Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

24/1/14


Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước chưa thoát khỏi cơn suy thoái. Tình hình thiên tai, sâu bệnh, chi phí đầu tư sản xuất gia tăng, đã tác động lớn đến sản xuất, xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản XK giảm cả lượng và giá. Nhiều DN trong nước gặp vô cùng khó khăn, không ít DN thua lỗ phá sản. … Chỉ riêng ngành hàng Hồ tiêu đã có bước phát triển ngoạn mục. Năm 2013 đã đi qua ngành hồ tiêu đã thu được những thắng lợi rất đáng tự hào, để lại nhiều dấu ấn về sản xuất và xuất khẩu. Thành quả của ngành Hồ tiêu được lãnh đạo các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng ca ngợi:

1. Số lượng XK đạt trên 134.000 tấn và tổng kim ngạch XK đạt gần 900 triệu USD; Đây là mức kỷ lục cao nhất trong lịch sử của ngành Hồ tiêu VN. Giá trong nước và XK được giữ vững ở mức rất cao trên 6.000 USD/tấn tiêu đen và trên 9.000 USD/ tấn tiêu trắng, nông dân thu siêu lợi, DN kinh doanh có hiệu quả. SX và XK Hồ tiêu VN đã và đang duy trì vai trò dẫn dắt, chi phối cung cầu và giá cả thị trường hồ tiêu thế giới.

2. Sản xuất hồ tiêu có bước chuyển dịch, lan rộng nhanh từ tự phát theo tập quán địa phương, gia đình sang canh tác mới, áp dụng tiến bộ KHCN, hạn chế sử dụng phân hóa học thuốc sâu, tăng cường biện pháp canh tác hữu cơ, bền vững, VSATTP. Nhiều mô hình liên kết tổ chức sản xuất đồng nhất, nhiều hộ nông dân sản xuất hồ tiêu giỏi trở thành những tấm gương sáng được bà con nông dân học tập.

3. Bài học kinh nghiệm về ổn định thị trường giá cả, được bà con nông dân cùng DN vận hành ngày càng thuần thục, lan rộng và hiệu quả. Các DN trong Hiệp hội đăc biệt có hơn 10 DN XK hàng đầu, trong đó có các doanh nghiệp FDI đã trở thành đầu tàu, dẫn dắt, định hướng cho các DN  trong và ngoài Hiệp hội men theo.

4. Năm 2014 tình hình sản xuất và thương mại hồ tiêu trong nước và quốc tế vẫn có nhiều cơ hội mới, thời cơ mới có lợi cho các quốc gia sản xuất và XK hồ tiêu, trong đó có VN - quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới. Tranh thủ sự hỗ trợ của các  Bộ ngành TƯ  và địa phương, ngành Hồ tiêu VN tiếp tục phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, DN sát cánh cùng bà con nông dân, phấn đấu giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời gian tới.

5. Năm 2014 cũng là năm Hiệp hội Hồ tiêu VN tổ chức nhiều sự kiện quan trọng:

           -  Hiệp hội Hồ tiêu VN tiến hành Đạị hội lần thứ 5 (dự kiến vào tháng 4/2014.). Đại hội sẽ lựạ chọn những UV BCH có đủ năng lực và tâm huyết bầu vào BCH mới, gánh vác nhiệm vụ nhiệm kỳ 2014 – 2017.

           -  Dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ NN & PTNT, VPA phối hợp cùng IPC tổ chức Hội nghị Quốc tế về Hồ tiêu lần thứ 42 tại VN, (dự kiến vào tháng 11/2014 .) Hy  vọng rằng với sự tích cực tham gia của tất cả các thành viên trong BCH Hiệp hội và toàn thể các DN hội viên cùng Văn phòng VPA sẽ tổ chức Hội nghị thành công tốt đẹp. Thành công của Hội nghị sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng từ năm châu về một Việt Nam một quốc gia SX, XK hồ tiêu hàng đầu Thế giới.

Theo Hiệp Hội Hồ Tiêu VN (VPA)
Thị trường tiêu đen toàn cầu dường như sẽ căng thẳng về nguồn cung trong thời gian tới, với việc nguồn cung từ Việt Nam, nhà sản xuất lớn nhất thế giới vẫn chưa vào vụ thu hoạch chính như mong đợi.
Các nhà thu mua của Châu Âu và Mỹ vẫn chưa chủ động mua vào mà trông đợi giá sẽ giảm. Việt Nam sẽ vào kỳ nghỉ 2 tuần của dịp Tết nguyên đán từ ngày 26 tháng này cũng làm cho thị trường trở nên thụ động hơn. Hồ tiêu Việt Nam hiện tại đang chào giá loại ASTA là 7.700 USD một tấn, loại 550 g/l là 7.200 USD và 500 g/l là 6.900 USD. Đây là các mức thấp nhất trên toàn cầu, tuy nhiên nhu cầu mua vào vẫn chưa mạnh. Các nhà nhập khẩu của Châu Âu và Mỹ đang đợi giá giảm xuống mức khoảng 7.500 USD một tấn cho loại cao nhất trước khi đặt mua số lượng lớn.

Ấn Độ hiện đang có mức giá cao nhất thế giới. Loại tiêu chuẩn cao nhất có giá là 8.625 USD một tấn, Indonesia chào giá là 8.350 USD và đối với Brazil là 8.100 USD. Trong tháng 4 cho đến tháng 9 năm 2013, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 10.200 tấn và cả năm có thể sẽ đạt 16.000 – 17.000 tấn. Một vài nhà xuất khẩu cho biết Ấn Độ có thể sẽ nhập khẩu ròng trong năm nay, do giá tiêu của Việt Nam rất hấp dẫn cho các nhà chế biến giá trị gia tăng và thậm chí là để xuất khẩu lại. Nhập khẩu của Ấn Độ trong năm nay có thể là vào khoảng 15.000 – 18.000 tấn.

Với việc nguồn cung từ các nước khác thấp trong thời gian hiện tại, thị trường toàn cầu phải phụ thuộc vào Việt Nam. Sản lượng của Việt Nam có thể đạt 125.000 – 140.000 tấn cho vụ thu hoạch năm nay. Thu hoạch của Indonesia, nhà xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, sẽ bắt đầu vào tháng 6. Tại Ấn Độ, sản lượng được dự báo sẽ giảm khoảng 30 – 40 %. Các nhà xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ cho biết nguồn cung hiện tại từ phía nam quận Kerala, nơi thường thu hoạch đầu tiên trong năm, nay vẫn chưa bắt đầu. Thông thường, vụ thu hoạch của khu vực này là vào tháng 12. Vụ thu hoạch mới từ Idukki và Wayanad được kỳ vọng là tham gia thị trường trong tuần cuối của tháng này. Báo cáo từ các quận này cũng nhận định sản lượng sẽ thấp hơn khoảng 40%. Các đại lý nội địa và nhà xuất khẩu đang dồn hy vọng vào Karnataka, nơi sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng tới.

Vì thế Ấn Độ có lẽ sẽ nhập ròng trong năm nay, do nhu cầu nội địa là khoảng 25.000 tấn, thu hoạch có lẽ sẽ không vượt quá số này, thậm chí là sẽ thấp hơn.

Một nhà xuất khẩu cho biết giá có thể vượt 600 Rs/Kg, nhưng lo ngại việc mua bán sẽ ế ẩm. Khoảng chừng 7.000 tấn đang đợi quyết định cuối cùng của việc kiểm tra dầu khoáng. Đây là mối quan tâm lớn đối với nguồn cung trong thời gian hiện tại.

Theo các nhà xuất khẩu, Việt Nam sẽ kiểm soát thị trường toàn cầu cho đến giữa năm khi chỉ có họ có thể cung cấp số lượng lớn như hiện tại. Thị trường kỳ vọng sẽ có sự giảm giá sau kỳ nghỉ Tết do thu hoạch sẽ bắt đầu mạnh sau Tết. Các nhà thu mua của Châu Âu và Mỹ đang đợi nguồn cung tăng lên do họ kỳ vọng giá tiêu sẽ giảm xuống khoảng 7.500 USD /tấn cho loại tốt nhất. Các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay đang ở trong một tình trạng khó khăn do trước đó họ đã ký hợp đồng cho các lô hàng giao tháng một với mức giá thấp. Bây giờ họ phải mua với giá cao hơn để đáp ứng các hợp đồng. Điều này cũng làm cho thị trường tăng hơn trong hiện tại.

