Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

11/10/15

I. CÁC NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG.

+ Chất Đạm (N= Nitrogen)

Cây trồng hấp thụ chất đạm ở dạng ion NH4+ và NO3- .

Đạm là nguyên tố đa lượng cực kỳ quan trọng với cây trồng vì đây là nguyên tố cấu tạo nên tế bào. Đạm là thành phần chính của protein và diệp lục tố (Nguyễn Ngọc Đệ, năm 2008.)  Chất đạm được cung cấp bởi các loại phân bón phổ biến hiện nay như URE có chứa 45-46% N, phân SA có chứa 20-21% N hoặc từ các loại phân hổn hợp NPK như 20-20-15, 16-16-8-13S…..

Trong điều kiện đất ngập nước ( trồng lúa), hệ số sử dụng chất đạm khoảng 40%.  Như vậy, khoảng 60% lượng đạm được bón vào đất đã bị mất đi do bốc hơi ( NH4+  -> NO3 - > N 2 +,  bị trực di xuống lòng đất và bị rữa trôi trong quá trình canh tác. ( Võ Tòng Xuân, Hà Triều Hiệp, năm 1998. )

Trường hợp bón phân đạm trong điều kiện không ngập nước như khi trồng Cao Su, Cà Phê, Hồ Tiêu, Cây Ăn Trái, Rau Màu…., hệ số sử dụng chất đạm còn thấp hơn nghĩa là sự thất thoát N còn cao hơn.

Để tăng hệ số sử dụng chất đạm, trong canh tác, cần chôn vùi đạm vào tầng khử thay vì chỉ rãi trên bề mặt.  Một số nước như Mỹ, Đức, Nhật…. người ta đã sản xuất ra các loại phân URE được bọc trong parafin,lưu huỳnh… nhằm hạn chế việc mất đạm và cung cấp đạm cho cây trồng hấp thụ từ từ.

+ Chất Lân (P = Phospho)

Cây trồng hấp thu chất Lân dưới dạng H2PO4- và HPO4 --.

Lân là nguyên tố đa lượng quan trọng thứ hai sau chất đạm. Trong một số trường hợp, vai trò của chất lân quan trọng hơn chất đạm vì lân trở thành yếu tố giới hạn năng suất như trường hợp canh tác trên đất phèn.

Lân là nguyên tố cấu tạo nên tế bào. Tác dụng của chất lân đến sự hình thành sinh khối thể hiện ở nhiều mặt :

+  Làm tăng sự phát triển của rễ nhất là cây trồng ở giai đoạn đầu, cây còn nhỏ.

+  Cần cho sự hình thành tế bào mới, tạo lá, tạo chồi, sự phân hóa hoa và tạo trái, tạo hạt vì lân là thành phần cấu tạo nên acid nucleic.

+  Là thành phần của chất sinh năng cực kỳ quan trọng là ATP ( Adenosin Triphosphate)

Hiện nay, trên thị trường, chất lân được cung cấp từ các loại phân bón phổ biến như Super Lân  Ca (H2PO4)2 có chứa trung bình 12-15% P2O5(Oxid Lân), Phân Lân nung chảy ( Thermo Phosphate) có 10-12% P2O5, DAP ( Diamonium Phosphate) (NH4)2HPO4 có 45-46% P2O5,  MAP (Mono Amonium Phosphate) NH4H2PO4 có chứa 60-61% P2O5, MKP (Mono Potasium Phosphate) KH2PO4 có 52% P2O5,  các loại phân NPK như 23-23-0, 20-20-15,  16-16-8-13S…..

Trong canh tác, nhất là trên đất phèn có nhiều ion Fe, Al di động, chỉ số pH thấp hoặc trên đất kiềm có chứa nhiều cation Ca, Mg  việc bón phân lân vấp phải một trở ngại cực lớn là hệ số sử dụng chất lân rất thấp, chỉ khoảng từ 23-30% ( Võ Minh Kha,1996.). Trong những trường hợp nầy, khi bón phân lân vào đất, ion phospho dể tiêu hòa tan trong dung dịch đất để rễ cây trồng hấp thụ đã bị Fe, Al hoặc Ca, Mg biến thành hợp chất trơ phosphate Fe, Phosphate Al hoặc Phosphate Ca, Phosphate Mg . Từ chất lân dể tiêu hữu dụng cho cây trồng, khi bị cố định bởi Fe,Al hoặc Ca, Mg, chất lân hữu dụng nầy đã bị biến thành hợp chất lân bất dụng nằm tích lũy trong đất từ năm nầy qua năm khác trong suốt quá trình canh tác.

Trên đất phèn trồng lúa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, việc rất nhiều nông dân dùng phân lân cao cấp DAP để “trị” phèn là giải pháp canh tác rất thiếu sáng suốt vì đấy là một sự lãng phí cực lớn về mặt khoa học và cả về tiền của  trong đầu tư. Áp dụng các biện pháp tổng hợp trong canh tác lúa trên đất phèn như  sử dụng nước, giống lúa, cày xới, mương phèn, bón vôi, bón phân lân nung chảy….sẽ hiệu quả hơn.

Đất phèn là đất thiếu lân, nhưng đất thiếu lân chưa hẳn là đất phèn bởi vì ở nhiều vùng đất không có phèn, nhưng khi bón lân vào đất, lân dể tiêu đã bị nhiều chất có trong đất nhanh chóng cố định lại, biến chúng thành những hợp chất trơ, những hợp chất lân hữu cơ khó tiêu….cây không hấp thu được.

+ Chất Kali (K= Kali =Potassium )

Cây trồng hấp thụ kali dưới dạng cation K+.

Kali không phải là nguyên tố cấu tạo vì người ta không tìm thấy kali ở bất cứ thành phần hợp chất nào tạo nên thực vật (Võ Minh Kha, năm 1996.). Tuy nhiên, vai trò của Kali ngày càng được khẳng định vì các tính chất quan trọng rất đặc thù của nguyên tố này :

·       Kali tăng cường và điều hòa hiệu suất quang hợp để tạo ra carbohydrate và sản sinh ra ATP, một nguồn năng lượng cực trọng cho mọi phản ứng sinh hóa học bên trong của cây.

·       Kali giúp vận chuyển carbohydrate vào các cơ quan cần chuyển vận tới , giúp sự vận chuyển nước, vận chuyển các chất dinh dưỡng.

·       Kali kích hoạt trên 60 loại enzyme liên quan đến sự sinh trưởng,phát triển của cây trồng. Lượng kali vào được trong dịch bào sẽ quyết định rất nhiều đến tốc độ phản ứng xảy ra trong cây.

·       Kali kích hoạt sự đóng mở khí khổng để cây trao đổi CO2, O2, hơi nước…Khi thiếu kali,việc đóng khí khổng bị chậm, đình trệ,đưa đến việc hơi nước thoát nhiều, cây bị héo.

·       Dù không phải là nguyên tố cấu tạo tế bào, nhưng kali làm tăng sức bền của biểu bì, giúp cây chống đổ ngã.  Ngoài ra, Kali cùng với Calci, Silic…là những nguyên tố giúp chống lại bệnh gây hại cho cây trồng.

Hiện nay, kali được cung cấp từ các loại phân chuyên dùng cho bón rễ phổ biến như KCl, K2SO4, 20-20-15….hoặc các loại phân bón lá cung cấp chất kali như KNO3, KH2PO4…..

Trên thị trường, ít năm trở lại đây, một số nơi đã dùng loại phân chuyên cho bón rễ là K2SO4 để làm phân bón lá với các tên gọi khác nhau như Kali Tan, Siêu Kali….Cần hết sức thận trọng trong trường hợp sử dụng K2SO4 để phun xịt vì rất dể gây cháy lá, rụng bông, rụng trái.

Việc bón phân kali có rất nhiều ý kiến khác nhau giửa các “trường phái”, nhưng thực tiển sản xuất đã minh chứng, vai trò của Kali quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng nông sản nhất là sử dụng phân Kali ở giai đoạn ra hoa đậu trái.

Ruộng lúa ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ,tùy loại đất có được ngập trong mùa lũ hay không, lượng kali ( K2O) có thể sử dụng để bón ở mức 30-45 kg/ha/vụ. Trong một số trường hợp ruông lúa quá tốt,thừa đạm, có thể sử dụng 50-60 kg K2O/ha.

Để hạn chế bớt sự lãng phí kali do bị các phiến sét kềm giử, phun kali dưới dạng phân bón lá sẽ mang lại hiệu quả rất cao nhất là ở giai đoạn lúa làm đòng, và sau trổ. Trên cà phê, hồ tiêu, các loại cây ăn trái, rau màu lấy quả,…. phun phân bón lá có chứa kali ở dạng dể hấp thụ, sẽ mang lại kết quả rất tốt.

II.CÁC NGUYÊN TỐ TRUNG LƯỢNG .

+ Chất Lưu Huỳnh (S= Sulphur)
Cây trồng hút S dưới dạng Sulphate SO4--.

Trên đất phèn,trên đất có chứa nhiều hữu cơ hoặc trên đất chứa nhiều sét ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, lưu huỳnh có hàm lượng rất cao trong đất, nhưng anion SO4--  kết hợp với Fe, Al thành Fe2(SO4)3 hoặc thành Al2(SO4)3  hoặc bị keo đất giử chặt, nên cây không sử dụng được. Đây rỏ ràng là một điều nghịch lý, hàm lượng S trong đất cao nhưng cây bị thiếu, thậm chí trong điều kiện đất bị yếm khí, S ở dạng thể khí H2S  sẽ rất độc cho bộ rễ cây trồng như trong trường hợp lúa bị ngộ độc hữu cơ.

Ngược lại, trên vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, vùng đất nhiều cát, vùng đất xám bạc màu ở Miền Đông và cả trên vùng đất đỏ basalt đã canh tác nhiều năm ở Miền Đông và Tây Nguyên, tình trạng thiếu S trong đất ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Vai trò chính của S trong sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng được biết đến :

·       S là thành phần cấu tạo tế bào : S tham gia vào thành phần của một số hợp chất hữu cơ, các Amino Acids, Vitamins, các Enzym nội sinh.

·       S có mặt trong các protein có chứa sắt, hình thành Chlorophyll nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

·       Gốc –SH ở trong cấu trúc tế bào chất giúp cây trồng chống lại tình trạng mất nước khi trời nắng nóng,khô hạn.

Cây trồng khi thiếu S sẽ biểu hiện và đưa đến một số hậu quả xấu :

·       Lá vàng bị do mất diệp lục, đầu tiên xãy ra trên lá non ,dần lan toàn cây giống như trường hợp thiếu N.

