Tranh thủ lúc bệnh cảm cúm đang hoành hành, phân tích một vài bài giúp đỡ phần nào bà con nông dân. Nói
Bài này xin được chia sẻ với bà con về nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Bài viết này cũng chỉ là một số suy nghĩ hạn hẹp của tôi một người vác tù và hàng tổng. Nếu bà con có ý kiến gì đóng góp xin cứ chia sẻ thêm trên tinh thần xây dựng. Tôi sẵn sàng làm học trò để học hỏi lại từ bà con. Sự học là vô tận. Tôi có được kiến thức và kinh nghiệm như ngày hôm nay một phần nhờ các Thầy Cô đã dìu dắt và tạo ra nền tảng cơ bản, nhưng phần nhiều để phát triển được phải nhờ đến các bác nông dân chia sẻ thẳng thắn và chân tình những quan sát và ghi nhận của họ cho tôi.
Như tất cả mọi người đều biết, tình hình dịch bệnh trên hồ tiêu hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng. Có những loại bệnh có thể nói là vô phương cứu chữa như bệnh chết nhanh. Tất cả mọi vấn đề đều có nguên nhân của nó. Tôi xin được chia sẻ một vài nguyên nhân có thể có dẫn sự bùng phát của dịch bệnh trên cây hồ tiêu này.
1. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là biến đổi khí hậu. Nguyên nhân này có thể nói là tại trời.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về môi trường sống của cây. Điều này có thể dẫn đến cây bị sock. Đặc biệt là cây trồng sức đề kháng yếu hơn cây hoang dại nên việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức chống chịu của cây đối với dịch bệnh. Điều này lý giải tại sao cây ở rừng rất ít khi bị bệnh, trong khi cây trồng chăm sóc như chăm con mà vẫn cứ lăn ra bệnh và chết.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về cán cân cân bằng của các loại vi sinh vật trong đất. Sự biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng hay giảm bớt vi sinh vật có và hay có hại. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong hệ đất. Không cần biết vi sinh vật có lợi hay có hại tăng lên, nhưng sự phát triển ưu thế của một loài cũng dẫn đến những thiệt hại đáng kể. Cái này chúng ta phải học lão Càn Long thời nhà Thanh trung quốc. Ông này chắc chắn biết Hòa Thân là tham quan. Nhưng tại sao ông ấy cứ để như vậy mà không diệt hòa thân để Lưu Dung có thể làm trong sạch bộ máy quan lại. Thực ra ông này biết rằng Hòa Thân chỉ là tham quan thôi chứ không phải phản quan. Thay vì ông ấy đi vơ vét của cải ngoài xã hội, ông ấy để Hòa Thân làm cái điều ấy dùm ông. Và sự thật, các của cải đó đã dùng để tích lũy cho con chàu đời sau. Như vậy, nói về hệ vi sinh vật trong đất, điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được mọi thứ trong giới hạn cho phép. Những loại nào có tác dụng như phản quan chỉ trực chờ tấn công cây trồng thì phải tiêu diệt dứt điểm. Nhưng loại nào không gây hại hay gây hại ở một mức độ ít thì cứ để nó đó và kiểm soát nó. Tất nhiên sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất tự tự nhiên có thể cân bằng được. Vấn đề ở đây là chúng ta đã can thiệp thô bạo vào sự cân bằng ấy bằng những nguyên nhân về cách thức canh tác như sẽ phân tích dưới đây.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi về hệ côn trùng trong khu vực trồng tiêu nói riêng và khu vực cây trồng nói riêng. Lấy ví dụ là rệp sáp, là tuyến trùng. Nếu các bác nông dân lớn tuổi có thể thấy rằng ngày trước, rệp sáp, tuyến trùng đâu có nhiều đến thế. Có chăng chỉ là vài con làm cảnh làm ví dụ thôi. Mà ngày đó nếu rệp sáp cứ quét cho nó một ít vôi có lẫn thuốc lào là nó giãy như đỉa phải vôi.
và giải thích thì dễ, viết ra được cho mọi người hiểu quả thật khó khăn.