Theo Business - Standard
Đề tài do các tác giả Nguyễn Vũ Phong, Huỳnh Thanh Khoa (ĐH Nông lâm TP.HCM) thực hiện với mục tiêu tìm hiểu khả năng phát sinh phôi vô tính gián tiếp của giống tiêu Piper colubrinum.

Piper columbrinum Link là loại tiêu hoang dại có khả năng kháng nhiều bệnh hại trên cây hồ tiêu như bệnh chết nhanh và tuyến trùng.

Nghiên cứu đã tỉm ra khả năng phát sinh phôi vô tính của giống tiêu Piper colubrinum nuôi cây in vitro nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ban đầu cho sản xuất giống có những đặc tính tốt. Lá tiêu được nuôi cấy trên môi trường cơ bản MS bổ sung BA và 2,4-D với các nồng độ khác nhau để tạo mô sẹo.

Sau 6 tuần nuôi cấy, mô sẹo hình thành tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 3 mg/L BA và 1 mg/L 2,4-D. Sau 60 ngày nuôi cấy đã thu được phôi vô tính hình thành từ các mô sẹo 8 tuần tuổi trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L BA và 4 mg/L Linetin.

Theo: Trà My
(BCKH của các tác giả Nguyễn Vũ Phong, Huỳnh Thanh Khoa
)

 * Tác nhân :

• Do nấm Lasiodiplodia theobromae.

• Nấm tồn tại ở dạng sợi và bào tử trên tàn dư cây bệnh. Bệnh đen lá phổ biến ở các vườn tiêu, phát sinh nhiều vào mùa mưa, ẩm độ vườn tiêu cao, trời nóng, bộ rễ bị úng nước.

* Triệu chứng gây hại :

• Trên lá vết bệnh xuất hiện ở giữa lá hoặc ở chóp lá những đốm vàng, nhỏ, sau lớn dần biến màu đen. Khi vết bệnh già màu hơi bạc không có quầng đen viền quanh (đặc điểm để phân biệt với bệnh thán thư).

• Bệnh hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn trở xuống làm tán tiêu trơ trụi.

* Phòng trừ :

• Vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, gốc tiêu thông thoáng.

• Chăm sóc cây tiêu sinh trưởng tốt.

• Cắt bỏ các lá và nhánh bị bệnh nặng, tập trung tiêu hủy.

• Khi bệnh phát sinh dùng thuốc phòng trừ như bệnh thán thư.

+ Pha 10gr – 15 gr thuốc Sumi Eight cho bình phun 16 lít, phun từ 600 lít nước – 800 lít nước cho 1 ha.

+ Phun khi bệnh vừa bắt đầu xuất hiện, phun định kỳ từ 15 – 20 ngày nếu bệnh gây hại nặng, phun tập trung vào chỗ bị bệnh như  tán lá.


Theo http://www.scvcl-chem.com.vn

13/1/14

Câu chuyện cây hồ tiêu chết hàng loạt không còn mới ở huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng). Song, theo như ông Phạm Văn Tuấn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạ Pal, cho biết: “Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, riêng thôn Xuân Thượng đã có khoảng 20 ha tiêu bị nhiễm bệnh rồi chết, ước thiệt hại trên 33 tỷ đồng”, thì con số thiệt hại đó không phải là không đáng quan tâm.
Hình minh hoạ
Ðứng trước vườn tiêu trơ trụi của gia đình, ông Phạm Văn Luyến (thôn Xuân Thượng, xã Ðạ Pal) đau xót: “Nhà tôi có 1.800 trụ tiêu, thì nay đã chết 1.200 trụ. Những trụ còn lại đang có hiện tượng lá chuyển vàng và chết dần từng nhánh”.

Mặc dù được coi là “chuyên gia trồng hồ tiêu” ở thôn Xuân Thượng, nhưng khi tiêu bị nhiễm bệnh, ông Luyến cũng không có cách nào chống lại bệnh này. Ông Phạm Văn Luyến rầu rĩ: “Khi thấy tiêu có hiện tượng nhiễm bệnh, tôi đã phòng đủ mọi cách, như đào rãnh thoát nước, rải vôi bột quanh những gốc cây bị bệnh và cả vườn tiêu, rồi chi hơn 30 triệu đồng mua thuốc về xử lý, nhưng vẫn không cứu được vườn tiêu!”.

Ðầu niên vụ 2013 - 2014, thấy vườn tiêu của gia đình xanh tốt, trĩu hạt, ông Luyến nhẩm tính: Với 1 ha hồ tiêu có mật độ trồng 1.800 trụ, tới vụ sẽ thu hoạch được hơn 4 tấn. Ở thời giá hiện tại 165.000 đồng/ 1 kg, 1 ha tiêu sẽ cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng, nhưng giờ thì mất trắng và có nguy cơ phải “xóa sổ” cả vườn tiêu. Ðó là chưa kể số tiền hơn 100 triệu đồng mà ông Phạm Văn Luyến đã bỏ ra để làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động cho vườn tiêu.

Vườn tiêu 7 sào của ông Ðinh Xuân Kiên ở thôn Xuân Thượng, xã Ðạ Pal cũng đang bị chết hàng loạt. Bắt đầu trồng từ năm 2010, gia đình ông Kiên có hơn 1.200 trụ tiêu, nhưng hiện chỉ còn lác đác vài trụ. Ông Ðinh Xuân Kiên chia sẻ: “Năm nay, tiêu được mùa và được giá, nhưng bà con nông dân chưa kịp mừng thì đã xảy ra tình trạng này. Oái oăm ở chỗ, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là tiêu vào vụ thu hoạch rồi mà còn bị mất ăn. Xót lắm!”.

Cách vườn hồ tiêu nhà ông Ðinh Xuân Kiên không xa, vườn tiêu với 1.400 trụ của gia đình anh Phạm Văn Tuấn cũng rơi vào tình cảnh tương tự. “Bao nhiêu tiền của tích góp được tôi đều đổ hết vào vườn, nay tiêu chết sạch!” - Anh Tuấn xót xa. Cùng cảnh ngộ với ông Luyến, ông Kiên và ông Tuấn, 40 hộ trồng tiêu ở thôn Xuân Thượng đều có tiêu bị chết. Hộ tiêu chết nhiều thì 1 ha, hộ tiêu chết ít cũng mất 1 sào.

Qua tìm hiểu, hầu hết những hộ trồng tiêu đều khó khăn, phải vay vốn ngân hàng để mua giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và bao nhiêu khoản khác. Hộ vay ít tầm 10 triệu đồng, hộ vay nhiều thì 20 triệu đồng để đầu tư trồng tiêu. Nay tiêu chết, các hộ trồng tiêu không biết phải xoay xở thế nào với số tiền lãi của ngân hàng. Nhiều nông dân lo lắng: “Mong sao Nhà nước hỗ trợ được một ít giống, vốn ban đầu để bà con sớm khắc phục hậu quả và tái sản xuất”.

Nhưng xem ra mong muốn của bà con thôn Xuân Thượng khó được chấp thuận, khi mà ông Bùi Văn Hùng - Chủ tịch UBND huyện Ðạ Tẻh, cho biết: “Ðạ Tẻh không có chủ trương mở rộng diện tích cây hồ tiêu, mà do người dân tự phát trồng, nên đã xảy ra tình trạng trên”.

Theo bà Ngô Thị Hương, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành bảo vệ thực vật của Trung tâm Nông nghiệp huyện Ðạ Tẻh: Sở dĩ cây hồ tiêu bị chết hàng loạt là do nấm Furanium và Phytophthora gây nên. Ðể phòng trừ bệnh này, bà con nông dân cần phải sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, từ khâu chọn giống cho đến khâu xử lý đất trước khi trồng. Nếu cây đã bị nhiễm bệnh thì dùng 2 loại thuốc Mocap và Aliette 500 WP.

Mocap dùng để xử lý tuyến trùng, còn Aliette phun định kỳ quanh gốc (15 ngày/ 1 lần). Mùa mưa, bà con không được để vườn tiêu úng ngập; mùa khô thì cần tủ gốc, tưới nước đủ ẩm và sau mỗi trận mưa, nên dùng thuốc Risopla V tưới quanh gốc để phục hồi bộ rễ.

