biệt là cây trồng sức đề kháng yếu hơn cây hoang dại nên việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức chống chịu của cây đối với dịch bệnh. Điều này lý giải tại sao cây ở rừng rất ít khi bị bệnh, trong khi cây trồng chăm sóc như chăm con mà vẫn cứ lăn ra bệnh và chết.

    Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về cán cân cân bằng của các loại vi sinh vật trong đất. Sự biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng hay giảm bớt vi sinh vật có và hay có hại. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong hệ đất. Không cần biết vi sinh vật có lợi hay có hại tăng lên, nhưng sự phát triển ưu thế của một loài cũng dẫn đến những thiệt hại đáng kể. Cái này chúng ta phải học lão Càn Long thời nhà Thanh trung quốc. Ông này chắc chắn biết Hòa Thân là tham quan. Nhưng tại sao ông ấy cứ để như vậy mà không diệt hòa thân để Lưu Dung có thể làm trong sạch bộ máy quan lại. Thực ra ông này biết rằng Hòa Thân chỉ là tham quan thôi chứ không phải phản quan. Thay vì ông ấy đi vơ vét của cải ngoài xã hội, ông ấy để Hòa Thân làm cái điều ấy dùm ông. Và sự thật, các của cải đó đã dùng để tích lũy cho con chàu đời sau. Như vậy, nói về hệ vi sinh vật trong đất, điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được mọi thứ trong giới hạn cho phép. Những loại nào có tác dụng như phản quan chỉ trực chờ tấn công cây trồng thì phải tiêu diệt dứt điểm. Nhưng loại nào không gây hại hay gây hại ở một mức độ ít thì cứ để nó đó và kiểm soát nó. Tất nhiên sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất tự tự nhiên có thể cân bằng được. Vấn đề ở đây là chúng ta đã can thiệp thô bạo vào sự cân bằng ấy bằng những nguyên nhân về cách thức canh tác như sẽ phân tích dưới đây.

    Sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi về hệ côn trùng trong khu vực trồng tiêu nói riêng và khu vực cây trồng nói riêng. Lấy ví dụ là rệp sáp, là tuyến trùng. Nếu các bác nông dân lớn tuổi có thể thấy rằng ngày trước, rệp sáp, tuyến trùng đâu có nhiều đến thế. Có chăng chỉ là vài con làm cảnh làm ví dụ thôi. Mà ngày đó nếu rệp sáp cứ quét cho nó một ít vôi có lẫn thuốc lào là nó giãy như đỉa phải vôi.
và giải thích thì dễ, viết ra được cho mọi người hiểu quả thật khó khăn.

    Sự biến đổi khí hậu còn dẫn đến sự thay đổi về cách thức canh tác của bà con. Tôi thấy nhiều bà con che lưới cho tiêu. Tôi thì cũng chưa rành về việc này lắm nhưng bà con nào làm và kết quả khả quan như thế nào hay có hại gì vui lòng chia sẻ để tôi và bà con khác có thể học hỏi thêm.

    Cái này nhắc bà con để phòng hờ, năm nay hình như bão ít và bão trễ, bà con nông dân cần chú ý rằng trong khi trời đất còn thanh bình thì hãy phòng đi. Đến lúc trời đất nổi cuồng phong thì chẳng thể nào cứu chữa được nữa. Có thể nói, năm nay bão có nguy cơ dồn dập vào lúc mà nông sản của bà con gần thu hoạch.

2. Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng và trầm trọng của ngành hồ tiêu Việt Nam phải kể đến là giống tiêu. Nguyên nhân này có thể nói là tại đời nó thế. Cái này chỉ là quan sát của cá nhân tôi, cũng chưa chắc đúng.
    Sau một thời gian canh tác, bà con thường tự nhân giống tiêu hoặc mua lại từ các bác nông dân giỏi. Có lẽ các bác quan tâm đến nhiều vấn đề của giống tiêu theo kinh nghiệm của các bác. Nhưng thực sự tôi thấy có vấn đề. Vấn đề lớn nhất của giống tiêu Việt Nam là sự thoái hóa và mầm bệnh.

    Nói về sự thoái hóa: Hình như các bác cứ Thầy cây nào đẹp, khỏe thì các bác cắt xuống giâm cành và các bác chỉ cần cành đó cũng phát triển mạnh là được. Điều các bác làm là không sai nhưng chưa đủ. Muốn có một vườn hồ tiêu tốt thì giống phải tốt trước đã. Giống này không những tốt về mặt kiểu hình mà còn phải tốt về mặt kiểu gen. Cái này chỉ có các nhà khoa học, các viện nghiên cứu mới làm được. Các bác nông dân hãy bỏ tiền và đặt hàng họ đi. Họ có tiền lo cho cuộc sống họ sẽ lao vào làm cho các bác.

    Nói về mầm bệnh: các bác nông dân chọn cây tiêu nào tốt khỏe để làm giống nhưng các bác có biết đâu bản thân nó mang những mầm bệnh tiềm ẩn. Như em đây, 80kg mấy ngày trước đi dạy khỏe mạnh bình thường, hôm qua đến nay bị virus cúm nó hành cho đỏ kèm nhèm cả mắt. Nói như vậy có nghĩa là dù các bác có chọn những cây khỏe mạnh thì trong mình nó vẫn mang các mầm bệnh tiềm ẩn và đối với tiêu thì đó là virus. Virus có thể không gây bệnh trực tiếp, nhưng nó có thể làm giảm sức đề kháng của cây. Nó giống như virus HIV gây hội chứng AIDS. Bản thân nó chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh dịch sẽ theo nó bội nhiễm vào.

3. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là điều kiện và cách thức canh tác. Nguyên nhân này có thể nói là tại mình.

    Thói quen canh tác bằng phân hóa học: Phân hóa học là một tiến bộ của thế giới. Cuộc cách mạng trắng đã dẫn đến cây hồ tiêu ở ấn độ sum xuê, năng suất cao. Khi cuộc cách mạng trắng nổ ra, cả thế giới đã được hưởng lợi từ nó. Đất đai màu mỡ cộng với NPK hóa học đã thúc đẩy cây trồng phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến đất rút cạn kiệt chất dinh dưỡng và dẫn đến bị bạc màu. Chất hữu cơ càng ngày càng mất dần, đất càng ngày càng hiện ra là sỏi đá. Nhiều bà con sẽ hỏi sỏi đá thì đã sao, tại sao Israel có thể trồng cây trên sa mạc. Xin thưa họ không trồng cây trực tiếp trên sa mạc. Họ trồng cây trên giá thể và đặt trong sa mạc.