Sự biến đổi khí hậu còn dẫn đến sự thay đổi về cách thức canh tác của bà con. Tôi thấy nhiều bà con che lưới cho tiêu. Tôi thì cũng chưa rành về việc này lắm nhưng bà con nào làm và kết quả khả quan như thế nào hay có hại gì vui lòng chia sẻ để tôi và bà con khác có thể học hỏi thêm.
Cái này nhắc bà con để phòng hờ, năm nay hình như bão ít và bão trễ, bà con nông dân cần chú ý rằng trong khi trời đất còn thanh bình thì hãy phòng đi. Đến lúc trời đất nổi cuồng phong thì chẳng thể nào cứu chữa được nữa. Có thể nói, năm nay bão có nguy cơ dồn dập vào lúc mà nông sản của bà con gần thu hoạch.
2. Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng và trầm trọng của ngành hồ tiêu Việt Nam phải kể đến là giống tiêu. Nguyên nhân này có thể nói là tại đời nó thế. Cái này chỉ là quan sát của cá nhân tôi, cũng chưa chắc đúng.
Sau một thời gian canh tác, bà con thường tự nhân giống tiêu hoặc mua lại từ các bác nông dân giỏi. Có lẽ các bác quan tâm đến nhiều vấn đề của giống tiêu theo kinh nghiệm của các bác. Nhưng thực sự tôi thấy có vấn đề. Vấn đề lớn nhất của giống tiêu Việt Nam là sự thoái hóa và mầm bệnh.
Nói về sự thoái hóa: Hình như các bác cứ Thầy cây nào đẹp, khỏe thì các bác cắt xuống giâm cành và các bác chỉ cần cành đó cũng phát triển mạnh là được. Điều các bác làm là không sai nhưng chưa đủ. Muốn có một vườn hồ tiêu tốt thì giống phải tốt trước đã. Giống này không những tốt về mặt kiểu hình mà còn phải tốt về mặt kiểu gen. Cái này chỉ có các nhà khoa học, các viện nghiên cứu mới làm được. Các bác nông dân hãy bỏ tiền và đặt hàng họ đi. Họ có tiền lo cho cuộc sống họ sẽ lao vào làm cho các bác.
Nói về mầm bệnh: các bác nông dân chọn cây tiêu nào tốt khỏe để làm giống nhưng các bác có biết đâu bản thân nó mang những mầm bệnh tiềm ẩn. Như em đây, 80kg mấy ngày trước đi dạy khỏe mạnh bình thường, hôm qua đến nay bị virus cúm nó hành cho đỏ kèm nhèm cả mắt. Nói như vậy có nghĩa là dù các bác có chọn những cây khỏe mạnh thì trong mình nó vẫn mang các mầm bệnh tiềm ẩn và đối với tiêu thì đó là virus. Virus có thể không gây bệnh trực tiếp, nhưng nó có thể làm giảm sức đề kháng của cây. Nó giống như virus HIV gây hội chứng AIDS. Bản thân nó chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh dịch sẽ theo nó bội nhiễm vào.
3. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là điều kiện và cách thức canh tác. Nguyên nhân này có thể nói là tại mình.
Thói quen canh tác bằng phân hóa học: Phân hóa học là một tiến bộ của thế giới. Cuộc cách mạng trắng đã dẫn đến cây hồ tiêu ở ấn độ sum xuê, năng suất cao. Khi cuộc cách mạng trắng nổ ra, cả thế giới đã được hưởng lợi từ nó. Đất đai màu mỡ cộng với NPK hóa học đã thúc đẩy cây trồng phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến đất rút cạn kiệt chất dinh dưỡng và dẫn đến bị bạc màu. Chất hữu cơ càng ngày càng mất dần, đất càng ngày càng hiện ra là sỏi đá. Nhiều bà con sẽ hỏi sỏi đá thì đã sao, tại sao Israel có thể trồng cây trên sa mạc. Xin thưa họ không trồng cây trực tiếp trên sa mạc. Họ trồng cây trên giá thể và đặt trong sa mạc.