Vậy là bà con nông dân thôn Xuân Thượng (xã Ðạ Pal) phải gánh chịu một vụ mùa tiêu thất bát. Cây tiêu trồng tự phát rồi đây khả năng đành phải chặt bỏ để thay thế bằng một loại cây trồng khác (nghe đâu là cây dâu lai), nhưng bà con nông dân vẫn trong tình trạng thấp thỏm, không biết rồi loại cây trồng mới này tồn tại được bao lâu. Cái khó, cái nghèo đang là nỗi lo của người nông dân, dẫu cái Tết Giáp Ngọ (2014) đang đến gần.

Theo Báo Lâm Đồng
Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang. Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Ngoài diện tích lúa nước, cây mì, cây tiêu đang dần trở thành một cây trồng mang lại thu nhập cao cho đời sống đồng bào nơi đây. Năm nay, giá tiêu lên cao, người dân chưa kịp vui mừng một năm được mùa, có điều kiện trang trải gia đình trong dịp tết, thì nỗi buồn tiêu chết cùng với nạn trộm tiêu đã xoán hết mọi niềm vui người dân nơi đây.
Vườn tiêu của anh Prơng bị chết khô. Ảnh: Hồng Sơn
Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mang Yang đã có vài chục ha tiêu chết. Riêng xã Đê Ar, đã có 5 ngàn trụ tiêu bị chết do nguyên nhân úng nước. Anh Đinh Prơng, làng Ar Tơ Năm cho hay: “Từ đầu tháng 10 tới nay, diện tích tiêu nhà mình liên tục chết mà không có thuốc chữa. Đến nay, đã có 100 trụ tiêu (tổng số 300 trụ tiêu) bị chết khô”.

Theo UBND xã Đê Ar, trên địa bàn xã có tổng diện tích tiêu trên 57 ha; Theo điều tra, tại hai làng Ar Tơ Năm và Đôn Hyang thì gần như diện tích tiêu bị chết toàn bộ, còn lại 10 thôn, làng trong xã, hộ dân cũng đều báo diện tích tiêu nhà mình đang bị bệnh héo chết.

Bên nỗi buồn tiêu chết, người trồng tiêu ở Mang Yang đang đối mặt với nạn trộm tiêu non. Anh Đinh Phương, làng Ar Sek, xã Đê Ar, bức xúc: “Đã buồn vì 50 trụ tiêu nhà tôi bị chết, giờ lại thêm nỗi lo bị trộm tiêu. Trong 3 đêm (từ 24 đến 26-12-2013), đêm nào nhà tôi cũng bị kẻ trộm vào vườn hái tiêu. Mỗi đêm kẻ trộm, trộm đi cả bao tiêu. Thường từ 23 giờ đêm, lợi dụng mọi người đi ngủ kẻ trộm dùng xe máy đột nhập vào vườn hái tiêu. Tình trạng trộm tiêu gia tăng bởi giá tiêu năm nay tăng cao, hiện nay giá tiêu non tại xã đã 120.000 đồng/kg vì thế mặc dù tiêu chưa đến thời điểm thu hoạch vẫn nóng lên tình trạng người dân bị mất trộm. Mấy đêm nay, đêm nào tôi cũng ngồi phục trong vườn tiêu để canh bắt kẻ trộm, thế nhưng vẫn chưa bắt được”.

Trưởng Công an xã Đê Ar-ông Đinh Bun cho biết: “Trong thời gian qua, trên địa bàn xã nhiều hộ bị trộm tiêu. Người dân đang hoang mang trước tình trạng này, hàng đêm lực lượng Công an viên của xã phải thường xuyên đi tuần tra, để cùng bà con giữ tiêu”.

Hồng Sơn - Lê Anh
Theo Gialai Online
Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) thông báo đã bổ nhiệm ông Trần Kim Long , Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ,  làm Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế .

Ông Long được đào tạo tại TU Dresden - Đức, ông tốt nghiệp ngành quản lý rừng nhiệt đới. Ông cũng thông thạo Đức bên cạnh ngôn ngữ chính thức khác . Ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành chế biến gỗ , Công ty giống lâm nghiệp trung ương, làm bán thời gian tư vấn cho các tổ chức NGO , Ban quản lý các dự án lâm nghiệp hỗ trợ nước ngoài và trong Cục Hợp tác Quốc tế , Bộ NN & PTNT làm việc với chức năng quản lý nhà nước , bao gồm cả dự án ODA quản lý của cả hai cho vay và viện trợ , hoạt động hợp tác phi chính phủ .

Trong giai đoạn 1979 - 2000 , ông chủ yếu làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp và ông cũng là Ban quản lý dự án Lâm nghiệp nước ngoài Aided 1999-2000 . Từ năm 2000 , ông Trần Kim Long đã được chuyển sang Bộ phận Hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Chính phủ Việt Nam .

Ông Trần Kim Long hiện là Tổng Giám đốc của Bộ phận Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Lãnh vực chính ông phụ trách là giám sát và đánh giá , phát triển kinh tế khu vực nông thôn , thực hiện và quản lý dự án , phát triển cơ chế và chính sách, lập kế hoạch dự án và đào tạo.

Ông Trần Kim Long sinh ngày 29 tháng bảy năm 1959 và đã lập gia đình với hai đứa con .

IPC hoan nghênh và chúc mừng ông Trần Kim Long về việc bổ nhiệm là Chủ tịch của IPC cho năm 2013/2014 để làm cho ngành công nghiệp hạt tiêu trở nên sôi năng động hơn.

IPC cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn đến cựu Chủ tịch IPC  Datin Paduka Nurmala Abd . Rahim đã hỗ trợ xuất sắc đối với sự phát triển chung của ngành công nghiệp hạt tiêu toàn cầu trong thời gian làm chủ tịch của mình .
Theo IPC
do Le Quang lượt dịch

12/1/14

Trong hai ngày 8,9/1/2014, VPA đã tổ chức đoàn  Doanh nghiệp đi tham quan khảo sát tình hình và kết quả sản xuất hồ tiêu niên vụ 2014 tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm dự báo sản lượng, tình hình mua bán, giá cả …để có kế hoạch định hướng thu mua, xuất khẩu hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh của các DN.

Tham gia đoàn khảo sát có 20 thành viên đến từ các đơn vị Hội viên: VPĐD Catz International, VPĐD Eurosa, Cty  KSS Việt Nam, Cty Thái Hà, Cty Unispice, Cty Hồ tiêu Việt, Cty Vilaconic, Cty Intimex BD, Cty Cafecontrol, Cty Ngô Gia, Cty Haprosimex, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê và Văn phòng VPA. Tham gia doàn khảo sát còn có cán bộ chuyên môn của huyện , Trưởng thôn (ấp), Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Câu lạc bộ sản xuất tiêu…ở các địa phương,  đã cung cấp thông tin và hướng dẫn đoàn tới từng hộ trồng tiêu.

Tại tỉnh Đồng Nai: Đoàn đã khảo sát 6 hộ nông dân trồng tiêu ở Ấp 3, xã Lâm San, ở Ấp 8 xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ và Ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc.

Tại tỉnh  Bà Rịa - Vũng Tàu: Khảo sát 5 hộ trồng tiêu ở thôn Tân Thành, xã Quảng Thành huyện Châu Đức, ở ấp Phú Vinh và Phú Sơn, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc.

Tổng hợp các thông tin từ hộ trồng tiêu và cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương:

1. Về Sản xuất:

 - Sản lượng tiêu vụ 2014 của xã Lâm San ước tăng 25-30%, của huyện Xuân Lộc - Đồng Nai tăng 15-20% so vụ 23013.
 - Sản lượng tiêu vụ 2014 của huyện Châu Đức ước tăng 25-30%, của Bà Rịa - Vũng Tàu ước tăng 30-40% so vụ 2013.
- Nguyên nhân tăng sản lượng:

+ Do thời tiết khá thuận lợi, đặc biệt vào thời điểm tiêu ra hoa thụ phấn gặp trời nắng ráo, khi đã kết trái thì mưa, nắng thuận hòa.
+ Bà con đã đầu tư, thâm canh phân bón, quản lý phòng, trị sâu bệnh theo quy trình hữu cơ bền vững khá tốt trên diện rộng. 
+ Diện tích tiêu trồng mới các năm trước đã vào kỳ cao điểm khai thác kinh doanh và bà con nông dân chủ yếu trồng giống tiêu Vĩnh Linh năm nay trúng đậm.