    ·         Thói quen sử dụng chế phẩm sinh học: Trên thị trường nhiều loại chế phẩm hữu ích, nhưng cũng nhiều loại chế phẩm trời ơi đất hỡi. Hầu hết các nhà sản xuất chỉ công bố những loại chất, vi sinh vật có lợi. Ít ai quan tâm và xác định những thứ gây hại (không kể các vi sinh vật gây hại đã được quy định trong TCVN như các chất gây hại; các loại nấm bệnh Phytophthora; mầm bệnh như tuyến trùng, rệp sáp. Và chế phẩm sinh học thì nó cũng chỉ có công dụng nhất định của nó khi dùng đúng. Nếu dùng sai chưa chắc đã được mà còn phản tác dụng. Ngoài ra, những người theo thuyết hoài nghi có thể nghĩ đến một số sản phẩm của nước ngoài nhất là sản phẩm xuất phát từ anh bạn láng giềng tốt của chúng ta có thể được cố tình cho thêm vào các mầm bệnh để phá hoại nền kinh tế của đất nước. Và trong hoàn cảnh này, người ta toàn gắn cờ Mỹ, Thái, Ấn, Israel nhưng thực chất trong ruột có thể là made in china thì ai mà biết được đâu là đâu.

    Ý thức dập dịch khi bùng phát: Người dân chúng ta luôn có suy nghĩ còn nước còn tát, ít ai chấp nhận cây tiêu chết nhanh trong vườn còn xanh tốt mà đem phá đi vì nghĩ rằng biết đâu đấy nó không phải chết nhanh thì sao. Chính điều này làm cho dịch bệnh lây lan khắp vườn. Ngoài ra, việc phòng bệnh lây lan cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Các bác nông dân của chúng ta thăm hết vườn bệnh này đến vườn bệnh khác mà chẳng có ý thức phòng ngừa cho gia chủ. Có bác nào thấy một đoàn đến thăm quan vườn bị bệnh ít mà trở thành vườn bị bệnh nhiều hay không? Ngoài ra, việc phòng và chữa bệnh không đồng bộ giữa các hộ dân cũng có thể làm nhà này lây sang nhà khác. Việc lây nhiễm này có thể do không khí, nước, côn trùng và con người.

    Cách trồng tiêu: Tiêu là cây trồng độc canh. Năm này qua năm khác chỉ trồng 1 loại cây. Điều này dẫn đến sự tích lũy của các mầm bệnh trong môi trường sống. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý là vườn nhà mình trước đó đã trồng cây gì rồi thì có thể sẽ không trồng tiêu được nếu không xử lý đất thật kỹ. Trên các diễn đàn tôi thấy bà con xôn sao việc trồng xem các loại cỏ. Có ý kiến cho rằng trồng loại này sẽ kháng tuyến trùng nhưng bị rệp sáp tấn công. Trồng loại kia ngăn được rệp sáp nhưng vân vân và vân vân. Xin thưa với bà con rằng hãy để cỏ mọc tự nhiên. Sử dụng đa dạng các loại cỏ khác nhau cho nó mọc như rừng ấy. Muốn cây tiêu xanh tốt như rừng thì phải cho nó sống ở trong rừng nhưng có kiểm soát. Bà con đừng diệt cỏ bằng thuốc diệt cỏ hay phân bón. Hãy phun phân bón cho cỏ phát triển mạnh lên, dùng máy cắt nó xuống, phun men vi sinh lên và lấy nó làm nguồn phân bón. Cái này tôi đã chỉ cho một chị bạn tên Hải trên daklak vào khoảng năm 2008 và sau 1 năm chị ấy bảo mọi thứ rất được: lá tiêu không còn đốm nấm mốc, hạt tiêu to hơn bình thường, đất giữ ẩm tốt, và tơi xốp hơn.

    Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Hồi trướng sang Trung Quốc công tác, thằng Trung Quốc hỏi 1 câu, tao nghe nói bên mày dùng thuốc bảo vệ thực vật rất kinh khủng. Trả lời nó là đất nước tao còn nghèo, ngành hóa bảo vệ thực vật của chúng tao chưa phát triển cho nên mấy thứ đó chúng tao chỉ nhập từ Trung Quốc. Mà tao nghĩ rằng bên tao cũng chỉ nhập được 1 số loại thôi chứ không nhập được tất cả những gì bên mày có. Nó nghe xong nó lẳng lặp đi mất dép. Đối ngoại là vậy thôi, chứ người trong nhà đóng của bảo nhau. Các bác dùng thuốc bảo vệ thực vật mà như nuôi sâu ấy. Các bác cứ phun, phun và phun. Nhiều khi sợ chẳng dám ăn. Chỗ này các bác nên ý thức như thế này, mình phun phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì người đầu tiên được hưởng và nồng độ cao chính là các bác. Các bác cũng an tâm là các bác phun thuốc ở vườn nhà các bác thì các bác chẳng bị gì đâu vì đơn giản nó theo dòng nước và chảy sang nhà bên cạnh. Thường thì cách nhà bác 100m về phía hạ nguồn là những nhà hứng chịu thuốc của các bác đã phun. Nhưng các bác có nghĩ rằng mình phun thuốc đã độc rồi mà ông hàng xóm trên thượng nguồn phun còn độc hơn nữa. Ai cho tôi biết là tình hình bị nhiễm bệnh ung thư của dân trồng tiêu càng ngày càng tăng lên hay giảm đi?

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, mong mọi người góp thêm mỗi người một ý để chúng ta hiểu được nhiều nguyên nhân hơn từ đó mới có hướng đi phù hợp.
 
“Người vác tù và”-B.H.Quân

Hình minh họa
Hôm nay bị bệnh, vợ không bắt đi kiếm tiền nuôi con nên ở nhà hoàn thành bài này. Tổng cộng bài này có 3 phần, ai thấy hứng thú phần nào thì đọc phần đấy. Bài viết cũng chưa ổn lắm vì nó hơi dài dòng và rườm rà. Do đó, phần đầu xin tóm tắt lại vài ý cho những ai bận rộn. Ai muốn trao đổi thêm cứ comment rồi ráng chờ đợi một chút xíu. Không phải không tôn trọng các bác đâu mà em còn phải lo cơm áo gạo tiền và nhiều thứ khác của cuộc sống nữa. Em định đi một vòng xem xét để đi đến quyết định có nên chỉ bà con phòng bệnh chết nhanh khẩn cấp hay không. Vì thực chất phương pháp này chưa chắc hữu hiệu 100%. Cái gì chắc em mới đưa ra. Nếu hên xui thì em chỉ có thể chỉ cho một nhóm nhỏ những người có máu liều thôi. Do đó, nếu ai muốn đánh liều thì inbox nhé.

Tóm tắt:

Giống Trichoderma

1. Không phải tất cả giống Trichoderma đều có khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh.
2. Không phải tất cả các giống Trichoderma kháng vi sinh vật gây bệnh đều có thể kháng tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh.
3. Không phải tất cả nấm gây bệnh đều bị tiêu diệt bởi Trichoderma.
4. Không phải tất cả các giống Trichoderma kháng được vi sinh vật gây bệnh ở điều kiện phòng thí nghiệm đều có thể kháng vi sinh vật gây bệnh ngoài đồng ruộng.
5. Những giống Trichoderma có thể xin – cho được thì nên suy nghĩ kỹ trước khi nhận.
Quy trình nhân giống
1. Quy trình nhân giống Trichoderma nếu không đúng cách hoạt lực sẽ giảm.
2. Quy trình nhân giống Trichoderma nếu bị nhiễm (có thể do hoạt lực yếu, có thể do loại vi sinh vật nhiễm đó Trichoderma không kháng được) có thể gây hại gấp mười thậm chí gấp trăm lần cái lợi nó mang lại.
Sử dụng nấm Trichoderma ngoài đồng ruộng
1. Để mở khóa thành công không chỉ sử dụng 1 chìa khóa Trichoderma.
2. Ngoài tự nhiên có hàng trăm nghìn loại gây bệnh, nhưng cũng có hàng trăm nghìn loại có ích và tự nhiên thì luôn luôn cân bằng động. Hãy sử dụng chìa khóa Trichoderma đúng cách (đúng phẩm chất, liều lượng và mục đích) để điều khiển sự cân bằng chứ không phải để áp đặt.