· Thói quen sử dụng chế phẩm sinh học: Trên thị trường nhiều loại chế phẩm hữu ích, nhưng cũng nhiều loại chế phẩm trời ơi đất hỡi. Hầu hết các nhà sản xuất chỉ công bố những loại chất, vi sinh vật có lợi. Ít ai quan tâm và xác định những thứ gây hại (không kể các vi sinh vật gây hại đã được quy định trong TCVN như các chất gây hại; các loại nấm bệnh Phytophthora; mầm bệnh như tuyến trùng, rệp sáp. Và chế phẩm sinh học thì nó cũng chỉ có công dụng nhất định của nó khi dùng đúng. Nếu dùng sai chưa chắc đã được mà còn phản tác dụng. Ngoài ra, những người theo thuyết hoài nghi có thể nghĩ đến một số sản phẩm của nước ngoài nhất là sản phẩm xuất phát từ anh bạn láng giềng tốt của chúng ta có thể được cố tình cho thêm vào các mầm bệnh để phá hoại nền kinh tế của đất nước. Và trong hoàn cảnh này, người ta toàn gắn cờ Mỹ, Thái, Ấn, Israel nhưng thực chất trong ruột có thể là made in china thì ai mà biết được đâu là đâu.
Ý thức dập dịch khi bùng phát: Người dân chúng ta luôn có suy nghĩ còn nước còn tát, ít ai chấp nhận cây tiêu chết nhanh trong vườn còn xanh tốt mà đem phá đi vì nghĩ rằng biết đâu đấy nó không phải chết nhanh thì sao. Chính điều này làm cho dịch bệnh lây lan khắp vườn. Ngoài ra, việc phòng bệnh lây lan cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Các bác nông dân của chúng ta thăm hết vườn bệnh này đến vườn bệnh khác mà chẳng có ý thức phòng ngừa cho gia chủ. Có bác nào thấy một đoàn đến thăm quan vườn bị bệnh ít mà trở thành vườn bị bệnh nhiều hay không? Ngoài ra, việc phòng và chữa bệnh không đồng bộ giữa các hộ dân cũng có thể làm nhà này lây sang nhà khác. Việc lây nhiễm này có thể do không khí, nước, côn trùng và con người.
Cách trồng tiêu: Tiêu là cây trồng độc canh. Năm này qua năm khác chỉ trồng 1 loại cây. Điều này dẫn đến sự tích lũy của các mầm bệnh trong môi trường sống. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý là vườn nhà mình trước đó đã trồng cây gì rồi thì có thể sẽ không trồng tiêu được nếu không xử lý đất thật kỹ. Trên các diễn đàn tôi thấy bà con xôn sao việc trồng xem các loại cỏ. Có ý kiến cho rằng trồng loại này sẽ kháng tuyến trùng nhưng bị rệp sáp tấn công. Trồng loại kia ngăn được rệp sáp nhưng vân vân và vân vân. Xin thưa với bà con rằng hãy để cỏ mọc tự nhiên. Sử dụng đa dạng các loại cỏ khác nhau cho nó mọc như rừng ấy. Muốn cây tiêu xanh tốt như rừng thì phải cho nó sống ở trong rừng nhưng có kiểm soát. Bà con đừng diệt cỏ bằng thuốc diệt cỏ hay phân bón. Hãy phun phân bón cho cỏ phát triển mạnh lên, dùng máy cắt nó xuống, phun men vi sinh lên và lấy nó làm nguồn phân bón. Cái này tôi đã chỉ cho một chị bạn tên Hải trên daklak vào khoảng năm 2008 và sau 1 năm chị ấy bảo mọi thứ rất được: lá tiêu không còn đốm nấm mốc, hạt tiêu to hơn bình thường, đất giữ ẩm tốt, và tơi xốp hơn.
Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Hồi trướng sang Trung Quốc công tác, thằng Trung Quốc hỏi 1 câu, tao nghe nói bên mày dùng thuốc bảo vệ thực vật rất kinh khủng. Trả lời nó là đất nước tao còn nghèo, ngành hóa bảo vệ thực vật của chúng tao chưa phát triển cho nên mấy thứ đó chúng tao chỉ nhập từ Trung Quốc. Mà tao nghĩ rằng bên tao cũng chỉ nhập được 1 số loại thôi chứ không nhập được tất cả những gì bên mày có. Nó nghe xong nó lẳng lặp đi mất dép. Đối ngoại là vậy thôi, chứ người trong nhà đóng của bảo nhau. Các bác dùng thuốc bảo vệ thực vật mà như nuôi sâu ấy. Các bác cứ phun, phun và phun. Nhiều khi sợ chẳng dám ăn. Chỗ này các bác nên ý thức như thế này, mình phun phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì người đầu tiên được hưởng và nồng độ cao chính là các bác. Các bác cũng an tâm là các bác phun thuốc ở vườn nhà các bác thì các bác chẳng bị gì đâu vì đơn giản nó theo dòng nước và chảy sang nhà bên cạnh. Thường thì cách nhà bác 100m về phía hạ nguồn là những nhà hứng chịu thuốc của các bác đã phun. Nhưng các bác có nghĩ rằng mình phun thuốc đã độc rồi mà ông hàng xóm trên thượng nguồn phun còn độc hơn nữa. Ai cho tôi biết là tình hình bị nhiễm bệnh ung thư của dân trồng tiêu càng ngày càng tăng lên hay giảm đi?
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, mong mọi người góp thêm mỗi người một ý để chúng ta hiểu được nhiều nguyên nhân hơn từ đó mới có hướng đi phù hợp.
Bài này xin được chia sẻ với bà con về nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Bài viết này cũng chỉ là một số suy nghĩ hạn hẹp của tôi một người vác tù và hàng tổng. Nếu bà con có ý kiến gì đóng góp xin cứ chia sẻ thêm trên tinh thần xây dựng. Tôi sẵn sàng làm học trò để học hỏi lại từ bà con. Sự học là vô tận. Tôi có được kiến thức và kinh nghiệm như ngày hôm nay một phần nhờ các Thầy Cô đã dìu dắt và tạo ra nền tảng cơ bản, nhưng phần nhiều để phát triển được phải nhờ đến các bác nông dân chia sẻ thẳng thắn và chân tình những quan sát và ghi nhận của họ cho tôi.
Như tất cả mọi người đều biết, tình hình dịch bệnh trên hồ tiêu hiện nay đang diễn ra nghiêm trọng. Có những loại bệnh có thể nói là vô phương cứu chữa như bệnh chết nhanh. Tất cả mọi vấn đề đều có nguên nhân của nó. Tôi xin được chia sẻ một vài nguyên nhân có thể có dẫn sự bùng phát của dịch bệnh trên cây hồ tiêu này.
1. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là biến đổi khí hậu. Nguyên nhân này có thể nói là tại trời.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về môi trường sống của cây. Điều này có thể dẫn đến cây bị sock. Đặc biệt là cây trồng sức đề kháng yếu hơn cây hoang dại nên việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức chống chịu của cây đối với dịch bệnh. Điều này lý giải tại sao cây ở rừng rất ít khi bị bệnh, trong khi cây trồng chăm sóc như chăm con mà vẫn cứ lăn ra bệnh và chết.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi về cán cân cân bằng của các loại vi sinh vật trong đất. Sự biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng hay giảm bớt vi sinh vật có và hay có hại. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong hệ đất. Không cần biết vi sinh vật có lợi hay có hại tăng lên, nhưng sự phát triển ưu thế của một loài cũng dẫn đến những thiệt hại đáng kể. Cái này chúng ta phải học lão Càn Long thời nhà Thanh trung quốc. Ông này chắc chắn biết Hòa Thân là tham quan. Nhưng tại sao ông ấy cứ để như vậy mà không diệt hòa thân để Lưu Dung có thể làm trong sạch bộ máy quan lại. Thực ra ông này biết rằng Hòa Thân chỉ là tham quan thôi chứ không phải phản quan. Thay vì ông ấy đi vơ vét của cải ngoài xã hội, ông ấy để Hòa Thân làm cái điều ấy dùm ông. Và sự thật, các của cải đó đã dùng để tích lũy cho con chàu đời sau. Như vậy, nói về hệ vi sinh vật trong đất, điều quan trọng là chúng ta phải kiểm soát được mọi thứ trong giới hạn cho phép. Những loại nào có tác dụng như phản quan chỉ trực chờ tấn công cây trồng thì phải tiêu diệt dứt điểm. Nhưng loại nào không gây hại hay gây hại ở một mức độ ít thì cứ để nó đó và kiểm soát nó. Tất nhiên sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất tự tự nhiên có thể cân bằng được. Vấn đề ở đây là chúng ta đã can thiệp thô bạo vào sự cân bằng ấy bằng những nguyên nhân về cách thức canh tác như sẽ phân tích dưới đây.
Sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự thay đổi về hệ côn trùng trong khu vực trồng tiêu nói riêng và khu vực cây trồng nói riêng. Lấy ví dụ là rệp sáp, là tuyến trùng. Nếu các bác nông dân lớn tuổi có thể thấy rằng ngày trước, rệp sáp, tuyến trùng đâu có nhiều đến thế. Có chăng chỉ là vài con làm cảnh làm ví dụ thôi. Mà ngày đó nếu rệp sáp cứ quét cho nó một ít vôi có lẫn thuốc lào là nó giãy như đỉa phải vôi.
và giải thích thì dễ, viết ra được cho mọi người hiểu quả thật khó khăn.
Sự biến đổi khí hậu còn dẫn đến sự thay đổi về cách thức canh tác của bà con. Tôi thấy nhiều bà con che lưới cho tiêu. Tôi thì cũng chưa rành về việc này lắm nhưng bà con nào làm và kết quả khả quan như thế nào hay có hại gì vui lòng chia sẻ để tôi và bà con khác có thể học hỏi thêm.
Cái này nhắc bà con để phòng hờ, năm nay hình như bão ít và bão trễ, bà con nông dân cần chú ý rằng trong khi trời đất còn thanh bình thì hãy phòng đi. Đến lúc trời đất nổi cuồng phong thì chẳng thể nào cứu chữa được nữa. Có thể nói, năm nay bão có nguy cơ dồn dập vào lúc mà nông sản của bà con gần thu hoạch.
2. Nguyên nhân thứ hai rất quan trọng và trầm trọng của ngành hồ tiêu Việt Nam phải kể đến là giống tiêu. Nguyên nhân này có thể nói là tại đời nó thế. Cái này chỉ là quan sát của cá nhân tôi, cũng chưa chắc đúng.
Sau một thời gian canh tác, bà con thường tự nhân giống tiêu hoặc mua lại từ các bác nông dân giỏi. Có lẽ các bác quan tâm đến nhiều vấn đề của giống tiêu theo kinh nghiệm của các bác. Nhưng thực sự tôi thấy có vấn đề. Vấn đề lớn nhất của giống tiêu Việt Nam là sự thoái hóa và mầm bệnh.
Nói về sự thoái hóa: Hình như các bác cứ Thầy cây nào đẹp, khỏe thì các bác cắt xuống giâm cành và các bác chỉ cần cành đó cũng phát triển mạnh là được. Điều các bác làm là không sai nhưng chưa đủ. Muốn có một vườn hồ tiêu tốt thì giống phải tốt trước đã. Giống này không những tốt về mặt kiểu hình mà còn phải tốt về mặt kiểu gen. Cái này chỉ có các nhà khoa học, các viện nghiên cứu mới làm được. Các bác nông dân hãy bỏ tiền và đặt hàng họ đi. Họ có tiền lo cho cuộc sống họ sẽ lao vào làm cho các bác.