- Diện tích tiêu trồng sau 2-3 năm, cây sinh trưởng rất tốt, diện tích trồng mới nay vẫn đang tiếp diễn nhất là Cẩm Mỹ, Châu Đức và Xuyên Mộc. 
- Bà con thâm canh vườn tiêu theo hướng hữu cơ (bón phân chuồng, không lạm dụng phân hóa học và ít dùng thuốc trừ sâu, sử dụng cây trụ sống, tưới nhỏ giọt …) đã được áp dụng khá phổ biến. 
- Tình hình sâu bệnh không đáng kể, bệnh chết nhanh và chết chậm ba năm qua rất ít chỉ khoảng 1- 2%.
- Một số hộ nông dân đã đầu tư lò sấy tiêu để không còn phụ thuộc vào sân phơi và trời ít nắng khi thu hoạch. 

 2. Tình hình tiêu thụ và giá cả:

- Phần lớn hộ trồng tiêu phải bán để thanh toán công nợ và tín dụng vay ngân hàng ngay sau khi thu hoạch (cho dù phải bán giá thấp). Sau đó số lượng bán ra tăng hay giảm từng thời điểm tùy thuộc giá cao hay thấp và theo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu từng hoàn cảnh gia đình.
- Nếu giá bán trung bình ngay sâu khi thu hoạch đạt 130.000 – 140.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá (dung trọng 500 g/lít, độ ẩm 15 độ thủy phần, tạp chất 1%) thì hầu hết bà con sẽ bán hết tiêu. Chỉ ít hộ giàu có trữ tiêu cho đến trước Noel 2 tuần mới bán và họ thường bán được giá cao.

3. Tổng kết và đề xuất của đoàn khảo sát:

- Dự báo sản lượng tiêu vụ 2014 tính chung của tỉnh Đồng Nai tăng khoảng 20% ~ 2.500 tấn và BRVT ước tăng khoảng 30% ~ 3.500 tấn, cộng hai tỉnh tăng khoảng 6.000 tấn so vụ 2013.
- Tiến dộ tiêu thụ mua bán tiêu trong vùng có khả năng diễn biến như năm 2013; Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình hình diễn biến thị trường giá cả xuất nhập khẩu thế giới.
- Chuyến đi khảo sát được bà con nông dân tiếp đón thân tình, cởi mở cung cấp mọị thông tin đoàn yêu cầu; được cơ quan chính quyền địa phương cộng tác tích cực.
- Nguyện vọng của bà con và chính quyền địa phương mong muốn và tạo mọi cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty kinh doanh tiêu về địa phương mua tiêu trực tiếp cho bà con, thay vì bà con phải bán qua thương lái, đại lý chịu nhiều thua thiệt .
- VPA hoan nghênh các doanh nghiệp đã tham gia đoàn khảo sát vừa qua. Sau tết âm lịch, VPA sễ tổ chức đợt 2 đi tham quan khảo sát tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai) vào thời gian thích hợp sẽ thông báo sau; Đề nghị các doanh nghiệp thành viên trong VPA tham gia đông đảo.

Nguồn VPA
Năng động vùng đất Phương Nam Tạo vị thế cho hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới


Theo Kênh VTV9

10/1/14

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia...

Năm 2013, xuất khẩu hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đang giữ vững vị trí số 1 về sản lượng và số lượng xuất khẩu trên thế giới, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lưu thông, bình ổn giá cả và thị trường.
Năm 2013, xuất khẩu hồ tiêu cả nước ước đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có khoảng 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất trong nước để xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn lại 5% là tiêu thụ trong nước. Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu ở vị trí đầu thế giới, chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu. Hiện, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tiêu số 1 của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao. Tiếp theo là thị trường Đức, UAE…

Trong thời gian tới, thị trường nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, các nước nhập khẩu đặt ra rào cản ngày càng khắt khe. Các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam cần nắm bắt kịp thời và có kế hoạch triển khai để đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu, duy trì tốc độ tăng trưởng và vị trí xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trên thị trường thế giới./.

Theo Việt Hà/ VOV

8/1/14

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam triển khai dự án “Phát triển sản xuất tiêu bền vững” tại tỉnh Bình Phước. 

Mục tiêu của dự án này nhằm phát triển mô hình canh tác tiêu bền vững thông qua việc tập huấn cho các nông hộ trồng tiêu ở 2 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp giai đoạn 2013-2015, sản xuất tiêu theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) và kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty Nedspice. Khi tham gia dự án này, các nông hộ phải áp dụng 10 nguyên tắc trong tiêu chuẩn canh tác tiêu bền vững của R.A, gồm: hệ thống quản lý môi trường và xã hội; bảo tồn hệ sinh thái; bảo vệ động vật hoang dã; bảo tồn nguồn nước; đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt cho người lao động; an toàn sức khỏe nghề nghiệp; quan hệ cộng đồng; quản lý mùa vụ tổng hợp (sổ tay ghi chép cụ thể từng việc đã làm); bảo tồn và quản lý đất canh tác và quản lý rác thải tổng hợp đồng thời, các nông hộ phải tham gia sản xuất, sinh hoạt theo kiểu nhóm hộ trồng tiêu. Dự án không cấp chứng nhận cho riêng 1 nông hộ, mà chứng nhận cho 1 nhóm hộ. Nếu tổ chức dự án kiểm tra ngẫu nhiên, 1 nông hộ bất kỳ trong 1 nhóm hộ, canh tác tiêu không đạt 10 nguyên tắc tiêu trên thì cả nhóm hộ không đạt tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận R.A. 


Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, để 1 nhóm hộ đạt chứng nhận R.A là thách thức lớn đối với nông dân trồng tiêu ở Bình Phước. Nông dân phải biết làm việc theo nhóm, điều này hoàn toàn mới mẻ với nông dân Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung. Với 10 nguyên tắc trên, nông hộ trồng tiêu phải cố gắng thay đổi thói quen canh tác truyền thống tự nhiên để hướng tới sản xuất bền vững. 


Theo đại diện Phòng thu mua của Công ty Nedspice, mong muốn khi triển khai dự án là thu mua được nhiều sản phẩm tiêu tốt từ những người trồng tiêu tốt, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân và Công ty. Các hoạt động đó cũng nhằm kết nối nông dân trồng tiêu Việt Nam với thị trường quốc tế. 


Dự kiến trong hai năm (2013-2015), dự án sẽ tập huấn và cấp chứng nhận cho khoảng 700 hộ sản xuất tiêu ở hai huyện Lộc Ninh, Bù Đốp. Các hộ nông dân ở địa phương trong tỉnh Bình Phước sẽ cung cấp mỗi năm 1.000 tấn tiêu chứng nhận cho Công ty Nedspice. Bước đầu thiết lập mối liên kết bền vững giữa những nông hộ trồng tiêu chứng nhận và thị trường tiêu thị tiêu thụ rộng rãi, vươn ra xa hơn đồng thời cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình canh tác tiêu bền vững trong tỉnh./.


 
Theo TTXVN
Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững và Rainforest Alliance (Tổ chức Mưa rừng)

Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững (SAN) là một liên minh các tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận độc lập thúc đẩy tính bền vững về xã hội và môi trường của các hoạt động nông nghiệp bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn. Cơ quan cấp chứng nhận sẽ chứng nhận cho các nông trại làm theo đúng với các tiêu chuẩn SAN. Mỗi đơn vị thanh tra - được ủy quyển bỡi cơ quan cấp chứng nhận - cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các chủ nông trại và các tổ chức nông nghiệp của các quốc gia. Các thành viên SAN cũng cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc theo hướng phát triển Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững. Rainforest Alliance hiện nay điều hành Bộ phận Thư ký phục vụ cho Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững, và điều phối phát triển và đánh giá xem xét các tiêu chuẩn và chính sách liên quan cho SAN. Rainforest Alliance cũng quản lý tên thương hiệu đã đăng ký Rainforest Alliance Certified
Chứng chỉ Alliance Certified
Những nông trại đáp ứng các tiêu chí SAN sẽ được cấp chứng chỉ có đóng dấu phê duyệt của Rainforest Alliance Certified™. Kể từ năm 1992, hầu hết 800 chứng chỉ được cấp cho 31.000 nông trại - bao gồm các nông trại hợp tác xã nhỏ gia đình, cũng như các đồn điền - trong 24 quốc gia (Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Côte d'Ivoire, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Ethiopia, Guatemala, Honduras, India, Indonesia, Jamaica, Kenya, Mexico, Nicaragua, Panama, Peru, Philippines, Tanzania and Vietnam) đã đạt được các Tiêu chuẩn SAN trong gần 600.000 ha cho 22 mùa vụ : coffee, cocoa, banana, tea, pineapple, flowers and foliage and citrus. Các vụ thu hoạch khác bao gồm Açaí, Avocado, Aloe Vera, Chestnut, Cupuaçu, Grapes, Guava, Heart of Palm, Kiwi, Macadamia, Mango, Onion, Passion Fruit, Plantain, Rubber and Vanilla.