Bài viết

Trong bối cảnh nhà nhà dùng Tricho, người người dùng Tricho, các diễn đàn hướng dẫn nhau nhân Tricho rồi cho tặng Tricho gốc miễn phí (100g tricho 50k, vị chi 1kg cũng 500k – không biết có phải là sự thật) và Tricho trở thành thuốc trị bá bệnh thì dưới góc độ chuyên môn cũng xin có vài lời với bà con nông dân.
Bài viết này cũng chỉ dựa trên cách nhìn của cá nhân người viết là tôi, một người vác tù và hàng tổng và thỉnh thoảng thích ôm rơm cho nặng bụng. Nó không phải là cái gì đó ghê gớm như một chân lý bất di bất dịch. Mục đích của bài này không phải để chỉ trích hay phản bác cách làm của người dân. Mục đích của bài viết này là để góp thêm cái nhìn nhiều chiều về cách sử dụng Trichoderma nói chung và chế phẩm sinh học nói riêng cho hiệu quả đồng thời cũng để cảnh báo vấn đề mất cân bằng sinh thái mà nguyên nhân được nêu ở bài viết dưới đây.

Ở Việt Nam, Trichoderma đang đóng một vai trò tích cực quan trọng trong quá trình canh tác của bà con nông dân nhất là trên cây hồ tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh mặt có lợi của giống nấm này còn những “góc khuất” mà tôi sẽ phân tích để mọi người có thể hiểu rõ hơn nhằm phát huy ưu điểm của loài nấm này và hạn chế khả năng gây hại của việc sử dụng không đúng cách.

Về mặt tích cực, Trichoderma mang lại nhiều mặt tích cực như: kháng bệnh, phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ, thúc đẩy sự giải độc của đất. Tác dụng tốt của Trichoderma tôi đã tóm tắt trong bài sau: https://sites.google.com/…/…/1-bai-viet-ky-thuat/Trichoderma

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như bài viết trên đã mô tả, tôi xin có một số thông tin thêm để làm rõ vấn đề “Trichoderma không phải là thuốc trị bá bệnh”.

Nấm Trichoderma là một loại vi nấm không có hệ thần kinh. Chính vì vậy, có thể coi chúng là loại vô tri vô giác. Mượn lời của một bạn trên facebook nói rằng “Nó là chìa khóa của thành công đấy”. Vâng tôi không phản đối gì phát biểu của bạn và đối với tôi nó đúng thực sự là chìa khóa của thành công. Nhưng tôi chắc rằng đối với bạn nó không phải như thế. Vì nếu như thế thật thì tôi chẳng phải lập ra cái nhóm Trị bệnh hồ tiêu và viết bài này làm gì.

Phần 1: Tôi xin kể câu chuyện về Trichoderma bằng ngôn ngữ sách vở cho những ai muốn sách vở.

1. Tùy loại Trichoderma khác nhau mà chúng có công dụng khác nhau. Không phải tất cả các giống, các loài, các chủng của Trichoderma đều có khả năng như những gì bài viết ở trên nói. Tôi đã cho nhiều em sinh viên làm đề tài với hàng trăm và thậm chí hàng ngàn chủng Trichoderma khác nhau nhưng chỉ có vài chủng trong số chúng có khả năng với 1 vài loại nấm bệnh mà tôi quan tâm. Trong hàng ngàn chủng đó thì một nửa trong số chúng có khả năng đối kháng với nấm bệnh xin nhấn mạnh ở đây là chỉ một vài loại nấm bệnh thử nghiệm chứ không phải tất cả các nấm bệnh. Các cơ chế đối kháng giữa Trichoderma với nấm bệnh rất khác nhau giữa các chủng. Nhưng khả năng đối kháng đó chỉ tính trong điều kiện phòng thí nghiệm. Và thực chất khả năng đối kháng này ở 2 kiểu: 1. Nếu nuôi cấy đồng thời nấm Trichoderma và nấm bệnh thì loài nào mọc ở phần của loài ấy, khả năng này tôi gọi là khả năng ức chế. 2. Nếu nuôi cấy nấm bệnh trước, sau đó mới cấy Trichoderma lên, khi Trichoderma phát triển thì chúng phân hủy nấm bệnh, khả năng này tôi gọi là khả năng tiêu diệt nấm bệnh. Hiện nay, việc nghiên cứu các sản phẩm chủ yếu theo tư duy ức chế nấm bệnh là chính và thậm chí việc tìm ra các dòng có khả năng tiêu diệt nấm bệnh cũng không phải là dễ.

Nói về kiểu ức chế nấm bệnh. Các cơ chế ức chế nấm bệnh của Trichoderma ở trên muốn có hiệu quả cần phải thỏa hai điều kiện: a. Có khả năng ức chế nấm bệnh và b. Có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh với một số lượng đủ (trên thực tế đồng ruộng). Thực tế, trong tự nhiên, việc sinh trưởng và phát triển nhanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm và pH. Trong điều kiện trồng hồ tiêu, những yếu tố này khó mà đạt được điều kiện tối ưu cho Trichoderma phát triển. Và nếu chúng ta có thể tạo điều kiện tối ưu này cho Trichoderma phát triển thì nó cũng là điều kiện tối ưu cho các nấm bệnh khác phát triển. LỢI BẤT CẬP HẠI.

Thực tế một điều không phải cứ Trichoderma thì có khả năng kháng nấm bệnh. Trong hàng ngàn chủng mà chúng tôi đã chọn lọc có khoảng 1 nửa có khả năng kháng nấm bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm, có khoảng chục chủng có khả năng ức chế nấm bệnh và chỉ có 1-2 chủng có khả năng kháng nấm bệnh trên điều kiện thực tế ở đồng ruộng.

2. Tùy loại bệnh khác nhau mà Trichoderma có phát huy tác dụng hay không. Trichoderma không phải là chìa khóa đa năng, ổ khóa nào cũng mở được. Chính vì bà con nông dân chưa hiểu hết về điều này nên cứ hễ thấy bệnh là thấy Trichoderma. Nhiều khi chính cái khóa vàng của bà con lại làm hư toàn bộ ổ khóa.

4. Quy trình nhân giống Trichoderma nếu không đúng cách hoạt lực sẽ giảm. Trichoderma tốt là loại Trichoderma phân lập được từ tự nhiên qua quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng, nhân sinh khối, hoạt hóa giống, phục hồi giống một cách đúng đắn. Nếu có bước nào đó sai thì hoạt lực sẽ giảm, khi ra tự nhiên nó chẳng còn có tác dụng gì.