·       Trên cây lúa, khi thiếu S, bộ rễ phát triển kém, đẻ nhánh yếu ớt, đốt thân ngắn và vách đốt mỏng, lúa thấp, bông ngắn ít hạt và tỉ lệ lép cao.

·       Trên cây cà phê, các loại cây ăn trái, tình trạng thiếu S cũng làm cho bộ rễ khó phát triển, khả năng ra tượt phát cành kém, đốt ngắn, lá vàng, tỉ lệ rụng hoa cao, trái phát triển rất kém.

Các loại cây họ đậu, họ cà, rau cải,trà, cà phê, cao su….là những cây rất cần S.

Sử dụng các loại phân bón có gốc Sulphate như  SA, Super Lân, K2SO4, NPK 16-16-8-13S….trên các loại cây trồng như Cao Su, Cà Phê, Hồ Tiêu…là giải pháp rất tốt để vừa cung cấp N,P,K vừa cung cấp nguyên tố S hết sức cần thiết cho các loại cây trồng nầy.

+ Chất Magie (Mg = Magnesium)

Cây trồng hấp thu magie dưới dạng ion Mg++.

Ma-nhê là nguyên tố rất dể bị rửa trôi nhất là ở những loại đất có nhiều cát, đồi dốc.

Trên đất phèn, ngoài lân, Canxi  thì ma nhê cũng là một chất bị thiếu nghiêm trọng. Trong trường hợp nầy, ion H+ đẩy Mg++ ra khỏi phức hệ keo đất làm cho đất càng thiếu Mg trầm trọng hơn.

Khi bón nhiều phân Đạm và phân Kali, các ion hóa trị 1 như NH4+, K+ sẽ thay thế Mg trong hệ hấp thụ của keo đất, đẩy Mg ra dung dịch đất và do đó, Mg càng dể bị rữa trôi. Do vậy,một vấn đề cần được chú ý hơn là khi bón nhiều kali, hãy chú ý tới việc cung cấp Mg cho đất và cho cây trồng.

Tỉ lệ Mg trao đổi / Mg tổng số là khoảng 6,3% nhưng trên đất nhiều cát, MgO tổng số chỉ khoảng 80ppm, trên đất nhiều thịt MgO tổng số khoảng 110ppm và trên đất có nhiều sét là khoảng 190ppm.

Cung cấp Mg cho cây trồng nên căn cứ vào nhu cầu cây và loại đất ( chua,phèn,mặn…) hơn là căn cứ vào tính chất vật lý của đất.

Về vai trò sinh lý của ma nhê trong đời sống thực vật, có những điểm rất quan trọng sau :

·       Mg là yếu tố cấu tạo tế bào thực vật : là thành phần tạo nên Chlorophyll, nên khi cung cấp đủ Mg, lá có màu xanh, cây quang hợp tốt.

·       Mg ảnh hưởng đến việc hình thành Protein, Glucid  và Lipid.

·       Mg ảnh hưởng đến quá trình hút và vận chuyển chất lân, khi cung cấp đầy đủ Mg, hiệu quả sử dụng chất Lân của cây trồng sẽ được tốt hơn.

·       Trên đất phèn, hiệu quả khi sử dụng Mg cho cây trồng rất cao. Trên các loại cây đa niên như Cao Su, Cà Phê, Hồ Tiêu, Cây Ăn Trái….Mg không chỉ giúp tăng năng suất mà còn làm tăng chất lượng nông sản. Mg cũng giúp cây chống hạn được tốt hơn nhờ tăng tính giữ nước trong dịch bào của cây.

·       Các cation như NH4+, K+, Ca++….có tính đối kháng với Mg, do vậy khi sử dụng URE, KCl, K2SO4, bón Vôi, nên chú ý bổ sung Mg cho đất và cho cây. Bón MgSO4.7H2O với liều lượng trung bình 50-60kg/ha /năm góp phần hạn chế tình trạng thiếu Mg.

+ Chất Canxi. (Ca = Calcium)

Cây trồng hấp thụ Ca dưới dạng Ca++.

Canxi là nguyên tố rất khó di động trong cây. Do vậy, ngoài việc bón vào đất , Canxi rất cần được cung cấp bằng cách phun xịt trực tiếp lên thân,lá và cả lên trái.

Canxi là thành phần của một số Enzym liên quan chặt đến quá trình trao đổi chất trong cây. Một tính chất rất quan trọng khác của canxi chính là sự điều chỉnh độ pH của dịch bào, tạo sự cân đối giữa các yếu tố dinh dưởng khác như  K+, Na+, Mg++….

Canxi ảnh hưởng chặc chẻ đến sự hình thành rễ non, đến đỉnh sinh trưởng của cây để tạo ra sinh khối mới.

Canxi làm dầy và vững vách tế bào, giúp cây chống đổ ngã, nứt trái đặc biệt góp phần chống lại sự xâm nhiểm của nấm và vi khuẩn gây hại.

Trong điều kiện trồng cây trên đất phèn, vai trò Canxi đặc biệt quan trọng để giảm ngộ độc Fe,Al và giải độc hữu cơ cho đất lúa. Trên đất nhiểm mặn, canxi cũng đóng vai trò tích cực để giải độc mặn do natri.

Bón vôi (canxi) vào đất sẽ giúp cho nấm hữu ích Trichoderma sp phát triển và ngược lại,sẽ khống chế nấm  Fusarium sp gây hại trên cây trồng. Ngoài ra, bón canxi cũng làm tăng khả năng hấp thu Kali và Molybden của cây .

Ngoài cây lúa trên đất phèn,cây đậu phọng trên đất nhẹ rất cần canxi, nhu cầu canxi cho cây cao su cũng rất cao để có nhiều mũ và độ cao. Các loại cây trồng khác như cà phê, cây ăn trái hoặc rau màu các loại như dưa hấu,ớt, cà chua….đều rất cần canxi.

Nguồn cung cấp canxi cho đất và cho cây, có thể sử dụng các loại như : đá vôi nghiền CaCO3 có tỉ lệ CaO khoảng 45-55%,  Vôi nung chứa khoảng 85-90% CaO,  Thạch cao CaSO4 có khoảng 30-35% CaO, Thermo Phosphate  có chứa khoảng 28-34% CaO. Loại vôi được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất  là vôi tôi hydrocid Ca(OH)2 có tỉ lệ CaO khoảng 50-70%. Vôi tôi là sự kết hợp giửa vôi nung và nước với tỉ lệ 1:1. Chú ý, khi tưới nước vào đá vôi nung, nhiệt độ tăng lên cao khoảng 150 độ C, để cho vôi nguội hoàn toàn mới được sử dụng. Về lượng vôi tôi để rãi, tùy loại đất mà dùng số lượng khác nhau , trung bình khoảng 500 kg-750 kg/ha/năm. Nên rãi vào đầu vụ và cày xới để trộn vôi vào đất. Chú ý, không trộn vôi với phân đạm và phân lân khi rãi. Cần bón vôi trước khi bón các loại phân khác vào đất ít nhất 10 ngày và có tưới nước cho vôi hòa tan vào đất. Trong việc ủ phân chuồng, cũng không nên đưa vôi vào vì khả năng mất đạm sẽ tăng lên cao.

Trường hợp cung cấp canxi qua dạng phun qua lá, có thể sử dụng Calcium Nitrate Ca(NO3)2 có hàm lượng CaO khoảng 26% hoặc Calcium Chloride  CaCl2 có hàm lượng CaO khoảng 51%. Với cả 2 loại nầy, nồng độ pha vào nước để phun xịt là khoảng 3- 3,5 phần ngàn.( 3-3,5 gram/1 lít nước)

Bón vôi  là chìa khóa để thành công khi trồng cây ở đồng bằng Sông Cửu Long ( Nguyễn Bảo Vệ, năm 2009.). Tuy nhiên, khi bón vôi liên tục qua từng vụ, từng năm,cần chú ý cung cấp thêm chất Đồng và Bo vào đất.

+ Chất Silic.


Si là nguyên tố cấu tạo tế bào.

Vai trò Silic thể hiện rỏ nhất ở 3 điểm chính :

·       Tạo dựng vách tế bào dầy, cứng chắc.

·       Góp phần chống lại sự xâm nhiểm của nấm và vi khuẩn. Ngoài Kali, Canxi thì Silic là nguyên tố góp phần giúp cho cây lúa chống lại bệnh cháy lá lúa hay còn gọi là bệnh đạo ôn (Blast)

·       Si làm giảm sự bốc thoát hơi nước thông qua khí khổng nên giúp cây chống nóng và chống hạn tốt hơn.

Trong tất cả các loại cây trồng đều có mặt của Silic nhưng họ hòa thảo là là loại mà hàm lượng Silic chiếm rất cao. Nếu căn cứ vào nhu cầu, vào sự hấp thu của Cây Lúa, có thể xếp Silic vào nhóm dinh dưỡng đa lượng. Người ta thấy rằng, nếu năng suất lúa đạt 8,6 tấn/ha, lượng silic mà cây lúa đã hút từ đất là 890 kg SiO2/ha ( Võ Minh Kha, năm1996.). Trong điều kiện trồng cây ở đất ngập nước, hàm lượng SiO2 dể tiêu để cây hấp thụ cao hơn so với cây trồng cạn.

Ngoài nguồn cung cấp SiO2 có sẳn trong đất, nguồn từ xác bả thực vật nhất là rơm rạ được cày vùi sau thu hoạch, nguồn Si có thể kể đến từ : Phân Lân Nung Chảy có chứa khoảng 28-32% SiO2,  Phân TV Super Vi Lượng của Cty TRÍ VIỆT có chứa trên 35% SiO2.

III.CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG.

Vi lượng là những chất mà cây trồng sử dụng rất ít, đơn vị tính thường là phần triệu (ppm). Mặc dù cây trồng cần rất ít,nhưng nó lại cực kỳ quan trọng cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cây đều cần đến các enzyme xúc tác và chính các chất vi lượng liên quan chặt chẽ đến việc nầy. Việc hình thành diệp lục, sự tổng hợp protein, carbohydrate,lipid, viatamin….đều có sự tham gia của các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, hầu hết các chất vi lượng đều khó di động trong cây, do vậy, muốn cây hấp thụ được các nguyên tố vi lượng thông qua bộ rễ hoặc qua lá, các cation có hóa trị 2 đều phải được chuyển qua dạng chelate (Phức chất vòng càng). Nếu sử dụng ở dạng thô như dùng MnSO4, CuSO4, ZnSO4…..hiệu quả sử dụng sẽ cực thấp. Sau đây là vài nguyên tố vi lượng quan trọng gắn liền với việc canh tác của nông dân.