Các đại diện SAN và những quốc gia đang hoạt động là: Conservación y Desarrollo (C&D), Ecuador; Fundación Interamericana de Investigación Tropical (FIIT); Guatemala; Fundación Natura, Colombia; ICADE, Honduras; IMAFLORA, Brazil; Pronatura Chiapas, Mexico; SalvaNatura, El Salvador and Rainforest Alliance. Trong thời gian hiện nay Rainforest Alliance đang điều hành thành viên của SAN ở Châu Phi và Châu Á.

Nhiệm vụ của Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững

Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững (SAN) thúc đẩy tính hiệu quả nông nghiệp, bảo tồn sinh thái và phát triển bền vững cộng đồng bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội. SAN tăng cường thúc đẩy phát triển theo hướng thực hành quản lý tốt trong suốt chuỗi giá trị nông nghiệp bằng cách khuyến khích các chủ nông trại thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn SAN, và bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng hổ trợ tính bền vững.

 SAN theo đuổi nhiệm vụ bằng cách:

•     Lồng ghép nền sản xuất cây trồng và vật nuôi bền vững vào chiến lược của địa phương và vùng ưu tiên theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học, xã hội được bảo vệ và môi trường trong lành.

•     Nâng cao nhận thức của các chủ nông trại, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ sinh thái lành mạnh, nền nông nghiệp bền vững và trách nhiệm xã hội.

•     Giới thiệu cho các lãnh đạo doanh nghiệp và người tiêu dùng hiếu biết về tầm quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm do nông trại sản xuất trong môi trường bền vững và trách nhiệm xã hội.

•     Khuyến khích đối thoại giữa các tổ chức môi trường, xã hội và tập đoàn kinh tế. Phía Bắc và phía Nam, về lợi ích mang lại của nền nông nghiệp bền vững.





Vào đầu vụ 2013-2014, được sự hỗ trợ của các tổ chức trong, ngoài nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước đã triển khai dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” cho 300 hộ tại hai huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Dự án với mục tiêu phát triển mô hình canh tác tiêu bền vững thông qua việc tập huấn cho các nông hộ theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) và kết nối với thị trường quốc tế thông qua công ty Nedspice. Theo nhận định của các nông hộ tham gia dự án, đây là hướng đi đúng, đem lại lợi ích thiết thực cho người trồng tiêu, tuy không tránh khỏi những khó khăn.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU VÀ HƯỚNG ĐI MỚI

Hiện Bình Phước có khoảng 10.000 ha tiêu, chiếm gần 20% diện tích hồ tiêu cả nước, tập trung nhiều nhất ở 3 huyện Lộc Ninh (3.550 ha), Bù Đốp (2.007 ha), Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân 2,9 tấn/ha. Với thế mạnh về đất đai, khí hậu, cùng với kinh nghiệm canh tác lâu năm của nông dân, trong những năm qua cây tiêu đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay do giá tiêu tăng cao khiến nông dân trong tỉnh nôn nóng đầu tư vào cây tiêu theo kiểu phong trào. Vì vậy, nhiều vườn tiêu mới được trồng ở những nơi điều kiện sinh thái, đất đai không phù hợp, việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế. Trong khi đó, tiêu không phải là loại cây dễ trồng mà đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật, từ việc chọn giống đến chăm sóc.
Vườn tiêu của ông Trần Chí Thành thực hiện theo đúng 10 tiêu chuẩn của chứng nhận R.A
Khi tham gia dự án, các nông hộ phải áp dụng 10 nguyên tắc tiêu chuẩn canh tác của tổ chức R.A như: Hệ thống quản lý môi trường và xã hội, bảo tồn hệ sinh thái, động vật hoang dã, nguồn nước, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quan hệ cộng đồng, quản lý mùa vụ tổng hợp... Các nông hộ phải tham gia sản xuất, sinh hoạt theo nhóm hộ, dự án không cấp chứng nhận riêng cho 1 nông hộ mà chứng nhận cho một nhóm hộ.

Ông Trần Chí Thành, Chủ nhiệm câu lạc bộ trồng tiêu thôn 5, xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho rằng, thông qua chương trình này nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất mới, tiến bộ, dựa trên nền tảng lợi ích kinh tế gắn liền với bảo tồn thiên nhiên, môi trường và quan tâm hơn đối với người lao động. Dự án yêu cầu người canh tác không được đốt rác ngoài trời mà phải chôn lấp hoặc thu gom, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tưới tiết kiệm bằng hệ thống tưới nước bán tự động, sử dụng các chế phẩm cho cây tiêu... nhằm giảm thiểu các dịch hại tổng hợp trên cây tiêu. Việc sản xuất tiêu tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận sẽ tạo ra lợi thế trong việc tiêu thụ và gắn kết lâu dài với các đơn vị thu mua, chế biến và xuất khẩu, tức hình thành chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ luôn bền vững. Cũng theo ông Thành, các nguyên tắc của sản xuất tiêu chứng nhận phù hợp với chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, GlobaGap...) và chương trình xây dựng nông thôn mới đang thực hiện phổ biến trong cả nước.

Theo ông Thành, xưa nay các hộ dân quen làm theo cách truyền thống, giờ tham gia vào nhóm hộ sản xuất tiêu bền vững, phải ghi chép tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận từng việc từ bón phân, làm cỏ, xịt thuốc, vệ sinh vườn... từng ngày, từng loại, từng khoản chi nên rất bất tiện, mất thời gian. Tuy nhiên, các hộ dân thực hiện chương trình có thể ghi nhớ được những khoản đầu tư, cách xử lý sâu bệnh, từ đó tính toán được lời lãi, nhớ được kỹ thuật canh tác, bảo đảm sức khỏe cho bản thân.

VẪN CÒN NHIỀU THÁCH THỨC

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết, thực hiện dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” nhằm mục đích hỗ trợ và tạo cho nông dân thói quen canh tác đúng quy trình kỹ thuật, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chính người nông dân. Tuy vậy, dự án khi được triển khai gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là công tác tập hợp nông dân. Nông dân không có thói quen ghi chép lưu giữ chứng từ nên các cách làm không đúng trình tự; việc thực hiện vùng đệm sinh thái ngăn cách giữa vườn tiêu, đường công cộng và nguồn nước còn hạn chế do diện tích đất canh tác nhỏ. Đa số nông dân đã có ý thức bảo vệ động vật hoang dã, nhưng vẫn có người vào săn bắt.
Thu hoạch (ảnh trái) và sơ chế hồ tiêu (ảnh phải) ở Lộc Ninh - Ảnh: B.T
Để mang lại lợi ích thiết thực, bền vững cho nông dân trồng tiêu nói riêng và môi trường sinh thái nói chung cần sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các nhà quản lý, nhà khoa học, đơn vị thu mua, chế biến và chính nông dân. Theo bà Tuyết, trong 300 hộ tham gia dự án, đến nay đã có khoảng 80% hộ thực hiện theo tiêu chuẩn, số còn lại vẫn đang mơ hồ, chưa thực sự mặn mà và nếu không thực hiện đúng thời gian tới sẽ đưa ra khỏi danh sách. Cũng theo bà Tuyết, trong mùa vụ 2014-2015 sẽ nhân rộng lên 700 hộ.

Vũ Thuyên
Theo Báo Bình Phước
Hình minh hoạ
Là địa phương trồng hồ tiêu lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với gần 430ha, năm 2013, huyện đảo Phú Quốc đạt sản lượng tiêu hạt hơn 930 tấn, tăng 7% so với năm 2012.

Giá tiêu hạt trên thị trường luôn giữ ở mức khá cao, bình quân 150.000 đồng/kg nên nông dân Phú Quốc trúng mùa, được giá. Nông dân Phạm Văn Hòa ở ấp 2, xã Cửa Cạn, huyện đảo Phú Quốc hiện trồng hơn 800 bụi tiêu và đang cho thu hoạch năm thứ tư, dự tính sản lượng khoảng 2,8 tấn tiêu hạt, tăng 1,2 tấn so với vụ trước.