5. Quy trình nhân giống Trichoderma nếu bị nhiễm (có thể do hoạt lực yếu, có thể do loại vi sinh vật nhiễm đó Trichoderma không kháng được) có thể gây hại gấp mười thậm chí gấp trăm lần cái lợi nó mang lại. Đơn giản bởi vì khi bị nhiễm các chủng nhiễm thường nhiễm từ tự nhiên, chúng có hoạt tính mạnh và thích nghi nhanh với tự nhiên. Đồng thời số lượng chúng lớn sẽ át chết các loại nấm hữu ích. Điều này đã và đang diễn ra trên thực tế đồng ruộng của Việt Nam. Đặc biệt bà con dùng thuốc diệt nấm làm suy yếu Trichoderma rất nhiều.

6. Để mở khóa thành công không chỉ sử dụng 1 chìa khóa Trichoderma. Hệ vi sinh vật trong tự nhiên là một hệ vi sinh vật cân bằng động. Sự cân bằng này là sự cân bằng giữ vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. (Thực ra, đối với tự nhiên chẳng loại vi sinh vật nào có lợi và cũng chẳng loại vi sinh vật nào có hại. Tất cả là vi sinh vật của tự nhiên. Việc có lợi hay có hại chỉ do con người quy định và trong một hoàn cảnh cụ thể). Ngoài tự nhiên có hàng trăm nghìn loại gây bệnh, nhưng cũng có hàng trăm nghìn loại có ích và tự nhiên thì luôn luôn cân bằng động. Hãy sử dụng chìa khóa Trichoderma đúng cách (đúng phẩm chất, liều lượng và mục đích) để điều khiển sự cân bằng chứ không phải để áp đặt. Do đó, Số lượng Trichoderma phải cân bằng với nguồn dinh dưỡng. Nếu nguồn dinh dưỡng mất cân bằng với số lượng của Trichoderma sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức có thể lợi trở thành hại. Do đó, bà con hãy tạo điều kiện thuận lợi cho Trichoderma phát triển tốt ở trong tự nhiên bằng cách sử dụng nền hữu cơ cho vườn nhà mình.

Phần 2: Tôi xin kể về việc Trichoderma không phải là thuốc trị bá bệnh bằng câu chuyện Ông Võ Tòng đả hổ cho bà con nông dân nghe.

Ngày xửa ngày xưa có một ông tên là Võ Tòng. Ông này võ nghệ đầy mình. Ông này đúng là một chàng trai có triển vọng để đối chọi lại những cái xấu xa trong xã hội đương thời. Một hôm Võ Tòng đi lạc vào rừng và phát hiện ra khả năng đả hổ của mình. Từ đó mọi người xưng tụng ông là Anh hùng đả hổ. Đó là câu chuyện mà ai cũng từng nghe. Tuy nhiên, ai biết được rằng khi đi vào rừng, Võ Tòng chỉ gặp có mỗi một con hổ. Nếu giả sử 1 mình Võ Tòng mà gặp cả một bầy hổ hay một rừng hổ thì sao. Chắc là ông ấy đã nổi tiếng với cái danh hy sinh mình để nuôi hổ. Đấy là chưa kể, trong rừng không những có hổ mà còn có rắn rít, bọ cạp, báo, trăn, . . .và rất nhiều thứ đối chọi đáng sợ khác đối với Võ Tòng và đối với con người. Như vậy, Võ Tòng muốn được coi là toàn diện thì phải có khả năng đả được hết những mối nguy hiểm như thế. Nhưng trên đời này làm gì có cái gì là hoàn hảo, là tuyệt đối. Ngoài ra, chưa kể là ông ấy đi một mình, chứ giả sử ông ấy còn phải bảo vệ người khác đi theo thì sao. Thêm nữa, đấy là Ông Võ Tòng của Thi Nại Am mới đả được hổ của Thi Nại Am và chỉ do Thi Nại Am cho rằng ông Võ Tòng ấy có khả năng đả hổ. Trên đời này có rất rất nhiều, rất nhiều người tên Võ Tòng nhưng chỉ có Võ Tòng của Thi Nại Am mới có khả năng đả hổ.
Cũng may Thi Nại Am chỉ cho 1 Tây Môn Khánh võ công yếu xìu và một Phan Kim Liên không có võ công đối chọi với Võ Tòng. Nếu ông Thi Nại Am này mà thả 1 đàn Tây Môn Khánh ra thì có mà Võ Tòng chỉ có nước ngáp ngáp mà thôi.

Một người giống với Võ Tòng nhất là Võ Đại Lang (Anh ruột của Võ Tòng). Cùng là anh em mà sao khác thế nhỉ. Có thể nói nhà họ võ thì rất nhiều người giỏi võ. Nhưng không phải tất cả người nhà họ Võ đều giỏi võ như Võ Tòng. Giả sử không phải là Võ Tòng mà là Võ Đại Lang vào rừng gặp hổ thì sao nhỉ. Mười Võ Đại Lang hay 100, 1000 Võ Đại Lang thì cũng thế thôi. Nếu vào rừng mà gặp hổ thì chỉ tốn cơm mà chạy trốn cho nhanh chứ làm sao đả hổ được.

Với thế giới hiện đại, chúng ta có thể nhân bản Võ Tòng lên nhiều lần. Nhưng việc nhân bản này đòi hỏi những kỹ thuật và hiểu biết nhất định. Không phải là cứ lấy Võ Tòng thảy vào cơm hay cá hay thức ăn gì đấy mà bạn chẳng biết Võ Tòng có thích ăn hay không thì việc đó rất tù mù. Đó là không kể dù bạn cho thức ăn gì thì sự thoái hóa, sự biết đổi và lẫn tạp đều có thể xảy ra. Nhân Võ Tòng mà ra Võ Đại Lang hay Tây Môn Khánh hay Phan Kim Liên thì mọi việc còn tệ hại hơn là không nhân. Quá trình nhân, Võ Tòng càng ngày càng suy yếu vì cho ông ấy vào môi trường không phù hợp. Văn ôn võ luyện quả không sai. Nếu cứ để Võ Tòng sống trong cảnh nhung lụa không rèn luyện thì chỉ cần một thời gian ngắn mọi thứ kỹ năng chiến đấu của ông sẽ tiêu tan. Trong khi đó, Tây Môn Khánh càng ngày càng khỏe mạnh vì trên đời, cái ác thường tồn tại dai dẳng và chờ điều kiện thuận lợi phát triển mạnh.

Mặc dù được xưng tụng là anh hùng nhưng sau này khi gia nhập Lương Sơn Bạc thì ông cũng chỉ là cướp mang danh quân tử. Liệu ông đã giúp ích gì cho đời. Thậm chí cả Lương Sơn đủ 108 vị anh hùng cũng làm được gì. Vấn đề là sự thiếu phương pháp sử dụng dẫn đến loạn, mất cân bằng. Nếu nắm trong tay những công cụ tốt mà không biết dùng cũng hỏng. Thậm chí những công cụ tốt đó biết đâu đấy một ngày nó trở thành ngược lại thì sao.