+ Chất Kẽm (Zn = Zinc )

Cây trồng hút kẽm dưới dạng ion có hóa trị 2 : Zn++.

·       Kẽm là nguyên tố cấu tạo tế bào, tạo ra các mô mới, do vậy, kẽm liên quan chặc chẻ và trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ, sự đâm chồi, tạo cành lá, sự phân hóa hoa, ra bông đậu trái.

·       Kẽm ảnh hưởng đến việc hình thành Chlorophyll của cây nên liên quan trực tiếp đến quá trình quang hợp để tạo ra carbohydrate .

·       Kẽm là thành phần của một số amino acids, là tiền chất của một số auxin nội sinh, nên liên quan chặt chẽ đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng.

·       Kẽm ảnh hưởng đến sự tổng hợp các hợp chất quan trọng của cây như carbohydrate, protein, phospholipid….

·       Kẽm là thành phần của một số enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa quan trọng trong đời sống của cây.

·       Kẽm là nguyên tố khó di động trong cây.

Nguyên nhân thiếu kẽm có thể do một trong những nguyên nhân sau :

+  Do canh tác liên tục lâu năm mà không bón kẽm để hoàn trả.

+ Sự xoáy mòn,rữa trôi do mưa, nhất là ở vùng đồi dốc làm cho đất bị suy thoái,thiếu kẻm.

+ Đất mặn hoặc đất kềm có chứa nhiều CaCO3, MgCO3.

+ Đất nhiều hữu cơ hoặc bón quá nhiều phân chuồng.

+ Bón nhiều phân lân.

Những biểu hiện & hậu quả khi thiếu kẽm của cây trồng tiêu biểu :

+ Thể hiện trên lá non : lá nhỏ, hẹp so với lá bình thường , lá màu vàng nhạt ( cây tiêu) và đôi khi gân lá vẫn còn xanh( cây có múi).

+ Rễ ra kém, đầu chóp rễ đôi khi bị đen, cây đẻ nhánh kém (lúa), cây đâm tượt kém, yếu ớt, cành dể khô, chết cành (cây ăn trái).

+ Bông lúa nhiều hạt lép. Trên cây có múi, bông ra hoa thành chùm,hoa rất nhiều,nhưng bông bị rụng, trái nhỏ và chua. Trên cà phê,tình trạng bị khô đầu cành, hạt lép và trái bị hư khô xảy ra. Trên cây ăn trái nói chung, hoa và trái bị rụng nhiều.

+ Năng suất và chất lượng nông sản đều giảm thấp rỏ rệt.

Nguồn cung cấp chất kẽm :

Có thể nói, kẽm cần thiết cho mọi cây trồng : cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái nhất là cây có múi.  Riêng lúa là loại cây trồng cần kẽm nhiều nhất so với tất cả các nguyên tố vi lượng khác.

Hiện nay, rất nhiều nông dân đã ý thức được tầm quan trọng của nguyên tố kẽm, do vậy, họ đã bón kẽm cho vườn cây rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả chỉ bón kẽm ở dạng thô là sulphate kẽm ZnSO4.7H2O có chứa 23% Zn. Nhưng việc bón sulphate kẽm ở dạng thô như vậy chỉ tốn nhiều tiền mà hiệu quả cực thấp vì không có sự tương thích với rễ cây, đồng thời kẻm có thể bị oxid hóa thành ZnO , hoặc bị biến thành ZnCO3…rất khó hòa tan.

Bón hoặc phun kẻm ở dạng Chelate mới có hiệu quả trong sử dụng cho cây trồng .

+ Chất đồng (Cu)

Cây hút đồng ở dạng ion có hóa trị 2 : Cu++.

·       Đồng là nguyên tố cấu tạo tế bào, tạo ra các mô mới : hình thành rễ, thân cành lá và liên quan chặt chẽ đến sự phân hóa hoa.

·       Đồng liên quan đến việc hình thành diệp lục, các sắc tố và tổng hợp carbohydrate.

·       Đồng ảnh hưởng đến việc tổng hợp auxin nội sinh,vitamin,enzyme.

·       Đồng liên quan đến việc đóng mở khí khổng, tính chịu hạn và nắng nóng.

·       Đồng giúp cây chống chịu nấm và vi khuẩn gây hại.

·       Đồng là nguyên tố khó di động trong cây.

Các nguyên nhân gây ra thiếu đồng :

+ Do đất thoái hóa vì nông dân chỉ bón phân N,P,K mà không bón vi lượng trong đó có đồng.

+ Đất nhiều phèn, tình trạng thiếu đồng càng nặng. Phân tích mẫu đất phèn trồng lúa ở Tân Thạnh-Long An, hàm lượng đồng cực thấp ( Cty Trí Việt, năm 2010)

+ Đất bón nhiều vôi, nhiều đạm càng đưa đến tình trạng thiếu đồng nặng hơn.

Các biểu hiện khi thiếu đồng :

+ Thể hiện trên lá non,lá nhỏ lại, màu xanh nhạt và trắng màu khi thiếu đồng nặng.

+ Rễ phát triển kém, bông lúa nhiều hạt lép, bạc đầu. Cây có múi thường bị xì mủ đầu cành.

+ Khả năng ra hoa kém vì đồng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân hóa mầm hoa. Năng suất,chất lượng nông sản đều thấp.

Việc cung cấp đồng :

Dùng đồng ở dạng thô CuSO4.5H2O có chứa 25% Cu nhưng khi bón vào đất hoặc phun xịt hiệu quả sử dụng cực thấp. Chỉ sử dụng đồng ở dạng chelate thì mới có hiệu quả.  Vài thuốc trừ bệnh gốc đồng ở dạng hydrocide (Copper hydrocide) như Kocide,Champion, ngoài việc phòng trị bệnh do nấm và vi khuẩn, đồng trong sản phẩm nầy cây hấp thu dể dàng nên góp phần bổ xung nguyên tố đồng cho cây.

+ Chất Bo ( B=Boron)

Cây hút Bo dưới dạng anion B4O7--, HBO3--.

Vai trò của Bo có nhiều, ở đây xin nêu vài điểm chính :

·       Bo liên quan đến việc thành lập tượng tầng của cây, liên quan chặt đến sự phát triển đỉnh sinh trưởng và việc ra rễ của cây.

·       Bo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt phấn, làm tăng tỉ lệ thụ phấn thụ tinh.

·       Bo ảnh hưởng đến việc thành lập tầng rời, thiếu Bo, dể dẫn đến rụng hoa,rụng trái.

·       Bo tổng hợp chlorophyll, hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến sự thành lập auxin nội sinh trong cây.

·       Bo ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng, điều hòa sự bốc thoát hơi nước, chống khô hạn và nắng nóng.

Nguyên nhân gây thiếu Bo.

Kết quả phân tích đất phèn trồng lúa ở Long An của CTY TRÍ VIỆT năm 2010 cho thấy, hàm lượng Bo trong đất chỉ dạng vệt, gần như không có.

Đất trồng trọt lâu ngày không cung cấp Bo cũng như sự rữa trôi làm cho tình trạng thiếu bo nặng hơn.

Việc bón nhiều vôi, đạm và kali mỗi vụ,mỗi năm càng làm cho sự thiết hụt Bo ngày càng nghiêm trọng.

Nguồn cung cấp Bo :

Ngoài lượng Bo có trong nước mưa hàng năm cung cấp khoảng 20g/ha, lượng Bo được cung cấp cho đất chủ yếu qua phân chuồng. Tuy nhiên sự rữa trôi và lượng Bo mà cây trồng đã lấy đi hàng năm từ đất khoảng 0,2-0,3kg/ha càng làm đất bị suy kiệt chất Bo.

Có thể sử dụng Borax Na2B4O7.5H2O có chứa 14,9% Bo hoặc Acid Boric H3BO3 có chứa 17.5% Bo. Liều lượng bón vào đất khoảng 10-12,5 kg/ha/năm.

Biện pháp nhanh và hiệu quả nhất là phun phân bón lá có chứa Bo vào các thời điểm trước khi cây ra hoa, vào giai đoạn cây đang mang trái.

+ Molybden (Mo)

Molybden không chỉ liên quan đến sự cố định đạm mà Mo ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa hoa nhất là trên các cây thuộc họ đậu , cây họ bầu bí như dưa hấu, dưa leo, khổ qua và trên họ cà như cà chua,ớt….Nhu cầu Mo của cây trồng rất nhỏ nhưng Mo lại có những vai trò rất đặc biệt trong các phản ứng sinh lý sinh hóa trong cây. Phản ứng oxid hóa-khử trong quá trình hô hấp, sự khử CO2 và hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp đều có vai trò của Molybden.

Trong đất, hàm lượng Mo thường rất thấp chỉ khoảng vài phần triệu ( 2ppm). Mo trong đất thường là anion có hóa trị 4,5 và 6. Trong điều kiện đất chua, ion Mo ngoài việc bị keo đất hấp thụ, Mo còn bị kết hợp bởi Fe, do vậy, tình trạng thiếu Molybden luôn xãy ra. Cách khắc phục tốt nhất là phun sản phẩm phân bón lá có chứa Mo cho lúa, cho các loại cây trồng kể cả cà phê.

Ngoài ra, trong canh tác, có thể cung cấp Molybden cho cây bằng cách sử dụng Na2MoO4.2H2O có chứa 40-45% Mo hoặc sử dụng (NH4)2MoO4 có 49-52% Mo.

+ Sắt (Fe)

Thông thường khi nói đến nguyên tố sắt (Fe) trong trồng trọt, nhiều người chỉ nhìn ở khía cạnh độc hại của nó. Điều nầy đúng một phần vì khi hàm lượng Fe trong đất cao,nhất là trong điều kiện yếm khí, ion sắt nhị hòa tan trong dung dịch đất đã phá hủy, gây hư hại rất nặng cho bộ rễ cây trồng.

Hàm lượng sắt trong đất thường cao và có biến động rất lớn. Kết quả phân tích Fe trong đất phèn của CTY TRÍ VIỆT tại Kiên Giang và Long An năm 2011 cho thấy có sự biến động lớn từ 0,86% đến 2,56%. Trong đất thoáng khí, sắt có hóa trị 3 và thường ở dạng oxid,hydrocid hoặc Silicat .