Nói về mầm bệnh: các bác nông dân chọn cây tiêu nào tốt khỏe để làm giống nhưng các bác có biết đâu bản thân nó mang những mầm bệnh tiềm ẩn. Như em đây, 80kg mấy ngày trước đi dạy khỏe mạnh bình thường, hôm qua đến nay bị virus cúm nó hành cho đỏ kèm nhèm cả mắt. Nói như vậy có nghĩa là dù các bác có chọn những cây khỏe mạnh thì trong mình nó vẫn mang các mầm bệnh tiềm ẩn và đối với tiêu thì đó là virus. Virus có thể không gây bệnh trực tiếp, nhưng nó có thể làm giảm sức đề kháng của cây. Nó giống như virus HIV gây hội chứng AIDS. Bản thân nó chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh dịch sẽ theo nó bội nhiễm vào.
3. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là điều kiện và cách thức canh tác. Nguyên nhân này có thể nói là tại mình.
Thói quen canh tác bằng phân hóa học: Phân hóa học là một tiến bộ của thế giới. Cuộc cách mạng trắng đã dẫn đến cây hồ tiêu ở ấn độ sum xuê, năng suất cao. Khi cuộc cách mạng trắng nổ ra, cả thế giới đã được hưởng lợi từ nó. Đất đai màu mỡ cộng với NPK hóa học đã thúc đẩy cây trồng phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hóa học dẫn đến đất rút cạn kiệt chất dinh dưỡng và dẫn đến bị bạc màu. Chất hữu cơ càng ngày càng mất dần, đất càng ngày càng hiện ra là sỏi đá. Nhiều bà con sẽ hỏi sỏi đá thì đã sao, tại sao Israel có thể trồng cây trên sa mạc. Xin thưa họ không trồng cây trực tiếp trên sa mạc. Họ trồng cây trên giá thể và đặt trong sa mạc.
· Thói quen sử dụng chế phẩm sinh học: Trên thị trường nhiều loại chế phẩm hữu ích, nhưng cũng nhiều loại chế phẩm trời ơi đất hỡi. Hầu hết các nhà sản xuất chỉ công bố những loại chất, vi sinh vật có lợi. Ít ai quan tâm và xác định những thứ gây hại (không kể các vi sinh vật gây hại đã được quy định trong TCVN như các chất gây hại; các loại nấm bệnh Phytophthora; mầm bệnh như tuyến trùng, rệp sáp. Và chế phẩm sinh học thì nó cũng chỉ có công dụng nhất định của nó khi dùng đúng. Nếu dùng sai chưa chắc đã được mà còn phản tác dụng. Ngoài ra, những người theo thuyết hoài nghi có thể nghĩ đến một số sản phẩm của nước ngoài nhất là sản phẩm xuất phát từ anh bạn láng giềng tốt của chúng ta có thể được cố tình cho thêm vào các mầm bệnh để phá hoại nền kinh tế của đất nước. Và trong hoàn cảnh này, người ta toàn gắn cờ Mỹ, Thái, Ấn, Israel nhưng thực chất trong ruột có thể là made in china thì ai mà biết được đâu là đâu.
Ý thức dập dịch khi bùng phát: Người dân chúng ta luôn có suy nghĩ còn nước còn tát, ít ai chấp nhận cây tiêu chết nhanh trong vườn còn xanh tốt mà đem phá đi vì nghĩ rằng biết đâu đấy nó không phải chết nhanh thì sao. Chính điều này làm cho dịch bệnh lây lan khắp vườn. Ngoài ra, việc phòng bệnh lây lan cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Các bác nông dân của chúng ta thăm hết vườn bệnh này đến vườn bệnh khác mà chẳng có ý thức phòng ngừa cho gia chủ. Có bác nào thấy một đoàn đến thăm quan vườn bị bệnh ít mà trở thành vườn bị bệnh nhiều hay không? Ngoài ra, việc phòng và chữa bệnh không đồng bộ giữa các hộ dân cũng có thể làm nhà này lây sang nhà khác. Việc lây nhiễm này có thể do không khí, nước, côn trùng và con người.