Với giá thị trường hiện nay, vụ tiêu này anh Hòa dự kiến thu về khoảng 420 triệu đồng. Năm 2014, huyện Phú Quốc phấn đấu sản lượng tiêu hạt 950 tấn. Huyện xây dựng kế hoạch khai thác, mở rộng vùng sản xuất chuyên canh cây hồ tiêu, với diện tích ổn định 500ha năm 2015, đạt sản lượng 1.200 tấn tiêu hạt.

Anh Thư
Theo Danviet

5/1/14

Hình minh hoạ
 

1- Đặc điểm chung của cây hồ tiêu


Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu như sau: Từ khi gié xuất hiện đến khi hoa nở hoàn toàn khoảng 30 ngày, từ khi hoa nở đến quả chín khoảng 7-10 tháng. Ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ hồ tiêu thường chín vào tháng 1, tháng 2 và có khi kéo dài tới tháng 4, 5 nếu gặp hạn đầu vụ.

2- Nhu cầu dinh dưỡng


Hồ tiêu có nhu cầu phân bón không cao về lượng nhưng lại yêu cầu cao về chất. Phân tích lá hồ tiêu thấy tỷ lệ các khoáng dao động trong khoảng 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO và luôn cao hơn so với các cây khác. Cây tiêu cần nhiều đạm và kali nhất sau tới lân, canxi, magiê và các vi lượng khác. Đạm giúp hình thành chồi, phát triển thân lá và quả. Thiếu đạm, cây kém phát triển; thừa đạm, quả ít, sâu bệnh nhiều. Lân giúp rễ tiêu phát triển, thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Thiếu lân, cây cằn cỗi, lá vàng. Kali giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng quả, tăng sức kháng bệnh của cây, tăng chất lượng hạt. Tiêu cần nhiều kali trong giai đoạn ra quả. Thiếu kali lá xoắn, bìa lá khô.

3- Bón phân cho hồ tiêu


Ở nước ta, hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan, đất vàng đỏ trên granit và đất xám do vậy cần bón cho tiêu nhiều kali và đạm, lân thấp hơn, bón đủ trung, vi lượng. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cây tiêu cần các loại phân bón với tỷ lệ khác nhau.

+ Bón phân cho hồ tiêu kiến thiết cơ bản:

Bón lót: 10-15kg phân hữu cơ hoai mục và 1 kg phân hữu cơ vi sinh Nasa-Smart cho mỗi hố trước khi trồng. Tưới thúc: Khi hồ tiêu ra rễ mạnh, hòa tan 30-50gam phân NPK-20-20-15+TE Năm Sao hạt tím trong 20 lít nước, tưới 2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần nhằm giúp hồ tiêu ra rễ mạnh, phát cành khỏe. Bón thúc: hàng năm bón phân bón NPK 20-20-15+TE Năm Sao hạt tím với lượng: 0,5-0,7 kg/nọc cho năm thứ nhất; 0,7-1 kg/nọc cho năm thứ 2. Lượng phân này chia làm 4-5 lần bón vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần vào mùa khô. Cuối năm thứ hai cần bón bổ sung 0,5 – 1kg phân hữu cơ vi sinh Nasa-Smart/nọc để hồ tiêu phát triển mạnh, nhanh có hoa.

+ Bón phân cho hồ tiêu kinh doanh:

Hồ tiêu kinh doanh cần bón 3-4 đợt/năm. Bón phân đợt 1 sau khi thu hoạch, đợt 2 trước ra hoa, đợt 3 sau đậu trái và đợt 4 bón nuôi trái. Lượng phân hữu cơ cần bón 5-10kg/nọc, bón ngay sau khi thu hoạch. Khi bón cần xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân hoặc vét bồn rồi rải phân vào mép ngoài bồn và xới nhẹ đất để vùi lấp phân. Các đợt bón sau có thể chọc lỗ để bỏ phân hoặc rải phân vào mép bồn rồi xới nhẹ để vùi lấp phân.

Để hồ tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt cần sử dụng phân bón Năm Sao 20-8-16+TE chuyên dùng cho hồ tiêu có chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Bón phân 20-8-16+TE Năm Sao chuyên dùng cho hồ tiêu theo qui trình sau: Sau thu hoạch: bón 1-2kg NasaSmart và 0,5-0,6 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Trước ra hoa rộ: bón 0,3-0,4 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Sau đậu quả: bón 0,3-0,4 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Nuôi quả: 0,4-0,5 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc.

Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá rất cần thiết để hồ tiêu đậu nhiều trái, năng suất cao. Phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 30-10-10+TE hoặc hoạt chất tăng trưởng gốc axit amin như Protifert vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa cành nhằm kích hoạt chồi mới phát mạnh, cành vươn tốt, nhanh có hoa. Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30+TE và chế phẩm có hàm lượng Bor cao vào thời kỳ hồ tiêu ra nụ để kích thích phân hóa mầm hoa và giúp hoa nở tốt, đậu nhiều trái. Phun phân bón lá có hàm lượng kali cao và canxi cao như 10-5-45+TE vào thời kỳ sau đậu trái và dưỡng trái nhằm giúp trái lớn nhanh, to hạt, chống rụng trái và đạt năng suất cao và chất lượng tốt.

TS. Nguyễn Hoàng

4/1/14

Vị cay của tiêu là vị cay vô cùng dễ chịu, dịu dàng mà có sức lan tỏa mãnh liệt.

Xuất phát từ Ấn Độ, tiêu là một gia vị quan trọng trong nghệ thuật nấu ăn của người Ấn từ 2000 năm trước. Về sau theo con đường tơ lụa, hạt tiêu có thêm 2000 năm nữa để hoàn tất công cuộc chinh phục thế giới của mình theo chân các nhà du hành vĩ đại.

Vào thế kỷ thứ 15, nếu một người phương Tây gặp một người phương Đông chắc hẳn trong suốt buổi chuyện trò họ sẽ ít nhất một lần hỏi nhau “Anh có hạt tiêu không?”. Sau khi được phát hiện ở vùng Malabar của Ấn Độ từ trước công nguyên, hạt tiêu đã có chuyến du hành 4000 năm theo các lái buôn phương tây đến với bếp ăn của toàn thế giới hôm nay.
Xuất phát từ Ấn Độ, tiêu là một gia vị quan trọng trong nghệ thuật nấu ăn của người Ấn từ 2000 năm trước
“Vàng đen” thời trung cổ

Tiêu là một loại trái nhỏ, sau khi thu hoạch, các quả màu xanh lá cây được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi quả quắt lại và có màu nâu đen là dùng được. Không cầu kỳ trong giai đoạn chế biến, chỉ cần đập vỡ lớp vỏ bé xíu rắn rỏi, hương vị cay nồng của tiêu sẽ xộc thẳng vào đánh thức giác quan người dùng, làm tỏa hương những món ăn tưởng chừng đã nhạt. Điều đó đã làm các thực khách phương Tây mê mẩn khi một số lái buôn phương Đông lần đầu tiên mang hạt tiêu đến mảnh đất này.

Vào thời Trung Cổ, hạt tiêu được đánh giá rất cao như một loại “vàng đen” mà chỉ những tầng lớp giàu có mới đủ khả năng sở hữu chúng. Người ta xem tiêu là một loại tiền tệ lý tưởng được dùng để trả tiền thuê nhà, thuế và của hồi môn vì chỉ cần phơi khô là tiêu có thể giữ được lâu, lại tiện dụng khi mang theo bên người.

Nhu cầu đối với tiêu của châu Âu đóng vai trò lớn trong việc tìm kiếm phát triển các tuyến đường biển phía đông vào thế kỷ 15. Thời điểm đó, so với cùng trọng lượng với vàng, giá trị của hạt tiêu đem lại cao hơn. Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha, Vasco de Gama, đã giong buồng ra khơi đi tìm vùng đất mới với hy vọng có thể tìm hạt tiêu và mang về sự giàu có. Và ông đã phát hiện ra một con đường thương mại với Ấn Độ khi vòng về phía Nam Châu Phi. Sự ra đời của con đường này đã bắt đầu sự thống trị của Bồ Đào Nha với hạt tiêu cho đến thế kỷ 18. Sau khi châu Mỹ được tìm thấy, đến lượt cảng biển Massachusetts nhanh chóng trở nên giàu có nhờ nhập khẩu tiêu đen.