Về vai trò tích cực của sắt, trước hết cần đề cập đến là sự tham gia trực tiếp vào sự sinh trưởng và phát triển cây trồng thông qua việc tham gia vào thành phần của diệp lục tố và xúc tiến hình thành các enzyme trong cây.

Các sản phẩm phân bón xuất xứ từ Mỹ thường có hàm lượng sắt chelate rất cao trong dung dịch : 4-5%. Nhiều sản phẩm dùng Chelate Fe  để biến lá từ vàng do thiếu sắt trở thành xanh khi cung cấp đủ Fe.

Cũng gần giống như trường hợp sulphur trên đất phèn, việc nồng độ cao  Fe++ và Fe+++ hòa tan trong dung dịch đất làm hư rễ cây không đồng nghĩa với việc cây đủ Fe.

+ Mangan (Mn).

Cây trồng hấp thụ mangan dưới dạng ion có hóa trị 2 : Mn++.

Mn là nguyên tố khó di động trên cây và việc bón mangan vào đất hiệu quả không cao nhất là khi sử dụng mangan ở dạng thô như MnSO4.4H2O.

Cũng như nhiều nguyên tố vi lượng khác, vai trò chính của mangan liên quan chặt chẽ đến việc hình thành diệp lục,việc phân hóa hoa và ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý,sinh hóa khác trong cây như sự hút chất dinh dưỡng, sự khử CO2 trong quá trình quang hợp, sự tổng hợp carbohydrate,protein, vitamin, auxin và đặc biệt là các enzyme.

Trên đất phèn trồng lúa việc gây độc của Mn không đáng kể so với Al và Fe.

Do Mn là nguyên tố khó di động trên cây, nên biểu hiện thiếu Mn xãy ra trên lá non, lá bị loang lổ vàng dù gân lá vẫn còn xanh và kích thước lá không bị biến dạng hay hep lại. Trong trường hợp nầy,phun phân bón lá có chứa chelate Mn là biện pháp hữu hiệu để cung cấp Mn khi cây bị thiếu hụt.

Vạn vật có 2 kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng và dị dưỡng. Thực vật nói chung và cây trồng nói riêng là sinh vật tự dưỡng vì chúng tự tạo nên được dinh dưỡng cho mình thông qua việc cố định khí CO2 của không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Chất có thể biến năng lượng của ánh sáng để cố định CO2 thành chất đường bột là chất diệp lục, có màu xanh đặc trưng – xanh lá cây. Tuy nhiên, nếu không có các nguyên tố khoáng khác và nước có trong đất được hấp thu bởi hệ rễ thì dù cho ánh sáng dồi dào, cây cũng không thể tự dưỡng biến CO2 thành đường, bởi vậy có thể nói cây trồng có 2 hệ thống sinh dưỡng, là hệ rễ và hệ lá.

HỆ THỐNG DINH DƯỠNG LÁ
                

Muốn cố định được nhiều CO2 thì có 2 điều kiện tiên quyết là phải nhiều ánh sáng và nhiều lá. Trong cùng một giống và một điều kiện ngoại cảnh, thì diện tích lá sẽ tăng nếu kéo dài được tuổi thọ của lá, cho các lá đứng để ít che khuất nhau. Mặt khác phải hạn chế tối đa phần lá “ăm bám”, là những lá bị che trong tán, quang hợp không đáng kể nhưng vẫn sử dụng và tiêu hao dinh dưỡng.

Với lúa, kỹ thuật bón phân rất quan trọng vì nếu bón phân đúng thì sẽ kéo dài được thời gian xanh của các lá đòng và sẽ rất ít “lá ủ” ở gốc lúa nên hiệu quả quang hợp sẽ tăng, kéo theo việc tăng năng suất.

Với cây ăn quả, thì việc tỉa cành tạo tán cũng sẽ hạn chế lá bị che khuất. Mặt khác, tùy từng cây, từng giai đoạn cụ thể việc duy trì các chồi ngọn cũng sẽ có tác dụng hạn chế các chồi nách, qua đó sẽ hạn chế được “lá ăn bám”.

Ngoài ra, lá cũng còn có thể là con đường cung cấp các khoáng chất trong các trường hợp cây ở giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng, con đường hấp thu qua rễ không kịp thời hoặc là các khoáng vi lượng, việc hấp thu qua rễ bị thất thoát lớn.

HỆ THỐNG DINH DƯỠNG RỄ

Muốn hệ rễ hấp thu được nhiều khoáng và nước thì hệ rễ phải   phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với lúa, việc cày ải phơi đất là rất quan trọng vì nhờ vậy mà hệ rễ phát triển nhiều hơn, sâu hơn. Với cây trồng cạn việc phải xới xáo đất để cung cấp đủ ôxy cho rễ phát triển là điều kiện tiên quyết. Hệ rễ rất dễ bị tổn thương nếu gặp các điều kiện bất lợi như gặp đất phèn (các ion Fe ++, Al +++) hay bị ngộ độc hữu cơ,

Trên thực tế, khi bón phân đã có một lượng lớn phân bón bị thất thoát. Ngoài các yếu tố bất khả kháng, còn một số yếu tố khác có thể hạn chế nếu biết cách bón phân đúng.

+ Phải bón đúng vùng rễ: Diện tích vùng rễ phát triển theo hình chiều của tán lá, trong đó phần rìa phía ngoài tập trung nhiều rễ con, nhiều lông hút nên khi bón phân phải đào rãnh theo hình tròn của hình chiếu tán lá.

+ Phải bón kèm với việc tưới nước, nhất là với phân lân vì nước sẽ hòa tan phân đưa phân tới vùng hút của rễ.

THẤT THOÁT PHÂN BÓN VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ


Lượng phân bón thất thoát trong quá trình canh tác là rất lớn, nhất là lân, đạm và kali.

Với phân lân: Hiệu quả sử dụng phân lân rất thấp, trường chỉ đạt 25 – 30%. Phân lân thất thoát chủ yếu là do bị keo đất giữ chặt, do anion HPO4 gặp phải các Cation Fe ++, Al +++ sẽ biến thành các dạng khó tiêu, rễ không thể hấp thụ.

Có thể hạn chế tình trạng trên bằng cách đưa lân đến rễ nhưng không cho tiếp xúc với các cation Fe ++, Al +++. Một màng mỏng có bán chất là một axít hữu cơ có thê là AVAIL được phát kiến bởi các nhà khoa học Mỹ đã được Cty CP Phân bón Bình Điền áp dụng trong sản phẩm DAP Đầu trâu P+.

Các thực nghiệm trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã khẳng định sử dụng DAP Đầu trâu P+ tiết kiệm được 30% lượng phân lân nhưng năng suất vẫn đạt cao bình thường. Chính vì vậy mà loại phân này được đóng gói 35 kg/bao nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân DAP 50 kg thông thường.

Với phân đạm: Hiệu quả sử dụng phân đạm thường chỉ đạt 40 – 45%. Lượng đạm thất thoát chủ yếu do quá trình bay hơi N ở dạng amoniac. Việc các Cation NH4+ biến thành NH3 và NO3 do men Ureaza. Sẽ hạn chế được thất thoát nếu kiềm chế được hoạt động của men này và Agrotain, một phát kiến thú vị của các nhà khoa học Mỹ đã làm được việc đấy.

Agrotain được Cty CP Phân bón Bình Điền nhập khẩu độc quyền về Việt Nam và sản xuất nên đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+. Thực chất đấy là phân urê có hàm lượng đạm 46% nhưng nhờ có Agrotain nên tỷ lệ thất thoát đã được giảm xuống và bao phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ cũng chỉ đóng bao 35 kg nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân urê 50 kg thông thường.

Ngoài sản xuất nên phân đạm hạt vàng, Agrotain còn được sử dụng trong các chủng loại phân NPK như NPK Agrotain lúa 1, NPK Agrotain lúa 2…

Việc sử dụng các thành tựu khoa học hiện đại của thế giới không những mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng mà còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Nhờ ưu việt đấy mà các sản phẩm của Bình Điền được tiêu thụ ngày càng nhiều, kể cả nội địa và xuất khẩu.

Theo Quang Ngọc - báo Nông Nghiệp Việt Nam

9/10/15

Công nghệ vi sinh hữu hiệu – EM là một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật bản trong những năm 80, đứng đầu là GS.TS. Teruo Higa đến nay đã phát triển và được nghiên cứu ứng dụng rất thành công ở trên 200. Là một công nghệ mở, từ những nguyên tắc và hoạt chất cơ bản, đến nay EM đã được sử dụng với rất nhiều công dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, sản xuất phân bón vi sinh, thuỷ sản, xử lý vệ sinh môi trường, cải tạo đất, sản xuất các thực phẩm và dược phẩm chức năng, xử lý làm sạch nước bị ô nhiễm, xử lý rác… với hàng trăm loại chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Một ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người, môi trường… cả trong quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng và bảo quản.

Công nghệ EM du nhập vào Việt Nam đến nay khoảng hơn 10 năm, cũng đã được nghiên cứu ứng dụng khá rộng rãi ở hầu hết các địa phương trong nhiều lĩnh vực: như xử lý rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường chăn nuôi, thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất phân bón vi sinh song thường ở quy mô nhỏ. Do vậy trong sản xuất và cuộc sống ứng dụng công nghệ EM còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để thực sự trở thành một giải pháp kỹ thuật sinh học hiệu quả, an toàn, đa tác dụng, thân thiện môi trường được ứng dụng rộng rãi ở nước ta.

Bài viết này nhằm giới thiệu tổng quan về công nghệ EM và một số kết quả ứng dụng cho đến nay ở Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

1. Cơ sở khoa học, ý tưởng và mục tiêu

1.1. Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật có ích (hữu hiệu) để khai thác tốt hơn tiềm năng ánh sáng và năng lượng mặt trời.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, các kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng lý thuyết sử dụng năng lượng mặt trời của cây xanh đạt khoảng 15 – 20% nhưng trên thực tế với hiệu quả quang hợp của diệp lục, chỉ đạt khoảng 1-3% và khó có thể tăng hơn được nữa.

Trong khi đó, các vi sinh vật có ích trong tự nhiên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra các sinh khối, với sự có mặt của các chất hữu cơ, vi khuẩn quang hợp và tảo có thể sử dụng bước sóng có phạm vi từ 700 – 1200mm mà cây xanh không sử dụng được.