Phần 3: Một và suy tư

Tôi nắm trong tay Trichoderma mà nhiều người mơ ước: Có khả năng phát triển mạnh trong tự nhiên, đa kháng vi sinh vật gây bệnh, đa kháng các loại thuốc diệt nấm (Cái này chỉ tôi mới có vì chúng tôi đã nghĩ đến chuyện này và làm rồi). [Cũng xin nhấn mạnh và nhắc mọi người là đừng mất công phân lập làm gì. Khi bạn phân lập được Trichoderma trong sản phẩm của tôi trên môi trường nhân tạo thì nó không còn là nó nữa rồi]. Việc có được Trichoderma không phải chỉ là việc đi mua, đi xin hay đi nhặt từ đâu đó như người nào đó vẫn làm và phát miễn phí cho người dân. Trichoderma mà chúng tôi có được phải qua nhiều bước sàng lọc, phải đổ mồ hôi và công sức ra mới có được. Từ những lần âm thầm làm và thất bại chúng tôi mới có kết quả như ngày hôm nay. Trong quá trình chúng tôi nhân Trichoderma lên không có loại nào khác có thể phát triển được. Đây là điều đảm bảo về phẩm chất và số lượng của Trichoderma khi ra ngoài tự nhiên. Chúng tôi có thể chuyển những thành tựu này cho người nông dân. Nhưng ai đảm bảo được rằng khi nhận được những gì chúng tôi chuyển giao thì bạn mang lại lợi ích cho người dân và ngay cả cho chúng tôi nữa.

Trong xã hội nông nghiệp hiện nay của Việt Nam, một người đạp ga ba người đạp thắng thì làm sao mà chúng ta tiến lên được. Thực ra, tôi cũng đã bán phân hai ba năm nay. Một điều mà tôi khó hiểu là khi dùng phân của tôi mang lại lợi ích tại sao phải xé nhãn không cho nhà bên cạnh biết. Tại sao từ Hóc Môn phải chạy xuống Bà Rịa mua và xé nhãn đi. Nếu ai thấy ruộng nhà bác đẹp và muốn xin một ít về thử thì còn đổ thêm cả thuốc trừ cỏ vào cho ruộng nhà bên chết chơi. Ngay trên diễn đàn này tôi nhờ các bác nông dân chia sẻ kinh nghiệm, nhưng có ai tự giác làm. Tôi không trách các bác. Các bác ngại, các bác sợ sai, nói ra họ chê cười. Kiến thức chúng tôi không thiếu, cái chúng tôi thiếu là quan sát thực tế. (Nhân đây xin cảm ơn một số bác nông dân đã chỉ bảo cho “Thầy Quân” về những điều mình quan sát được). Điều này chẳng có gì là xấu cả. Chúng tôi còn bận với học trò, bận với công việc của mình. Chúng tôi đâu thể sáng sáng ra vườn ngắm gốc tiêu đến chán không về như các bác nông dân. Nếu chúng tôi cũng có những quan sát thực tế như thế từ ngày này qua ngày khác thì chúng tôi lại chẳng thể có kiến thức chuyên môn. Nếu chúng ta không biết kết hợp thì làm sao mà tiến được.

Chúng ta cứ kêu gào khi nào nông nghiệp Việt Nam như Israel. Thực ra chúng ta cứ nghe, nhìn bề nổi của nông nghiệp israel. Chúng ta đâu biết được bản chất thật sự trong đó là gì. Các thế hệ học trò của tôi đã đi làm thực tập sinh ở israel. Họ chia sẻ lại cho tôi nghe những câu chuyện mà tôi mới hiểu bản chất của vấn đề. Chúng ta cứ kêu gào trên lý thuyết là liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh. Ở đâu việc này được thực hiện thực tế thì ở đó có thành công. Theo lời kể của học trò tôi thì ở israel người nông dân chỉ biết quản lý trang trại của mình. Phân bón có 1 công ty chở đến theo định kỳ. Khi cây bị bệnh họ gọi lên cái gì đó giống như hợp tác xã, lập tức có các nhà khoa học xuống trị dứt điểm. Nhưng không phải các nhà khoa học đi làm miễn phí. Người dân khi bán hàng xong phải trích một khoản cho nhà khoa học. Đấy, như vậy nó mới bền các bác ạ.

Em định tặng các bác nông dân quy trình nhân mốc Trichoderma. Bởi vì em biết rằng một ai có học có hành ở trường lớp mà chẳng biết gì nhưng đang thể hiện “sự ngu dốt cộng nhiệt tình trở thành kẻ phá hoại” hoặc là “lợi dụng những cái sai của người khác để đúc kết ra cái đúng cho mình”. Tôi ghi nhận sự nhiệt tình vì cộng đồng của ai đó. Nhưng ai đó hãy hiểu cho rằng đây không phải là chuyện giỡn chơi. Cái gì mình chưa thật sự chắc chắn mình đưa ra kêu gọi mọi người thử. Một người thử bị hư, hai người thử bị hư, hàng trăm hàng ngàn người thử bị hư hết và toàn dân làm hư hết. Đó là cái hại chia đều nên chúng ta cứ nghĩ nó nhỏ. Hãy gộp lại xem nó có nhỏ hay không? Thà đừng làm gì có khi cây không bị bệnh. Cứ làm theo kiểu mò mẫm như vậy lợi bất cập hại. Nhất là việc làm đúng có lợi một thì việc làm sai hại trăm lần mà chúng ta không thể nào sửa lại trong một sớm một chiều. Tôi biết ai đó có ý muốn giúp cộng đồng, nhưng tôi cũng đọc được trong đó sự vụ lợi. Tôi đọc được những điều bất thường từ những việc của ai đó. Xin hãy dừng lại và học hỏi rồi đưa ra những cái gì hợp lý nhất nếu ai đó còn có lòng tự trọng. Biết rằng xã hội còn tồn tại những điều chướng tai gai mắt và định phá bỏ nó bằng cách tặng cho nông dân quy trình nhân Trichoderma đã nghiên cứu từ lâu. Nhưng khi nói ý định này ra cho mọi người xung quanh thì ai cũng gàn đi. Đơn giản không phải họ có lợi ích gì trong đó mà họ sợ cho em. Sợ cũng phải. Bởi một mình Trichoderma thì chưa làm được gì nhiều. Nếu cho vào tay người nông dân một công cụ sắc bén mà họ không biết cách dùng cho đúng có khi lại làm hại họ. Từ đó họ quay qua đổ thừa tại mình. Thực ra đễ giải quyết vấn đề hiện nay thì điều quan trọng nhất mà bà con nên làm là CÂN BẰNG SINH THÁI. Sự cân bằng sinh thái trong quá trình trồng tiêu mới là chìa khóa để thành công. Còn những cái như Trichoderma, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cỏ trồng xen thực chất chỉ là các công cụ để điều khiển sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Đừng sử dụng những công cụ một cách tùy tiện làm mất cân bằng sinh thái.

Tóm lại, nếu các bác nông dân thực sự muốn nhân giống Trichoderma hãy cử ra ba người đại diện mà các bác thấy có tâm nhất liên hệ em. Em sẽ hướng dẫn cho mà làm. Và xin các bác đừng lên facebook mà nói xấu em. Ai nhận định em không có chuyên môn, hoạt động của em tầm phào trên facebook hay những vấn đề đại loại như em đang làm marketing hay PR cái gì đó thì ai cũng biết nó là cái gì. Những người xung quanh em chê em xấu, chê em dốt, chê em dở hơi, chê em tự cao tự đại, sinh viên chê thầy ác hay chê nọ chê kia có mà đầy ra đấy. Em cũng chẳng sống vì cái đó. Em sống vì những người yêu quý em, thấy em có ích thế thôi.