Tiêu trong món ăn có thể được ví như người quân tử, không lấn át các nguyên liệu khác mà còn tạo môi trường để các gia vị khác nổi bật lên.
Vị thuốc trong y học

Người Ấn là người đầu tiên khám phá ra khả năng thúc đẩy tiêu hóa mạnh mẽ của hạt tiêu, bằng cách kích thích dạ dày sản xuất các enzym đường ruột trợ tiêu hóa. Về sau trong các nghiên cứu của lĩnh vực y học, hạt tiêu đã chứng minh khả năng kích thích hệ thần kinh, lưu thông máu, giữ ấm tay chân khi bị lạnh và màng nhầy của mũi. Các bệnh nhân bị suy hô hấp thường cần đến hơi tiêu để có thể thông mũi. Những lợi ích này giải thích vì sao hạt tiêu đã nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ các vũ khí chữa bệnh của Hippocrates, ông tổ ngành y thời xưa.

Vào thời Hán, các cung Hoàng Hậu ở thường có vách được trát bột hồ tiêu, được gọi là Tiêu Phòng. Bột hồ tiêu không chỉ giúp căn phòng ấm áp, lúc nào cũng thoảng hương thơm dễ chịu mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Khả năng này đã được ứng dụng trong việc chăm sóc vườn tược. Chỉ cần pha nửa muỗng cà phê hạt tiêu với một lít nước ấm phun lên thực vật hoặc rải một dòng tiêu đen xuống đất là có thể ngăn được các loại kiến, sâu bọ thậm chí cả gián và bướm xâm nhập vào phòng.
Vào thời Trung Cổ, hạt tiêu được đánh giá rất cao như một loại “vàng đen” mà chỉ những tầng lớp giàu có mới đủ khả năng sở hữu chúng.
Sức mạnh trong ẩm thực

Điều khiến tiêu trở thành loại gia vị được yêu thích trên toàn thế giới chính là đóng góp trong ẩm thực. Tiêu trong món ăn có thể được ví như người quân tử, không lấn át các nguyên liệu khác mà còn tạo môi trường để các gia vị khác nổi bật lên. Điều này là do trong hạt tiêu có chứa một chất gọi là piperine, chất này giúp cơ thể người dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực phẩm. Vị cay của tiêu là một vị cay vô cùng dễ chịu, dịu dàng mà có sức lan tỏa mãnh liệt. Tiêu không khiến người ta phải “ứa lệ” như ớt, không làm ai đó phải “nghẹn ngào” như mù tạc. Nhưng điều đó không có nghĩa là tiêu nhạt. Vị cay của tiêu, dù cho với bất cứ món ăn nào, cũng sẽ thật vừa, đủ làm thông khoang mũi kèm mùi hương dễ chịu lan tỏa trong vòm họng. Món tẩm, ướp mà thiếu một chút tiêu thì sẽ khiến người chế biến phải “áy náy”, vì món ăn sau khi hoàn thành sẽ không dậy hương vị. Món xào hay bát canh, tô cháo nóng mà không có ít tiêu xanh rắc lên thì cũng đâm ra nhạt nhòa. Đặc biệt trong ẩm thực Việt, có những món kho đã mặc định luôn là phải dùng tiêu. Cá kho tiêu, thịt kho tiêu, thấy thì đơn giản vậy, nghe tên thì bình thường vậy, mà chế biến lỡ tay nêm nếm không đúng vị là cũng mất hương, ăn vào cứ nhàn nhạt. Sự đậm đà ấy là kết tinh của nhiều loại gia vị đặc trưng, mà trong đó tiêu là một thành phần không thể thiếu.

Ngày nay với sự sản xuất được mở rộng, hạt tiêu không còn là loại gia vị đắt đỏ chỉ được gói trong các túi lụa của giới thượng lưu mà xuất hiện hầu hết các cối chày của các gia đình trên toàn thế giới. Giá trị thấp đi không đồng nghĩa với việc “thất sủng”. Trải qua nhiều bàn tay của các thương gia từ phương Đông đến phương Tây, hạt tiêu vẫn là gia vị chiếm ¼ tổng lượng gia vị được giao dịch trong thế giới hiện đại. Có thể nói bản đồ thế giới hoàn thiện thêm ở đâu là ở đó có hạt tiêu.
Các loại tiêu


Bốn loại tiêu phổ biến hiện nay là tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng và tiêu đỏ. Cả ba loại tiêu đen, tiêu xanh và tiêu trắng đều được thu hoạch từ một cây, màu sắc khác nhau tùy vào giai đoạn hái và cách chế biến. Hạt tiêu đen là loại được sử dụng nhiều nhất bởi chúng có mùi hăng nhất.

Hạt tiêu đen là một loại cây bản địa của Malabar (Ấn Độ) – trung tâm thương mại của hạt tiêu từ thời xa xưa. Trải qua hàng ngàn năm, tiêu đen dã làm cuộc viễn du khắp thế giới, trở thành một trong những gia vị được ưa chuộng nhất trong ẩm thực. Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới.

Theo Thu Thắm (Món ngon Việt Nam)
Hạt tiêu là một gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt vì vị cay nồng kích thích vị giác. Nhưng bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy hạt tiêu nói chung, đặc biệt là hạt tiêu đen còn có công dụng kích thích tiêu hóa và trị được nhiều chứng bệnh khác nhau.


Kích thích tiêu hóa

Piperine trong hạt tiêu làm tăng tiết a xít hydrochloric trong dạ dày, do đó, góp phần thúc đẩy tiêu hóa. Tiêu đen cũng làm giảm đầy hơi sau bữa ăn.

Đa công dụng

Vì có tác dụng gây đổ mồ hôi nên ăn loại gia vị này giúp loại bỏ các độc tố thông qua mồ hôi.

Thời tiết thay đổi đôi khi gây ra chứng đau họng, có đờm, ho. Để giảm những chứng bệnh này, hãy cho một ít mật ong trộn với nước hạt tiêu đen sắc cho đến khi lượng nước còn một phần tư và dùng trong 1 tuần. Hàm lượng vitamin C phong phú giúp tiêu đen có tác dụng điều trị ho, cảm lạnh, viêm xoang và nghẹt mũi.

Ăn tiêu cũng giúp điều trị táo bón và tiêu chảy.

Một khi bị đau nhức răng, bạn chỉ cần nghiền tiêu và thoa lên răng đau. Khi được sử dụng như dầu xoa bóp, nó giúp giảm cơn đau khớp.

Lấy một lượng nước sắc hạt tiêu đen rồi thêm gấp 1,5 lần bột hạt carum (hạt dùng làm gia vị tăng mùi vị cho bánh mì, bánh ngọt) và 7,5 lần mật ong để dùng chữa bệnh trĩ và sa trực tràng ở người cao tuổi và người suy nhược.

Nếu bị tàn nhang trên mặt hoặc mụn cóc, mụn hạt cơm trên da, hãy bôi một lớp mỏng hạt tiêu đen sẽ khỏi.

Người Ấn Độ còn dùng hạt tiêu đen xay thành bột và làm đông đặc như sữa chua để bôi lên mụn nhọt. Trộn hạt tiêu đen với bơ tươi đã diệt khuẩn làm từ sữa bò có thể chữa eczema và ghẻ.

Trường hợp bướu giáp có thể dùng hạt tiêu đen xay cùng với gỗ cây thông làm thành một thứ bột và bôi lên.

Hạt tiêu đen xay thật mịn và trộn với dầu vừng rồi đem đun trên lửa thật nhỏ để làm thành chất kem bôi lên những chỗ bị tác động bởi bệnh liệt.


Theo Internet
Những năm qua, trong khi hầu hết mặt hàng nông sản xuất khẩu đều giảm giá, thì hồ tiêu vẫn vững vàng đứng ở mức cao. Năm 2013, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các doanh nghiệp xuất khẩu 135.000 tấn, đạt giá trị 900 triệu USD, tăng cả về lượng, giá và kim ngạch. Hiện nay, giá hồ tiêu trong nước khoảng 170.000 đồng/kg. Hồ tiêu Việt Nam cùng với cà phê Robusta và nhân điều có lượng giao dịch lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% và là ngành hàng duy nhất có thể chi phối được phần nào giá khi có sự tham gia dự trữ và điều tiết từ người dân, không bán ra ồ ạt khi giá giảm.
Anh Hoàng Việt Hưng ở xã Ea Po, huyện Cư Jut bên vườn tiêu đã được phục hồi, hứa hẹn bội thu.

    Có tránh “vết xe đổ”?

Năng suất hồ tiêu Việt Nam cao gấp 2,9 lần so với Indonesia, gấp 8,2 lần so với Ấn Độ nên có tính cạnh tranh nhờ giá thành thấp và chất lượng không thua kém các nước xuất khẩu khác về mùi vị, màu sắc, hàm lượng dầu. Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu, chiếm 35% sản lượng và gần 50% thị phần thế giới.