1.2. Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật để phân giải nhanh, triệt để các chất hữu cơ phế thải trong tự nhiên, qua đó giải phóng, tái tạo năng lượng và dinh dưỡng cho đất, cây trồng và môi trường trong một chu kỳ sinh học khép kín. Vì vậy, một yếu tố quan trọng để tăng sản xuất cây trồng và sinh khối là khả  năng sử dụng các chất hữu cơ thông qua hoạt động của các vi sinh vật có ích với sự giúp sức của năng lượng mặt trời, điều mà cây xanh không làm được.

Công nghệ EM sử dụng và bổ sung nguồn vi sinh vật có ích để tạo lập thể cân bằng mới trong thế giới vi sinh vật tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho môi trường, cây trồng, đất đai và con người.

1.3. Công nghệ EM nhân nuôi khối lượng vi sinh vật có ích bổ sung vào tự nhiên làm lệch cán cân vi sinh vật, kéo theo vi sinh vật trung tính để khống chế và triệt tiêu sự phát triển và tác dụng của vi sinh vật có hại, phòng ngừa và ngăn chặn các dịch hại mà không phải sử dụng hoá chất.

1.4. Công nghệ EM được các nhà khoa học phát minh ra nó coi là nội dung kỹ thuật nền tảng và quan trọng của một nền nông nghiệp mới – Đó là “nông nghiệp thiên nhiên”, sự kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp thâm canh với sự giảm thiểu tối đa việc sử dụng hoá chất nông nghiệp; khai thác tối đa các yếu tố sinh thái; Rõ ràng, sử dụng vi sinh vật có ích là một giải pháp công nghệ nhằm khai thác tốt hơn mọi tiềm năng của các yếu tố sinh thái - đặc biệt là năng lượng mặt trời và các chất hữu cơ - để tạo nên sự tăng trưởng mới về năng suất cây trồng và sinh khối tự  nhiên, tạo nên một nền nông nghiệp không phụ thuộc vào sử dụng các loại hoá chất, phát triển bền vững và thân thiện môi trường. Sử dụng “Công nghệ vi sinh” thay  thế “công nghệ hoá chất nông nghiệp”, nhằm đạt 4 mục tiêu lớn là:

Sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho xã hội; Sản xuất các sản phẩm sạch và an toàn cho sức khoẻ của con người; Sản xuất có hiệu quả về kinh tế và tinh thần cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và đảm bảo sự bền vững của nông nghiệp và môi trường.

2. EM là gì?

2.1. EM là cụm từ tiếng Anh “Effective microorganism” viết tắt có ý nghĩa là “vi sinh vật hữu hiệu”.

- Công nghệ EM là công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm EM, là nội dung kỹ thuật quan trọng và cốt lõi của “nông nghiệp thiên nhiên”.

- Chế phẩm vi sinh EM là 1 cộng đồng các vi sinh vật bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích thuộc 4-5 nhóm vi sinh vật khác nhau, nhưng có thể sống hoà đồng với nhau được nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men, khi được sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong đất và môi trường, lấn át, hạn chế các vi sinh vật có hại.

Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là dung dịch EM, dạng bột gọi là EM Bokashi). Thông thường có các loại EM sau đây:

- EM1 là dung dịch EM gốc, chủ yếu để điều chế các dạng EM khác

- EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lý của đất, tăng trưởng vật nuôi…

- EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu - bệnh, tăng cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng, tăng trưởng của cây trồng…

- EM FPE (gọi là EM thực vật) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

- EM-Bokashi có nhiều loại, dạng bột, như là Bokashi môi trường, Bokashi phân bón, Bokashi - thức ăn chăn nuôi… có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, làm sạch môi trường.

- Ngoài ra còn có EM.X mà ở nhiều nước sử dụng để điều chế các thực phẩm chức năng và dược phẩm, mỹ phẩm phục vụ chăm sóc sức khoẻ con người.

2.2. Dung dịch EM là chất lỏng, màu vàng nâu, hoàn toàn vô hại với cây trồng, gia súc và con người, kỵ với các hoá chất, cần được bảo quản nơi khô mát, có mùi chua ngọt rất đặc trưng, độ pH dưới 3,5. Nếu độ pH trên 3,5 đặc biệt là trên 4, có mùi hắc hoặc thối là chế phẩm đã bị hỏng phải loại bỏ.

- Nguyên liệu chủ yếu để điều chế các chế phẩm EM là nước sạch, rỉ đường, các chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật cùng một số phụ gia.

- Thành phần vi sinh vật chủ yếu trong chế phẩm EM.

- EM bao gồm từ 80 – 120 loại vi sinh vật có ích chủ yếu thuộc 5 nhóm sau:

- Vi khuẩn quang hợp: có tác động thúc đẩy các vi sinh vật khác nhau sản xuất các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Vi khuẩn axit lactic: có tác dụng khử trùng mạnh. Phân huỷ  nhanh chất hữu cơ làm mất mùi thối, giảm khí độc và làm sạch môi trường.

- Men: tạo ra quá trình phát triển các chất sinh trưởng cho cây trồng và vi sinh vật.

- Xạ khuẩn: có tác dụng phòng chống các vi sinh vật có hại.

- Nấm men: tác dụng khử mùi, ngăn ngừa các côn trùng có hại.

- Như vậy, các vi sinh vật hữu hiệu EM hoàn toàn có bản chất tự nhiên, sẵn có trong thiên nhiên, quá trình sản xuất hoàn toàn là một quá trình lên men với các nguyên liệu tự nhiên, không chứa đựng bất cứ sinh vật lạc hoặc biến đổi di truyền nào, cho nên hoàn toàn đảm bảo “an toàn sinh học”.

2.3. Tác dụng của EM


Có thể nói, EM là một chế phẩm sinh học khá diệu kỳ bởi sự điều chế - sản xuất rất đơn giản và đặc biệt bởi tính đa tác dụng của nó. EM vừa là một loại phân bón vi sinh, vừa là một chất kích thích sinh trưởng cây trồng và vật nuôi, vừa là một loại nông dược phòng ngừa dịch bệnh, vừa là chất khử trùng và làm sạch môi trường… EM có tác dụng chủ yếu sau đây:

- EM thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật  hại, qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng.

- EM làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi trong môi trường do đó có tác dụng làm sạch  môi trường, nhất là môi trường nông thôn.

- EM làm tăng cường khả năng quan hợp của cây trồng, thúc đẩy sự nảy mầm phát triển, ra hoa quả, kích thích sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, làm tăng khả năng đề kháng và tính chống chịu, qua đó góp phần tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, gia súc và thuỷ sản, nhưng lại rất an toàn với môi trường và con người.

- EM hạn chế, phòng ngừa nguồn dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi.

Do những tác động trên, EM có thể sử dụng rất rộng rãi trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, trong làm sạch  môi trường, góp phần tạo lập sự bền vững cho nông nghiệp và môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2.4. Cơ chế tác động của EM

Cơ chế tác dụng chủ yếu của EM thể hiện ở 3 nội dung:

- Bổ sung nguồn vi sinh vật có ích cho đất và môi trường qua đó phát huy tác dụng của các vi sinh vật có ích và trung tính, hạn chế - ngăn chặn làm mất tác dụng của các vi sinh vật hại theo chiều hướng có lợi cho con người – cây trồng - vật nuôi - đất đai và môi trường.

- Thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên qua đó giải phóng năng lượng và dinh dưỡng cho cây trồng, đất đai, môi trường.

- Góp phần ngăn chặn oxy hoá trong tự nhiên.

3. Tóm tắt tình hình nghiên cứu, sản xuất ứng dụng công nghệ EM trên thế giới

3.1. Trong những năm 80 công nghệ EM được nghiên cứu và ứng dụng thành công ở Nhật Bản

Từ năm 1989 công nghệ EM được mở rộng ra các nước. Đến nay, sau 20 năm đã có hơn 180 nước và vùng lãnh thổ tiếp cận với EM dưới nhiều hình thức: 9 hôi nghị - hội chợ quốc tế về EM đã diễn ra với sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học khắp năm châu, giới thiệu hàng trăm chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu EM (EMRO) và rất nhiều Trung tâm huấn luyện EM quốc tế và quốc gia. Ở Nhật có 48 trung tâm, Thái Lan có trung tâm quốc tế EM… Thành lập nhiều Hiệp hôi EM ở các nước, nhiều công ty kinh doanh EM… Kể cả những tổ chức quốc tế như APNAN.

3.2. Việc tổ chức nghiên cứu sản xuất EM được phát triển mạnh

Theo tổ chức APNAN, số lượng sản phẩm EM1 được sản xuất năm 2007 trên thế giới khoảng 4000 – 5000 tấn trong đó các nước Đông Bắc Á là 2100 tấn. Các nước Đông Nam Á là 1400 tấn, Nam Á là 500 tấn, Mỹ Latinh 120 tấn, Châu Phi và Trung Đông 230 tấn, Châu Âu 200 tấn.

Triều Tiên có trung tâm EM thuộc Viện nghiên cứu quốc tế EM, hàng năm sản xuất 1200 tấn EM1, có 100 xưởng sản xuất EM2 với công suất 500 – 2000 tấn/xưởng/năm, đã áp dụng EM trên diện tích 1 triệu ha trồng trọt. Trung Quốc có 10 xưởng sản xuất EM1, công suất 1000tấn/năm.

3.3 Kết quả hơn 20 năm ứng dụng công nghệ EM trên hàng trăm nước khắp các châu lục cho thấy, đây là một công nghệ sinh học đa tác dụng, rất an toàn, hiệu quả cao, thân thiện môi trường, dễ áp dụng trong sản xuất và đời sống. Các lĩnh vực sử dụng EM phổ biến và thành công là xử lý rác thải, nước thải bị ô nhiễm; khử mùi, khử trùng, giảm khí độc, ruồi muỗi; xử lý vệ sinh môi trường trong chăn nuôi sạch, nuôi tôm, trồng nấm, nuôi ong.

Là một công nghệ mở, EM còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đặc thù như: sản xuất thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ gốm EM phục vụ chăm sóc sức khoẻ (Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Đức…); xử lý bảo dưỡng sân golf, bể bơi, công trình xây dựng (Mỹ, Đức…); xử lý ô nhiễm phóng xạ nguyên tử của nhà máy Cheenobyn (Belorussia); xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt, động đất (Trung Quốc, Áo, Thái...) ; hỗ trợ chữa bệnh kể cả bệnh về gan, ung thư (Đức, Pakistan…); sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoàn toàn không sử dụng hoá chất nông nghiệp (Thái Lan, Đức…)

Đánh giá và xu hướng chung là đẩy mạnh việc nghiên cứu, huấn luyện, sản xuất, ứng dụng công nghệ EM, coi đây là một giải pháp công nghệ cơ bản thay thế công nghệ sử dụng hoá chất nông nghiệp để phát triển một  nền nông nghiệp sạch - bền vững.