BÙI HỒNG QUÂN
P/s:  Tình cờ thấy bài viết hay hay trên Internet nên post lên để bà con trồng tiêu tham khảo, mong tác giả hoan hỷ

13/11/15

Người dân ồ ạt đầu tư trồng tiêu là câu chuyện không mới. Điều này cũng dễ hiểu bởi hiện tại hồ tiêu là mặt hàng nông sản mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các loại nông sản khác. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều nông dân đang gặp phải, đó là vẫn rất lúng túng khi thực hiện chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên hồ tiêu. Như vậy xem ra việc trồng hồ tiêu đối với nhiều người dân vẫn mang tính may rủi rất cao.
Giúp cây tiêu sinh trưởng tốt, nhiều bà con cho biết vẫn đang rất lúng túng.
Các hiện tượng khi tiêu trồng được 1 năm tuổi thường xảy ra và rất đáng lo ngại, đó là chết dây, chết trụ, xoắn lá, vàng lá, tháo đốt…Qua khảo sát tại rất nhiều vườn tiêu mới trồng, bà con cho biết hầu như vườn tiêu nào trồng mới cũng có những hiện tượng trên. Tuy nhiên, vấn đề xác định được nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp, giúp cây tiêu sinh trưởng tốt, nhiều bà con cho biết vẫn đang rất lúng túng.

Ông Trương Thành Công, xã ĐăkSơMei, huyện ĐăkĐoa nói: “Tôi trồng tiêu được 3 năm nay nhưng có những bệnh vàng lá, xoắn lá, tháo khớp và đã xử lý nhưng cũng không được. Tôi cũng không biết là bị gì? Trước khi trồng tôi cũng có học hỏi, nắm kỹ thuật chăm sóc cây tiêu, tôi làm thấy cũng được nhưng sao vẫn thấy bị bệnh”.

Theo kinh nghiệm mà nhiều nông dân chia sẻ, vấn đề xác định nguyên nhân và xử lý tiêu bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc kinh nghiệm người làm trước chỉ cho người làm sau, nên hiệu quả mang lại không như mong đợi.

Anh Phạm Văn Phú, Thôn 18, xã ĐăkSơMei, huyện Đăk Đoa chia sẻ: “Theo tôi hiểu là bị tuyến trùng. Mình cũng xử lý có lúc bớt, lúc không bớt nên cũng không biết xử lý sao hết”.

Xử lý nhưng không mang lại hiệu quả đó là vấn đề mà rất nhiều nông dân trồng tiêu đang gặp phải khi vườn tiêu bị bệnh. Hiện nay thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, điều quan trọng người dân cần nắm đó là phải xác định được nguyên nhân, từ đó mới có biện pháp xử lý thích hợp để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao như mong đợi. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức mang tính khoa học kỹ thuật là điều rất quan trọng mà người trồng tiêu cũng như bà con nông dân cần phải quan tâm hơn nữa.


Hồng Uyên -Nhật Thành
Theo Gialaitv.vn

12/11/15

Phân vi lượng BO
BO là nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với cây, nếu thiếu BO nghiêm trọng thì cây có biểu hiện đỉnh sinh trưởng của thân, rễ bị khô. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu BO đã làm giảm khả năng phân chia tế bào các mô phân sinh, từ đó phá vỡ sự sắp xếp bình thường của tế bào cấu tạo mạch dẫn, làm đình trệ sự vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh trưởng.

BO ảnh hưởng đến sự hình thành este phosphoric của glucose và sự tổng hợp protein. Thiếu BO thì lượng acid nucleic bị giảm, ATP (hợp chất cao năng ) trong tế bào cũng giảm mạnh. BO làm tăng hoạt động của enzyme decarbonxylase, đảm bảo sự vận chuyển oxi cho rễ, tác động đến giai đoạn khử của quá trình hô hấp.

BO làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid (tiếp nhận NH3 dư trong tế bào). Ngoài ra BO còn có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, làm tăng sự vận chuyển các chất giúp cây sinh trưởng tốt tăng tính chịu hạn.

Thiếu BO dẫn đến sự rối loạn trong hình thành cơ quan sinh sản, một số trường hợp không tạo túi phấn và nhụy , hạt phấn không bình thường thiếu sức sống tạo bông bất thụ

Triệu chứng thiếu BO ở cây trồng:

- BO là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu BO thường xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô. Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Đôi khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc nhiều chồi bên giống như cây bụi.

- Lá già có kết cấu dày, đôi khi cong lên và dòn.

- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.

- Hoa-trái dễ bị thối và rụng non.

- Bệnh “Ruột nâu” xuất hiện ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẩm màu.

- Các loại quả như táo có triệu chứng xốp bên trong và bên ngoài.

Cụ thể một vài triệu chứng thiếu BO trên cây trồng như:

- Cam thiếu BO: Trên lá xuất hiện những đốm vàng rải rác. Trên vỏ trái xuất hiện những đốm nâu, lõi to, lệch tâm, có quầng thâm đen quanh lõi.

- Bông vải thiếu BO: Trái bị thối đen không nở được, đài hoa rụng sớm.

- Súp-lơ thiếu BO: Lõi bị thâm đen, bông và cuống bông bị thối, lá rụng nhiều.

- Cà phê thiếu BO: Cành trơ trọi, chồi non chết khô.

- Bắp (ngô) thiếu BO: Trái bắp nhỏ có hình đuôi chuột, hạt ít.

- Đu đủ thiếu BO: Trái biến dạng, xù xì.

10/11/15

Đoàn khách nước ngoài tham quan vườn hồ tiêu ở BR-VT
Ngày 7/11/2015, Đoàn chuyên gia và nông dân Ấn Độ do tiến sĩ Sunil Tamgale Chủ tịch Trung tâm Khoa học Nông nghiệp, thuộc Viện Tư vấn Nông nghiệp Quốc tế Ấn Độ làm trưởng đoàn đã đi thăm vùng Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu, một trong những tỉnh trọng điểm trồng hồ tiêu của Việt Nam.

Được sự hỗ trợ của Hiệp hội Hồ tiêu VN và Hội Hồ tiêu BR-VT, chính quyền địa phương, Đoàn đã thăm vườn hồ tiêu của 3 nông dân trồng hồ tiêu ở Ấp Tân Thành, xã Quảng Thành và ấp Kim Bình, xã Bình Giã huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Được biết hồ tiêu tại Ấn Độ được trồng xen canh với rất nhiều loại cây công nghiệp khác nên khi được thăm các mô hình trồng hồ tiêu chuyên canh của Việt Nam, đoàn đã rất thích thú với cách canh tác hồ tiêu của Việt Nam cũng như khá tâm đắc với sản lượng, năng suất và thu nhập của các hộ nông dân trồng tiêu BR-VT. Tại buổi tiếp xúc đoàn Ấn Độ cũng đã học hỏi và chia sẻ với nông dân VN về  nhiều vấn đề liên quan tới cách quản lý dịch bệnh, các biện pháp canh tác, thu hoạch, phân bón, nhân giống, tưới và thoát nước v.v. để sao cho vườn tiêu được sinh trưởng ổn định, cho sản lượng lâu dài.