Năm 2013, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đạt giá trị 900 triệu USD với khoảng 135.000 tấn, đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan... 3 năm gần đây có thêm 6.000ha trồng mới, đưa diện tích hồ tiêu ngấp nghé 60.000ha. Nhưng cái giá cho sự phát triển ồ ạt này không nhỏ, luôn tiềm ẩn nguy cơ do hồ tiêu được trồng chuyên canh với mật độ dày, 1.500 - 2.500 trụ/ha, theo hướng thâm canh nên rất nhạy cảm với sâu bệnh.

Do quá lạm dụng phân bón hóa học, hệ lụy là vi sinh vật có ích trong đất và các loại thiên địch hầu như bị tiêu diệt, làm phát sinh dịch bệnh tràn lan như bệnh rệp sáp… Nguy hiểm nhất là bệnh “chết nhanh”, “chết chậm”, “tiêu điên”. Càng bị dịch bệnh, càng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn nên môi trường đất bị ảnh hưởng nặng, khiến nhiều vườn tiêu bị suy kiệt, tuổi thọ cây giảm hẳn, thậm chí nhiều vườn tiêu bị chết hoàn toàn.

Đó là chưa nói đến tồn dư hóa chất trong sản phẩm khó tránh khỏi, trong khi những thị trường chính hồ tiêu Việt Nam ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, sản phẩm phải đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, không được tồn dư hóa chất và vi sinh vật gây hại.

Những quốc gia từng là số 1 thế giới về xuất khẩu hồ tiêu như Indonesia, Ấn Độ cũng vì lạm dụng phân bón hóa học nên sau thời gian phát triển ồ ạt đã phải trả giá cho sự thiếu bền vững này. Đây là bài học mà Việt Nam cần quan tâm để tránh đi vào “vết xe đổ”.

    Khẳng định vai trò phân hữu cơ 

Khảo sát của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (KHKTNNMN) cho thấy, người dân trồng hồ tiêu ở những vùng trồng tập trung từ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung sử dụng phân bón vô cơ cao hơn khuyến cáo, lại không cân đối, và điều quan trọng mà người dân trồng hồ tiêu chưa chú ý, đó là ít sử dụng phân hữu cơ. Những điều này cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa đúng, tạo điều kiện sâu bệnh xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng rất lớn đến các vùng trồng tiêu.

Viện KHKTNNMN cũng ghi nhận, nơi nào sử dụng nhiều phân hữu cơ (bao gồm phân xanh và thân lá thực vật) thì ít xuất hiện sâu bệnh hơn. Ngoài việc giúp giảm thiểu sâu bệnh, phân hữu cơ còn có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ phì trong đất và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân vô cơ. Việc chú trọng sử dụng phân hữu cơ trong thâm canh hồ tiêu là phương thức hiệu quả, bền vững, nhưng nguồn phân hữu cơ sử dụng phải đảm bảo chất lượng để không đưa độc tố vào đất trồng.

Theo TS Đỗ Trung Bình, để năng suất duy trì ở mức độ cao phù hợp, vườn tiêu khỏe cần phải bón đầy đủ và cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ. Việc áp dụng GAP vào sản xuất hồ tiêu hướng tới sự bền vững là đòi hỏi cấp bách. Những mô hình sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP ở Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng tiêu đen xuất khẩu, không sâu mọt, nấm mốc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng quy định cần được nhân rộng. Có thể nói, đó là hướng đi tất yếu nếu muốn duy trì ngôi vị số 1.

GS-TS Nguyễn Thơ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, cho biết, canh tác cây tiêu theo hướng hữu cơ là tất yếu vì đó là con đường bền vững. Vấn đề là làm sao nông dân chọn được sản phẩm thật sự chất lượng. Theo ông, trong quá trình khảo sát thực tế nhiều tỉnh Tây Nguyên trên những vườn tiêu suy kiệt sau thời gian lạm dụng phân hóa học, có dấu hiệu bị bệnh chết chậm mà cán bộ khuyến nông khuyến cáo chặt bỏ, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học Vinaxanh đã giúp phục hồi tốt về năng suất, tăng tính chống chịu, giảm 40% lượng phân hóa học. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất từ nguyên liệu ngay trong nước với sự hợp tác giữa Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam), các cộng sự Công ty Nông Nghiệp Xanh Việt Nam và các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam, phù hợp với sự phát triển cây hồ tiêu theo hướng bền vững, hữu cơ, GAP.

CÔNG PHIÊN

Hạt tiêu tưởng chừng như có hại cho da vì hoạt chất của nó khá mạnh. Nhưng thực tế, nếu biết cách sử dụng nó còn có thể giúp bạn chăm sóc sắc đẹp hiệu quả.

Thật bất ngờ khi loại gia vị nêm nếm hàng ngày này còn có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Bạn biết không, hạt tiêu rất tốt cho da, đặc biệt trong những trường hợp như da bị tàn nhang, nổi mụn nhỏ trên da, bôi đều đặn 1 lớp tiêu đen lên trên sẽ chữa khỏi. Tinh dầu hạt tiêu còn giúp giảm sung huyết bề mặt da, làm ấm cơ thể và tăng sức đề kháng. Pha tinh dầu tiêu cùng các loại hương liệu khác như hoa oải hương theo một tỉ lệ thích hợp sẽ có tác dụng tốt đến tinh thần, cho bạn cảm giác thư giãn, sảng khoái, xua tan những cơn mệt mỏi, stress thường ngày và cả những cơn lo âu, hồi hộp.

Tẩy da chết

Hạt tiêu đen vị cay, tính nóng. Bạn có thể tận dụng tính chất này để làm đẹp bằng cách nghiền mịn hạt tiêu một lượng vừa đủ rồi đắp mặt nạ lên da mặt giúp tẩy tế bào chết.

Dưỡng da

Hạt tiêu xay nhuyễn trộn với đường nâu và tinh dầu còn được sử dụng như loại mặt nạ dưỡng giúp làn da thêm hồng hào, đầy sức sống. Tiêu góp phần kích thích quá trình lưu thông máu, hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào biểu bì trên da mặt.

Trị mụn đầu đen

Cách 1: Trị mụn: Hạt tiêu đen nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa chua dùng đắp lên da mặt khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh. Những hoạt chất có trong sữa chua và hạt tiêu sẽ đánh bay mụn nhọt cho bạn làn da mịn màng.

Cách 2: Hạt tiêu đen xay nhuyễn, 1 thìa Sữa đông - loại sữa dùng để làm pho-mat. Lấy 1 thìa hạt tiêu đen xay, thêm 1 thìa sữa đông bỏ vào bát lớn. Trộn trung 2 nguyên liệu lại với nhau tới khi thành một hỗn hợp có dạng keo dính.

Đắp hỗn hợp hạt tiêu đen và sữa lên da, thoa đều và mỏng. Để trên mặt khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng cách làm mặt nạ trị mụn đầu đen này 2 lần 1 tuần, sử dụng thường xuyên để cho hiệu quả trị mụn đầu đen vượt trội. Đây là bí quyết trị mụn mới mà bạn có thể sử dụng để trị mụn thành công.

Chữa rụng tóc

Rụng tóc là mối lo ngại của rất nhiều người cả phái nam và nữ và mong muốn chữa căn bệnh này ngay từ lúc đầu. Nhưng việc trị rụng tóc đòi hỏi một quá trình lâu dài và kiên trì ở chúng ta. Với hạt tiêu và chanh bạn đã có một cách chữa rụng tóc hiệu quả rồi đó. Đồng thời đây là công thức bạn có thể bỏ túi và áp dụng ngay từ bây giờ.

Sự kết hợp giữa hạt tiêu và hạt chanh là cách chữa rụng tóc hiệu quả và đây là sự kết hợp hoàn hảo cho căn bệnh đáng ghét này của bạn. Bạn chỉ cần chuẩn bị: Hạt tiêu đen, hạt chanh, nước.

Ttán nhuyễn hạt tiêu và hạt chanh. Sau đó mới trộn chúng lại với nhau. Cho thêm nước để tạo thành hỗn hợp có dạng sền sệt. Dùng hỗn hợp này để bôi lên da đầu, tuy có cảm giác nóng rát nhưng lại rất hiệu quả. Ủ tóc khoảng 5-10 phút rồi gội lại đầu với nước sạch.

Theo phunutoday.vn

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com