Đồng thời  khai thác tính “đa tác dụng” của EM, người ta tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng EM trên rất nhiều lĩnh vực mới của sản xuất, tự nhiên, đời sống. Rất nhiều nhà khoa học, tổ chức KHCN, quốc gia… cho rằng, công nghệ EM là công nghệ sinh học của thế kỷ 21!

Trương Quốc Tùng, - KHKT Chăn nuôi
Nguồn Vusta.vn

Các thuốc có chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học Copper) được gọi là thuốc nhóm gốc đồng, thuốc gốc đồng có phổ tác dụng rộng có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Dung dịch thuốc Boóc-đô (Bordeaux) 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau chủ yếu do nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm, tiêu điên trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mũ trên các cây ăn quả cũng như cây công nghiệp khác…
Cách pha để cho ra 200lít dung dịch Boóc-đô
Cơ chế tác động của thuốc gốc đồng là chất đồng có thể xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, ức chế các phản ứng sinh học trong tế bào làm chết vi sinh vật. Các hợp chất thường dùng để sản xuất thuốc gốc đồng phòng trừ bệnh hại cây trồng là:

Copper Oxychloride (một số sản phẩm: COC 85WP, Đồng cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP,50SC,80WP…) Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Hydroxide (một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 37.5FL, 57.6DP, 77WP, Ajily 77WP, Funguran - OH 50WP … ) Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate (Tribasic) (một số sản phẩm: Đồng Hocmon 24.5% crystal, BordoCop Super 12.5WP, 25WP, Cuproxat 345SC. ..) có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô).

Nguyên liệu để pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng) là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá (nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ).

Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau. Thông dụng nhất là nồng độ 1% (1:1:100).

Muốn pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô nồng độ 1%, bà con thực hiện theo cách tốt nhất như sau:

Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa (chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng). Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram).

Hoặc:
/* Bà con muốn có 200 lít dung dịch thì cần:  2 kg Sulfat đồng (CuSO4) hoà tan với 160 lít nước; 2kg vôi sống hòa tan với 40 lít nước. */
Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được. Xem thêm  hình ở trên.


Kiểm tra dung dịch vừa pha chế:

Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng (cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh (hoặc mũi dao) ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh (mũi dao), để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua (độ pH thấp) dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu (có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt).

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Lưu ý:

-Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

-Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.

-Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc…

8/10/15

Ba vấn đề cốt lõi nhất của mặt hàng tiêu là thứ nhất - làm thế nào để sản xuất được tiêu sạch, thứ hai - tránh được dịch bệnh và thứ ba là giữ được sự cân bằng cung cầu của thị trường...

Xem bản tin được thực hiện bởi VTV
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9 năm 2015 ước đạt 7 nghìn tấn, với giá trị đạt 66 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng lên 110 nghìn tấn với giá trị 1,04 tỷ USD, giảm 21,2% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị.
Ảnh minh họa (Ảnh: K.V)
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng năm 2015 đạt 9.420 USD/tấn, tăng 26,35% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 37,89% thị phần. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức (35,27%), Hàn Quốc (53,34%), Tây Ban Nha (27,79%) và Anh (24,23%).

Tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt tiêu trong nước tháng 9 biến động giảm sau khi tăng vào tháng trước. Mặc dù nguồn cung hồ tiêu trên thị trường thế giới vẫn đang thắt chặt, nhưng giá tiêu tại Ấn Độ giảm những ngày qua do nước này xả bán loại tiêu bị cáo buộc nhiễm bẩn đã kéo giá tiêu của Việt Nam xuống theo.

Hiện giá thu mua tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bình Phước lần lượt ở mức 193.000 đồng/kg, 198.000 đồng/kg, 193.000 đồng/kg, 195.000 đồng/kg, trung bình giảm 6.000-7.000 đồng/kg so với tháng trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng đầu năm nay, thị trường tiêu Việt Nam luôn nóng, giá biến động cả tăng và giảm trước những thông tin về nguồn cung đưa ra thị trường. Có thời điểm, nông dân trông tiêu trữ trữ hàng chờ giá tăng cao để kiếm lời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến thời điểm này, nông dân trồng tiêu đã bán đi khá nhiều và hiện tiêu do nông dân trữ lại chỉ còn khá ít./.

Theo kinhtenongthon.com.vn

6/10/15

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.
Hình minh họa
Phần lớn tiêu của nông dân nhiễm các loại bệnh như: Rệp sáp, tuyến trùng, bệnh chết chậm… Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước đã đưa ra khuyến cáo nông dân nên chủ động phòng diệt sâu bệnh bằng cách thường thăm vườn để phát hiện kịp thời sâu bệnh. Khi phát hiện tiêu bệnh, nông dân cần dùng vôi bột rải quanh vườn, phun thuốc Ridomil Gold 68WP và Alpine 80WP.

Tân Tiến
Theo Dân Việt
Ngày 10.1, Sở KH-CN tỉnh Đồng Nai cho biết Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm hồ tiêu Xuân Lộc (Đồng Nai), mở ra cơ hội lớn cho sản phẩm hồ tiêu của địa phương này phát triển thương hiệu trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế.


Cơ hội cho người trồng tiêu, khi sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Theo UBND H.Xuân Lộc, tổng diện tích trồng tiêu hiện nay trên toàn huyện khoảng 2.800 ha (tăng 353 ha so với năm 2014) tập trung nhiều ở các xã Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Trường, Xuân Hiệp, Lang Minh…Trong đó diện tích cho thu hoạch là gần 2.000 ha, năng suất bình quân khoảng 30 tạ/ha, doanh thu đạt từ 300-600 triệu đồng/ha.


Tin và ảnh: Lê Lâm
Theo: thanhnien.com.vn

2/10/15

Hiện tượng thời tiết El Nino, dự báo sẽ đạt đỉnh trong mùa đông đến đây, có thể là một trong những hiện tượng có cường độ cao nhất theo quan sát từ năm 1950. Sản xuất nông nghiệp và khai thác khoáng sản có thể bị nhiễu loạn. Liệu hiện tượng này có khởi sự cho một đợt tăng giá hàng hóa mới?

Sau nhiều tháng giá giảm, thị trường hàng hóa nguyên liệu đang được báo động trở lại. Hiện tượng thời tiết ai cũng lo sợ, El Niño đã “thân hành” quay lại trong năm nay sau khi dự báo giả trong năm 2014. Dòng hải lưu nóng trên Thái bình dương ở khu vực xích đạo đã xuất hiện vào mùa xuân vừa qua. Dự kiến cường độ tối đa của nó sẽ hoành hành trong đoạn từ giữa tháng mười và tháng giêng và thậm chí kéo dài đến hết quý I năm 2016, Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo như vậy. Lo ngại hơn nữa là El Nino năm 2015 có thể là một trong 4 đợt El Nino dữ dội nhất kể từ  1950 đến nay.

Hiện tượng thời tiết này dẫn đến hiện tượng gia tăng nhiệt độ bất thường mặt nước biển ở phía đông khu vực miền trung trên vùng Thái Bình Dương. Năm nay, các nhà dự báo nhận định nền nhiệt độ đó có thể tăng 2 độ C so với bình thường. Rối loạn này thường dẫn đến lượng mưa trên bờ biển phía tây của Mỹ Latinh tăng và hạn hán ở châu Đại Dương và Đông Nam Á. El Nino cũng có thể gây ra mưa lớn hoặc lũ lụt ở vùng Sừng châu Phi, nhưng phần phía nam của lục địa khô hơn.

“Ấn Độ, Indonesia, Malaysia … tất cả đều chịu tác ảnh hưởng, El Niño đặc biệt là ở Đông Nam Á nơi dễ bị hạn hán và giảm lượng mưa rào”, Benjamin Louvet chuyên gia tại Prim’Finance giải thích như vậy. Chịu ảnh hưởng bởi lượng mưa thấp hơn bình thường, Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ hai, chắc ​​sẽ thất mùa đường trong các niên vụ 2015/2016 và 2016/2017 tới đây. Lượng mưa thiếu gây hỗn loạn các vụ mùa nông sản Thái Lan, một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Sản lượng gạo năm nay của nước này ước xống mức thấp nhất kể từ 2004/2005 và xuất khẩu dự kiến ​​giảm 15% năm nay, ghi nhận mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết. “Gạo là lương thực chính cho hơn 50% dân số thế giới mà thiếu thì bao nhiêu chuyện xảy ra”, vị chuyên gia nói. Sản lượng dầu cọ ở Malaysia cũng sẽ bị ảnh hưởng. “Giá dầu cọ có thể tăng, kéo theo những loại dầu khác, trong đó có dầu cải, giá loại này căng thẳng mấy bữa rày,” Benjamin Louvet nói.

Sản lượng  ca cao ở Tây Phi (nơi tập trung hơn 60% sản lượng) có thể bị ảnh hưởng, giống như cà phê tại Brazil. “Tuy nhiên, tác động sẽ hạn chế hơn trong các khu vực này,” Prim’Finance trấn an. Tương tự cho ngũ cốc: “Hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa mì của Úc, nhưng đồng thời, El Niño sẽ đem lại thời tiết tốt hơn ở Bắc Mỹ nên năng suất tốt hơn, có lợi cho nông dân vùng này khi nền giá nông sản nói chung tăng,” Benjamin Louvet nhận định.

Các nước sản xuất nông nghiệp không phải là những nơi duy nhất chịu ảnh hưởng hiện tượng khí hậu này. El Niño có tác động gián tiếp vào việc sản xuất quặng, mà đồng và bạc ở hàng đầu. Thời tiết khô hạn nhất trong khu vực Đông Nam Á dẫn đến giảm sản lượng thủy điện và công suất điện làm ra không đủ bảo đảm cho hoạt động khai thác mỏ. Hơn nữa, mực nước sông suối hạ có thể cản trở việc vận chuyển khoáng sản. Ngược lại, ở vùng Mỹ Latinh, lũ trên bờ tây nhiều làm người ta lo sợ phải đóng cửa mỏ ở Peru hoặc Chile.