Sau khi kết thúc chuyến khảo sát, tiến sĩ Sunil – trưởng đoàn đã cho biết ông và các thành viên trong đoàn gồm các nhà khoa học cũng như nông dân Ấn Độ rất ấn tượng với sự cần cù, năng động cũng như kiến thức rất tốt về canh tác hồ tiêu của nông dân hồ tiêu Việt Nam cũng như sự hỗ trợ kịp thời về chính sách của nhà nước đối với ngành hồ tiêu, chuyến đi khảo sát là một trải nghiệm rất đáng giá đối với đoàn. Ông cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Hội Hồ tiêu BR-VT và sự hiếu khách của nông dân Việt Nam đối với đoàn trong toàn bộ chuyến khảo sát và hy vọng sẽ áp dụng những kinh nghiệm được chia sẻ  của nông dân Việt Nam  để nông dân  Ấn Độ cũng có thể tìm kiếm được thu nhập tốt như nông dân VN.

Theo VPA

5/11/15

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vừa chủ trì hội nghị công tác bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Cây hồ tiêu đang đối mặt với các loại dịch bệnh
Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, dịch hại trên hồ tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê, hiện nay diện tích hồ tiêu của 12 tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 89.640 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm 54%, Đông Nam bộ 41% và miền Trung 5%.

Đăk Lăk có khoảng 15.473 ha hồ tiêu, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là 915,4 ha, bệnh vàng lá chết nhanh 703,58 ha chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Cư Kuin, Buôn Đôn…

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê…

Nguyên nhân tình trạng hồ tiêu mắc bệnh chết nhanh, chết chậm, các đại biểu cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại từ tháng 6,7 đến tháng 8,9 thì phát sinh mạnh. Bệnh bộc phát làm cây tiêu vàng rụng lá và chết hàng loạt trong thời gian ngắn vào thời điểm chuyển tiếp mùa mưa sang mùa khô…

Bệnh gây hại nặng trên vùng đất thoát nước kém, đất dí chặt, thiết kế bồn không thoát nước trong mùa mưa, các vườn tiêu chăm sóc kém không đảm bảo quy trình kỹ thuật, lạm dụng việc bón phân hóa học…

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp như vệ sinh vườn tiêu, hoàn thiện hệ thống thoát nước, chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học đầu mùa mưa nhằm phát triển vườn chưa bị bệnh, phục hồi vườn bị bệnh chết nhanh, chết chậm…

So với năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trong năm 2015 giảm 394 ha; diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nặng tăng 864 ha, song diện tích mất trắng giảm 482 ha.

Ngoài ra, Chi cục BVTV các tỉnh trong khu vực đã tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh hại hồ tiêu cho 1.294 nông dân và cán bộ dự án; tổ chức tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, hồ tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Do vậy các địa phương phải chỉ đạo tốt công tác phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

VĂN THANH
Theo NNVN
Hình minh họa, nguồn: internet
Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (thuộc Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến nay đã có 9.687ha hồ tiêu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm. Trong đó, có 73ha hồ tiêu bị mất trắng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. So với cùng kỳ, tổng diện tích hồ tiêu khu vực này nhiễm bệnh giảm 394ha và diện tích hồ tiêu mất trắng giảm 482ha. Tính đến nay, khu vực này có 89.640ha hồ tiêu (tăng hơn 7.000ha so với năm 2014) và Tây Nguyên chiếm 54% tổng diện tích.

CÔNG HOAN
Theo SGGP

3/11/15

Sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng thành công các mô hình phục hồi và trồng mới hồ tiêu sạch bệnh, năng suất cao, tạo vùng lõi kỹ thuật để nhân rộng mô hình ra toàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) và các địa phương khác.
Vườn tiêu do tổ chức ROP hỗ trợ kỹ thuật đang phát triển tốt
Theo đó, tổ chức ROP đã hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình trồng tiêu mới với quy mô 500 m2/hộ cho bà con nông dân.

Để thực hiện mô hình này, ROP phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức thành lập 10 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu tại các xã nằm trong vùng dự án là Cam Thành, Cam Nghĩa, Cam Chính gồm 260 hộ tham gia.

Với quan điểm hợp tác nhân dân đóng góp 50%, dự án tài trợ 50%, sau khi thành lập các CLB trồng tiêu, tổ chức ROP tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 89 lượt người tham gia là cán bộ tổ kỹ thuật huyện, khuyến nông xã, chủ nhiệm các CLB; tổ chức 16 lớp tập huấn trực tiếp cho 1.059 lượt nông dân về các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây hồ tiêu.

Hàng tháng, cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm CLB tổ chức giám sát, quản lý, thăm vườn, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên CLB.

Bên cạnh đó, tổ chức ROP phối hợp với Công ty Hợp Trí, Công ty Syngenta tổ chức hội thảo giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ sản xuất tiêu, tập huấn kỹ thuật sử dụng hiệu quả, an toàn thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân.

Ngoài ra, ROP còn phối hợp với tổ chức MAG rà phá bom mìn cho 87 hộ thuộc 3 xã dự án với diện tích rà phá trên 51.000 m2 để cải tạo vườn tạp, trồng tiêu đảm bảo an toàn.

Đến nay, tổ chức ROP đã hỗ trợ trồng mới 14 ha hồ tiêu, chăm sóc vườn tiêu 261 ha.

Kết quả các mô hình trồng mới đều sinh trưởng, phát triển tốt, tạo nguồn giống chất lượng cung cấp cho những năm sau.

Kết quả cho thấy mô hình phục hồi vườn tiêu theo quy trình kỹ thuật mới cho năng suất cao hơn tập quán của bà con nông dân 4-6 tạ/ha, đưa năng suất hồ tiêu bình quân toàn huyện từ 8 tạ lên 12,5 tạ/ ha, điển hình có vườn tiêu đạt 30 tạ/ha, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Tổng kinh phí tổ chức ROP tài trợ xây dựng các mô hình trồng mới và phục hồi vườn tiêu trên địa bàn huyện Cam Lộ là 1 tỷ đồng.

Đây chính là vùng lõi kỹ thuật để nhân dân học tập, nhân rộng trồng mới 84 ha hồ tiêu và phục hồi vườn tiêu sạch bệnh 110 ha, nâng diện tích hồ tiêu toàn huyện lên 336 ha, đáp ứng chủ trương biến đặc sản “vàng đen” trở thành thế mạnh làm giàu cho người dân trong vùng dự án.

Ông Phạm Viết Thanh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cam Lộ nhận xét: “Thành công của dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ chức ROP tài trợ đã góp phần thay đổi tư duy của người dân từ trông chờ hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức sang hợp tác cùng phát triển"

Đồng thời đào tạo được mạng lưới kỹ thuật từ huyện đến thôn (CLB) về kiến thức khoa học kỹ thuật mới chuyên sâu để phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn, giúp vườn tiêu phát triển ổn định, an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất và thu nhập cho người sản xuất.