Cách trồng tiêu: Tiêu là cây trồng độc canh. Năm này qua năm khác chỉ trồng 1 loại cây. Điều này dẫn đến sự tích lũy của các mầm bệnh trong môi trường sống. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý là vườn nhà mình trước đó đã trồng cây gì rồi thì có thể sẽ không trồng tiêu được nếu không xử lý đất thật kỹ. Trên các diễn đàn tôi thấy bà con xôn sao việc trồng xem các loại cỏ. Có ý kiến cho rằng trồng loại này sẽ kháng tuyến trùng nhưng bị rệp sáp tấn công. Trồng loại kia ngăn được rệp sáp nhưng vân vân và vân vân. Xin thưa với bà con rằng hãy để cỏ mọc tự nhiên. Sử dụng đa dạng các loại cỏ khác nhau cho nó mọc như rừng ấy. Muốn cây tiêu xanh tốt như rừng thì phải cho nó sống ở trong rừng nhưng có kiểm soát. Bà con đừng diệt cỏ bằng thuốc diệt cỏ hay phân bón. Hãy phun phân bón cho cỏ phát triển mạnh lên, dùng máy cắt nó xuống, phun men vi sinh lên và lấy nó làm nguồn phân bón. Cái này tôi đã chỉ cho một chị bạn tên Hải trên daklak vào khoảng năm 2008 và sau 1 năm chị ấy bảo mọi thứ rất được: lá tiêu không còn đốm nấm mốc, hạt tiêu to hơn bình thường, đất giữ ẩm tốt, và tơi xốp hơn.
Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Hồi trướng sang Trung Quốc công tác, thằng Trung Quốc hỏi 1 câu, tao nghe nói bên mày dùng thuốc bảo vệ thực vật rất kinh khủng. Trả lời nó là đất nước tao còn nghèo, ngành hóa bảo vệ thực vật của chúng tao chưa phát triển cho nên mấy thứ đó chúng tao chỉ nhập từ Trung Quốc. Mà tao nghĩ rằng bên tao cũng chỉ nhập được 1 số loại thôi chứ không nhập được tất cả những gì bên mày có. Nó nghe xong nó lẳng lặp đi mất dép. Đối ngoại là vậy thôi, chứ người trong nhà đóng của bảo nhau. Các bác dùng thuốc bảo vệ thực vật mà như nuôi sâu ấy. Các bác cứ phun, phun và phun. Nhiều khi sợ chẳng dám ăn. Chỗ này các bác nên ý thức như thế này, mình phun phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì người đầu tiên được hưởng và nồng độ cao chính là các bác. Các bác cũng an tâm là các bác phun thuốc ở vườn nhà các bác thì các bác chẳng bị gì đâu vì đơn giản nó theo dòng nước và chảy sang nhà bên cạnh. Thường thì cách nhà bác 100m về phía hạ nguồn là những nhà hứng chịu thuốc của các bác đã phun. Nhưng các bác có nghĩ rằng mình phun thuốc đã độc rồi mà ông hàng xóm trên thượng nguồn phun còn độc hơn nữa. Ai cho tôi biết là tình hình bị nhiễm bệnh ung thư của dân trồng tiêu càng ngày càng tăng lên hay giảm đi?
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, mong mọi người góp thêm mỗi người một ý để chúng ta hiểu được nhiều nguyên nhân hơn từ đó mới có hướng đi phù hợp.
“Người vác tù và”-B.H.Quân
0 comments:
Đăng nhận xét