Tóm lại, hệ quả của biến đổi khí hậu qua El Nino có thể giúp giá nguyên liệu tăng trở lại. Giá hàng hóa nguyên liệu từ 2011 đến nay liên tục giảm, đặc biệt trong mấy tháng gần đây dội xuống sâu nữa do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và nguồn cung dồi dào. Nhưng đừng nên lo lắm cho giá hàng hóa nay mai, các nhà phân tích cảnh báo. “Đợt đầu, có thể giá bình quân sẽ tăng từ 5 đến 15%, nhưng không tăng phổ biến kể cả bất ngờ cho tất cả các loại hàng hóa. Nếu như El Nino hiện xảy ra không gặp một biến chyển nào khác gây bất ngờ lên thị trường như tền tệ, chính sách…” Benjamin Louvet nói. “Thật vậy, nhìn chung thị trường đang có hướng thuận lợi hơn so thời kỳ 2008/2011. Chính vì vậy, người tham gia thị trường đang theo dõi kỹ càng hiện tượng El Nino để có những ước báo chính xác để phản ứng và quyết định đúng, ” ông ta khuyên vậy.

Phạm Kỳ Anh, theo Le Figaro 8-9-2015

KỸ THUẬT CHẾ BIẾN VỎ CÀ PHÊ 
THÀNH PHÂN HỮU CƠ

 
Hướng dẫn chế biến

Nguyên vật liệu

  •     Nguyên liệu chính để chế biến phân sinh học là khoảng 1.000 kg vỏ quả cà phê được lấy từ quá trình xay xát tạo ra 3.000 kg cà phê nhân.
  •     Phân chuồng: 200 kg
  •     Phân lân nung chảy: 50 kg
  •     Phân urê: 10 kg
  •     Vôi bột: 15 kg
  •     Đường cát: 2 kg
  •     Men sinh học: 2 kg

Ghi chú:

Men sinh học nhiều loại khác nhau:

    – Loại men sinh học có thành phần chính là vi sinh vật phân huỷ xen-lu-lô, protein, chất khử mùi hôi thối
    – Loại men sinh học có thành phần chính là nấm Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces


Bà con có thể theo dõi bài viết về men sinh học và tìm mua theo bài viết sau đây:

    Quy trình xử lý vỏ cà phê

Lao động

Cần 5 công lao động để chia 2 đợt để hoàn thành công việc chế biến này:

    Đợt 1: cần 3 công để hoàn thành xong đống ủ
    Đợt 2: sau đợt 1 là 40 ngày cần 2 công lao động để đảo lại đống ủ

Dụng cụ


Chuẩn bị các dụng cụ sau đây đủ để thực hiện công việc này:

  •     Cuốc: 02 cái
  •     Xẻng: 02 cái
  •     Cào xới: 02 cái
  •     Thùng chứa 500 lít nước: 01 cái
  •     Xoa tưới nước; 01 cái
  •     Bơm nước: 01 cái
  •     Ống nước: đủ dài để dẫn nước từ nguồn nước đến nơi chế biến
  •     Bao, bạt cũ: đủ để che toàn bộ đống ủ

Hoạt hoá men sinh học

Từ 4 đến 5 giờ trước khi tiến hành chế biến, bơm khoảng 500 lít nước sạch vào thùng chứa và lấy từ nguyên liệu đã chuẩn bị:

  •     Toàn bộ men sinh học: 02 kg
  •     Đường cát: 02 kg
  •     Phân urê: 200 gam hay 0,2 kg

Sau đó, cho toàn bộ men sinh học, đường, và phân urê vào thùng chứa nước nói trên và khuấy đều cho tan hết. Công việc này được lặp lại sau 1 giờ và tiến hành khuấy ít nhất là 4 lần để men sinh học có thể hoạt hoá hoàn toàn làm phân giải nhanh vỏ quả cà phê khi ủ.

Thực hiện chế biến

Phối trộn nguyên vật liệu khô


  •     Vỏ quả cà phê được trải đều trên mặt đất dày khoảng 40 cm
  •     P hân chuồng vãi đều trên bề mặt vỏ quả cà phê
  •     Lượng phân urê (9,8kg) còn lại được vãi đều trên mặt đống nguyên liệu vỏ cà phê và phân chuồng
  •     Tiếp theo vãi phân lân nung chảy và vôi bột Sau khi đã cho tất cả nguyên liệu vào với nhau thì tiến hành đảo đống nguyên liệu này để cho tất cả các thành phần được trộn thật đều với nhau.

Nguyên liệu khô đã được trộn đều với nhau thì tiến hành vừa tưới nước đống nguyên liệu vừa trộn để cho nước có thể làm ướt hoàn toàn đống ủ. Nếu chỉ tưới nước mà không tiến hành trộn cùng lúc thì chỉ có lớp mặt đống nguyên liệu bị ướt, các lớp dưới không ướt đều sẽ không phân giải khi ủ. Lượng nước tưới ướt khoảng 70 – 80% thành phần đống nguyên liệu là đủ, nếu tưới nhiều nước quá phân urê, phân lân và vôi có thể bị rữa trôi nhiều.

Khi đống nguyên liệu được làm ướt hoàn toàn thì để yên khoảng 15 đến 20 phút cho nước, phân thấm đều vào tất cả thành phần của nguyên liệu. Sau đó, tưới nhẹ đống nguyên liệu này lần nữa để bảo đảm tất cả thành phần của đống nguyên liệu đã được thấm ướt hoàn toàn, và tiếp theo tiến hành chất đống ủ và phối trộn men sinh học đã được hoạt hoá cho đống nguyên liệu. Công việc được thực hiện như sau:

– Dọn sạch và làm bằng vị trí để chất đống ủ

– Trải lên mặt đất một lớp rơm rạ, hay vỏ quả cà phê đã tưới ướt dày khoảng 10 cm

– Chất nguyên liệu đã trộn ướt thành lớp dày 20 cm đến 25 cm, rộng từ 2 mét đến 2,5 mét, và dài tùy ý.

– Khuấy đều dung dịch men đã hoạt hoá và dùng xoa múc tưới đều trên mặt lớp nguyên liệu.

– Công việc chất lớp nguyên liệu ướt và tưới men đã hoạt hoá được tiếp hành liên tục cho đến khi hoàn thành.

– Đống ủ khi hoàn thành phải có chiều cao tối thiểu là 1,2 m, và rộng từ 2 mét đến 2,5 mét để bảo đảm đống ủ có thể giữ nhiệt cho quá trình phân giải.

– Khi đống ủ đã được chất hoàn toàn thì dùng rơm rạ, hay vỏ quả cà phê ướt phủ lên bề mặt đống một lớp mỏng từ 10 cm đến 20 cm, tiếp theo tưới nhẹ nước lên toàn bộ đống ủ, và cuối cùng dùng bao, bạt cũ hay tấm nilon che phủ kín toàn bộ đống ủ để giữ ẩm và nhiệt độ cho đống ủ.

Chú ý: Tấm bạt, nilon phải đè chèn bằng vật nặng để khỏi bị gió cuốn đi.

Kiểm tra sau khi ủ

Khoảng 15 ngày sau khi ủ, thì tiến hành kiểm tra đống ủ, dùng cuốc moi một hố sâu vào tâm đống ủ và nhận thấy có rất nhiều nấm men vi sinh trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 80oC có tác dụng phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, đống ủ cũng bị thiếu ẩm (bị khô), nên cần phải tưới thêm nước sao cho nước có thể làm ướt đều đống ủ. Sau đó, gom chất đống và che đậy lại.

Đảo trộn, chất đổng ủ lần 2 Sau khi kiểm tra từ 25 đến 30 ngày, hay 40 đến 45 ngày ủ, thì dở toàn bộ bao, bạt, tấm nilon che phủ và tiến hành đảo trộn thật đều toàn bộ đống ủ, vừa trộn vừa tưới nước đủ để thấm đều hoàn toàn nguyên liệu. Khi đã trộn xong nên tiến hành gom, chất và giẫm nén nguyên liệu thành đống có chiều cao tối thiểu là 1 mét và dùng bao, bạt, tấm nilon đậy kín lại như lần đầu.

Kiểm tra lần cuối

Khi tổng số ngày ủ được 110 đến 120 ngày, hay sau khi ủ lại được 70 đến 80 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu đã mềm và nát thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng được.

Chú ý: Luôn kiểm tra độ ẩm của đống ủ, nếu thấy khô, phải tưới thêm nước. Đôi khi ở lớp ngoài và bề mặt trên của đống ủ rất ẩm, nhưng bên trong thì rất khô, nên phải tưới nước để đống ủ ẩm hơn cho vi sinh vật hoạt động tốt, nguyên liệu mau hoai mục.
 
Khối lượng phân hữu cơ sinh học được tạo thành


Với thành phần, khối lượng nguyên liệu được sử dụng thì sau khi chế biến, phân giải thu được khoảng 1.300 – 1.400 kg phân hữu cơ sinh học với ẩm độ từ 20 đến 25% trọng lượng.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk

1/10/15

Bệnh thối gốc do nấm Phytophthora capsici là một trong những trở ngại chính trong sản xuất hồ tiêu tại Ấn Độ. Những giống năng suất cao nhạy cảm với bệnh này. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành để quản lý tổng hợp về bệnh này.

Hai thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện trong giai đoạn 1999-2001 tại trạm nghiên cứu rau hoa quả ở Ấn Độ. Thí nghiệm trên giống tiêu Paniyur-1, gồm 10 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại có 10 cây. Các nghiệm thức gồm:

T1: Pseudomonas fluoresens (công thức thương mại) phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T2: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa
T3: Hỗn hợp Booc-đô 1%, phun qua lá và tưới vào đất trước và sau mùa mưa
T4: Metalaxyl MZ. 0,1%, phun qua lá và tưới vào đất trước và sau mùa mưa
T5: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Metalaxyl MZ. 0,1%, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T6: Hỗn hợp Booc-đô 1%, phun qua lá và tưới đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T7: Metalaxyl MZ. 0,1%, bón qua lá và tưới vào đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T8: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Booc-đô 1%, bón vào đất và phun qua lá trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T9: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Metalaxyl 0,1%, phun qua lá và tưới đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T10: Đối chứng
Các chỉ tiêu theo dõi gồm chỉ số bệnh trên lá, cành, và chùm quả và những yếu tố cấu thành năng suất (số hạt/chùm quả, năng suất hạt tươi/trụ, năng suất hạt khô/trụ). Trong quá trình theo dõi không sử dụng bất kỳ thêm thuốc trừ nấm bệnh nào khác.