Hy vọng với sự vào cuộc của “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong chuỗi liên kết giá trị sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cam Lộ sẽ phát triển bền vững, hiệu quả hơn”.

Tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tổ chức ROP đang thay đổi cách tiếp cận hợp tác từ hỗ trợ đầu tư theo quy mô hộ sang quy mô hợp tác vùng dự án và giải quyết đầu ra cho sản phẩm hồ tiêu.

Bước đầu, tổ chức ROP đang thu mua cho nông dân vùng dự án sản phẩm tiêu đỏ (tiêu chín trên cây qua chế biến có màu đỏ) với giá cao gấp 2,5 lần tiêu đen truyền thống để đưa đi chào hàng tại Mỹ; đồng thời hướng dẫn phân loại tiêu đen để bán ra thị trường nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người trồng tiêu, phần lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư cho nông dân.

Đây là hướng đi hiệu quả để đưa thương hiệu hồ tiêu Cam Lộ đi xa đến các thị trường khó tính trên thế giới, giúp cây hồ tiêu và người trồng tiêu nâng cao giá trị kinh tế, hướng đến xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Theo Báo Quảng Trị
Giá hồ tiêu liên tục tăng và giữ ở mức cao trong hơn 2 năm qua đưa cây tiêu lên vị trí “đầu bảng” trong ưu tiên phát triển của người nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh diện tích cây hồ tiêu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh và nguy cơ mất giá của sản phẩm này.

“Không cây gì hơn cây tiêu”

Gia đình ông Hà Cảnh Phán, ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc đã quyết định chặt bỏ vườn chôm chôm để chuyển sang trồng tiêu
Sau nhiều năm gắn bó với cây chôm chôm, tháng 7 vừa qua, ông Hà Cảnh Phán, (ngụ ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc) quyết định chặt bỏ hơn vườn chôm chôm của gia đình để chuyển sang trồng tiêu. Theo ông Phán, thu nhập từ chôm chôm cũng khá ổn định, tuy nhiên ở thời điểm này, nếu nói về hiệu quả kinh tế thì khó có cây trồng nào sánh được với cây tiêu.

Cách đó không xa, gia đình ông Nguyễn Chánh cũng đang bận rộn với gần chục người nhà đào hố để trồng cây nọc phục vụ cho việc trồng mới cây tiêu. Hiện tại, gia đình ông Chánh đã có gần 2 ha tiêu cho thu hoạch ổn định. Thời gian gần đây, do giá tiêu luôn ở mức cao nên gia đình ông quyết định trồng mới thêm tiêu trên diện tích đất vườn còn dư.

Không những vậy, trên điện tích tiêu đã cho thu hoạch ổn định, ông Chánh cũng tận dụng đào thêm hố trồng nọc tiêu để tận dụng diện tích trống. “Từ năm 2012 đến nay, giá tiêu liên tục tăng, hiện giá tiêu khoảng 200.000 đồng/kg, với mức giá này thì xét về thu nhập thì cây tiêu cho giá trị cao nhất nên gia đình quyết định tận dụng toàn bộ diện tích để trồng mới” , ông Chánh chia sẻ.

Các địa phương trọng điểm có thế mạnh về cây tiêu của tỉnh Đồng Nai như huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ thời gian qua diện tích hồ tiêu liên tục tăng nhanh do người dân đổ xô trồng.

Gia đình ông Nguyễn Chánh, ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc tận dụng lối đi giữ vườn tiêu đã cho thu hoạch để trồng thêm tiêu mới
Tại huyện Xuân Lộc, theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện, chỉ trong 9 tháng đầu năm nay, diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện đã tăng hơn 300 ha đưa diện tích hồ tiêu của toàn huyện thời điểm hiện tại đạt hơn 2.800 ha.

“Theo quy hoạch phát triển cây hồ tiêu của huyện, đến năm 2020, Xuân Lộc sẽ phát triển khoảng 3.200 ha diện tích hồ tiêu, tuy nhiên do thời gian qua giá hồ tiêu liên tục tăng nên người dân tăng nhanh diện tích hồ tiêu. Hiện diện tích tiêu trồng mới của huyện đã đạt hơn 87% diện tích theo quy hoạch đến năm 2020”, bà Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc cho biết.

Trong khi đó, tại huyện Cẩm Mỹ, chỉ trong 2 năm từ 2013 đến nay, diện tích hồ tiêu của huyện cũng đã tăng hơn 800 ha, đạt con số hơn 4.500 ha hồ tiêu.

“Đánh cược” với cây tiêu

Hiện giá thu mua tiêu khô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 200.000 đồng/kg, như vậy, với năng suất trung bình 1ha tiêu hiện cho thu khoảng 6 tấn tiêu khô. Mỗi vụ thu hoạch tiêu người nông dân có thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng/ha, trừ đi các chi phí, lợi nhuận mang lại từ cây hồ tiêu đạt khoảng 1 tỷ đồng/ha.

Cây hồ tiêu đã làm thay đổi cuộc sống của người dân, nhiều hộ từ đói nghèo đã vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt cây hồ tiêu như hiện nay cũng làm gây ra không ít lo ngại về sự phát triển thiếu bền vững của cây hồ tiêu. Đặc biệt, cây hồ tiêu là cây trồng đòi hỏi sự đầu tư lớn và đòi hỏi chế độ trồng và chăm sóc.

Cây hồ tiêu là cây trồng đòi hỏi sự đầu tư lớn và đòi hỏi chế độ trồng và chăm sóc
Ngoài ra, thời gian cho thu hoạch cũng khá dài, mất khoảng 3 năm trồng thì cây hồ tiêu mới cho thu hoạch. Hiện theo tính toán của người dân, mỗi ha tiêu trồng mới chỉ riêng cho phí mua cây nọc, giống cũng đã mất gần 30 triệu đồng, cộng với đó là chi phí về nhân công, phân bón. Ngoài ra, mỗi năm chi phí chăm sóc cho 1 ha tiêu cũng mất gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, có một thực tế là hiện nay, nguồn cung cấp giống chủ yếu là do người dân tự cung, tự cấp hoặc mua lại của người quen thông qua kinh nghiệm của bản thân. Chính điều này khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất dễ xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Xuân Lộc cho biết, diện tích hồ tiêu tăng vừa qua trên địa bàn huyện vẫn tập trung ở các vũng quy hoạch phát triển hồ tiêu của huyện theo cơ cấu chuyển đổi cây trồng của huyện. Tuy nhiên, do diện tích tăng quá nhanh nên phòng nông nghiệp huyện cũng đã khuyến cáo bà con nông dân thận trọng khi mở rộng diện tích. Đặc biệt, chỉ thực hiện chuyển đổi trên những vùng đất phù hợp với cây tiêu và chú ý khâu lựa chọn giống đảm bảo chất lượng.

Để cây tiêu phát triển bền vững huyện Xuân Lộc cũng khuyến khích nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiêu sạch và an toàn nhằm mục đích phát triển bền vững và nâng cao giá trị”, bà Hiệp chia sẻ.




Vĩnh Thủy
Theo dantri.com.vn

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com