Kết quả cho thấy nghiệm thức T9 gồm bánh neem 1kg/trụ bón vào đất cộng với áp dụng bón vào đất và phun qua lá Metalaxyl 0,1% trước mùa mưa và kết hợp với P. fluorescens phun qua lá (0,5%) và bón vào đất (1%) trước và sau mùa mưa có chỉ số bệnh thấp nhất trên lá, cành và chùm quả theo thứ tự là 2,12%; 2,76% và 6% so với đối chứng lần lượt là 17,24%; 18,80% và 21,3%. Nghiệm thức này cũng không có triệu chứng héo cây so với 10% ở nghiệm thức đối chứng. Tiếp theo là nghiệm thức gồm Metalaxyl MZ. (0,1%) xử lý đất và phun qua lá trước mùa mưa cộng với P. fluorescens xử lý đất và phun qua lá trước và sau mùa mưa (T7) được ghi nhận tỷ lệ bệnh nhiễm trên lá, cành và trên chùm quả theo thứ tự là 3,94; 5,04 và 6,60 (%).

Kết quả về năng suất cho thấy rằng nghiệm thức T9 gồm Bánh neem bón vào đất cộng với P. fulorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau mùa mưa cho kết quả cao nhất về số trái/chùm quả (104,8), năng suất quả xanh/trụ (4,85kg), năng suất hạt khô/trụ (1,6kg/trụ) so với đối chứng lần lượt là 70,2; 3,05; và 1,0. Điều này cho thấy năng suất hạt khô của nghiệm thức T9 cao hơn đối chứng 59,3%. Kết quả thấp nhất được ghi nhận ở nghiệm thức thử nghiệm là nghiệm thức chỉ dùng bánh neem có số quả/chùm quả (73,2), năng suất quả xanh/trụ (3,18kg), và năng suất hạt khô/trụ (1,05 kg).

Như vậy, kết quả bón bổ sung chất nền vào gốc trộn trong đất (Bánh neem) làm gia tăng các tác nhân phòng trừ sinh học trong vùng rễ (Papavizas và Lewis, 1983). Tác giả Ramachandran và ctv. (1991) cho rằng Metalaxyl có hiệu quả cao trong việc kiềm chế sự gia tăng mật số của P. capsici . Khi áp dụng Bánh neem 1 kg/trụ làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh thối gốc do Phytophthora rất đáng kể. Tác giả Mammootty và ctv. (1991) báo cáo tỷ lệ nhiễm bệnh thối gốc hồ tiêu rất cao trong tháng Bảy (39.08 %) là khi có lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm tương đối cao. Do đó, bệnh thối gốc do nấm Phytophthora xảy ra nhiều trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng này (Tamil Nadu, India). Các tác giả Blakeman và Fokkema, (1982), cho rằng trước mùa mưa xử lý P. fluorescens làm gia tăng gấp bội tác nhân đối kháng sinh học trong môi trường phylloplane (theo định nghĩa sinh thái học Phylloplane là bề mặt lá được xem là môi trường sống của hệ vi sinh vật, còn được gọi là phyllosphere). Cơ chế này có thể do P. fluorescens tác động đối với nấm P. capsici làm giảm mật số nấm bệnh dẫn giảm tỷ lệ bệnh.

Đánh giá về tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt cao nhất (1: 2,14) ghi nhận ở nghiệm thức P. fluorescens (T1) áp dụng vào đất và phun qua lá trước và sau khi mưa và theo sau là nghiệm thức kết hợp nghiệm thức này với hỗn hợp Booc-đô (1%) (T6) xử lý đất và phun qua lá trước và sau khi mưa (1 : 1,74).

Tóm lại, áp dụng Metalaxyl 0,1% trước mùa mưa + Bánh neem 1kg/trụ (T7) và nghiệm thức P. fluorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau mùa mưa (T9) có hiệu quả quản lý bệnh thối gốc đối với cây hồ tiêu là một cây mà Ấn Độ định hướng mạnh cho xuất khẩu và được mệnh danh là “vàng đen” trong việc thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Áp dụng Metalaxyl 0,1% trước gió mùa Đông Bắc+ bánh nêm 1kg/trụ + P. fluorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau gió mùa Đông Bắc (T9) có hiệu quả quản lý bệnh thối gốc và đạt năng suất cao, trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận/chi phí đạt cao nhất cho nghiệm thức P. fluorescens + Booc-đô (T6).

M. Jayasekhar, J.Prem Joshua, và C. Gailce Leo Justin
Trạm Nghiên cứu Rau quả, Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu, Ấn Độ

ThS. Nguyễn Tiến Hải, Phòng NC Cây Công Nghiệp (Lược dịch).
Mr Nguyễn Thanh Sơn
 Trăn trở trước những nỗi bức xúc của bản thân cũng như của các doanh nhân về vấn đề thương hiệu và chiến lược xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả cho sản phẩm Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc T&A Ogilvy, có những chia sẻ sau.

“Đi sang Anh, mình ấm ức nhất là gạo trong siêu thị thì thương hiệu là của Thái, bao bì là của Thái, nhưng ruột thì là gạo của mình. Tức vậy mà đâu có làm gì được!”- chị T. một lãnh đạo của Công ty Lương thực Tiền Giang, than thở như vậy với các chuyên gia tư vấn của chương trình Thương hiệu Quốc gia. “Tại sao mình không làm thương hiệu?”. “Thì có làm rồi đó, hồi những năm còn bán được, có doanh thu, cũng đã bỏ nhiều tiền ra làm thương hiệu, làm lại bao bì, nhưng không có hiệu quả, hàng của mình vẫn không vào được các thị trường khó tính. Mấy năm nay, doanh thu thấp, đành bỏ lửng, thua càng thua thêm”- chị T. buồn buồn cho biết.

Có lẽ trong các câu chuyện xây dựng thương hiệu, thì xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp luôn luôn là câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”. “Biết rồi” vì ai cũng hiểu là một nước nông nghiệp, với các sản phẩm đặc trưng, nhưng những sản phẩm nông nghiệp của chúng ta không chỉ nằm chờ ở các cửa khẩu mà còn bị lép vế trên chính bàn ăn của người Việt Nam, nhất là khi chúng ta hội nhập sâu thêm vào kinh tế thế giới với AEC và sắp tới là TPP. “Khổ lắm” là bởi vì đã có khá nhiều những thử nghiệm cho việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, nhưng phần lớn đều chưa thành công, trừ việc gây ra một chút “phong thanh” khi ra mắt. “Nói mãi” bởi vì có quá nhiều các cuộc hội thảo, hội nghị, nhưng hầu hết đều chưa đưa ra được một chiến lược nhất quán cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, và cùng với nó là một hành động cụ thể.

Nhưng chính vì vậy, phải chăng cái chúng ta cần không phải là một chiến lược nhất quán cho tất cả các thương hiệu nông sản, mà là “hãy làm đi” (Just Do It)! Khi Việt Nam mới mở cửa, vào khoảng những năm 1995-1996, tôi đã bày tỏ nghi ngại khi Mark Barnett thành lập Công ty Pacific Basin Partnership (PBP) ở Việt Nam nhằm thu mua hương liệu, chủ yếu là quế để xuất sang Mỹ. “Tôi biết về hương liệu. Việt Nam có những hương liệu tốt hàng đầu thế giới. Đây sẽ là một doanh nghiệp thành công” - Mark chỉ nói đơn giản có vậy, nhưng tôi biết, những gì ông làm ở Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua phải nói là quá lớn lao: PBP trở thành nhà cung cấp hương liệu quế và tiêu hàng đầu từ Việt Nam ra thế giới. Nếu như cần tìm một chuyên gia về xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam ra thế giới, không cần đi tìm đâu xa, hãy hỏi Mark Barnett. Các bạn, chắc cũng như tôi, chỉ thấy hơi nuối tiếc khi phải hỏi một người Mỹ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam.

Vì sao cho dù đã bỏ khá nhiều tiền, nhưng cố gắng bứt phá của những công ty như Công ty Lương thực Tiền Giang vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn? Đó là bởi, có một khoảng cách rất lớn giữa suy nghĩ của những người xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cho những công ty như Công ty Lương thực Tiền Giang và người tiêu dùng ở những thị trường phát triển. Trong khi, những nhà làm thương hiệu chỉ mới suy nghĩ về một cái tên hay ho, một logo ấn tượng, một dạng bao bì bắt mắt rồi quảng bá chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì người tiêu dùng lại nghĩ khác. Cái họ quan tâm là sản phẩm này xuất xứ ra sao, được sản xuất như thế nào, và liệu tôi có thể tin tưởng nó? Và ai là người đã tạo ra những sản phẩm này, họ có được đối xử tốt, liệu họ có biết canh tác bền vững, liệu việc sản xuất này có ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực mà họ đang sống? Người tiêu dùng ở các thị trường như châu Âu và châu Mỹ có sự khắt khe hơn nhiều đối với các sản phẩm sẽ đặt lên trên bàn ăn của họ. Những người làm thương hiệu nông sản liệu có biết những tiêu chuẩn của BSCI (Business Social Compliance Initiative), FLO (Fairtrade Labeling Organization International) Global GAP, IFOAM (International Federation of Organic Agricultural Movements), ProTerra, Rainforest Alliance, UTZ Certified... quan trọng ra sao đối với người tiêu dùng ở các thị trường ngoài Việt Nam? Họ không chỉ quan tâm đến sản phẩm trên bàn ăn, họ quan tâm đến mối tương quan của việc sản xuất ra nó với các yếu tố xã hội, con người, môi trường...

Các chiến lược hoạch định về thương hiệu nông sản của Nhà nước trong thời gian qua có vẻ không mấy hiệu quả bởi sự cứng nhắc và thiếu am hiểu tâm lý người tiêu dùng. “Sẽ không thể thành công nếu chỉ nhằm bán cái mà chúng ta có mà không bán cái mà thị trường cần” - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch của tập đoàn PAN, một tập đoàn vừa huy động được gần 80 triệu đô la Mỹ để đầu tư vào các sản phẩm nông nghiệp cho biết. Khác với các “đại gia” khác cũng đang đánh tiếng về việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, PAN cho thấy họ có một chiến lược phát triển xây dựng bền vững dựa trên mối quan hệ hữu cơ giữa sản phẩm nông nghiệp với con người, xã hội và môi trường. Với việc ra đời của một chuỗi sản phẩm thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và khép kín, chiến lược của PAN nhằm phát triển chuỗi giá trị hoàn thiện Farm - Food - Family (Nông trại - Thực phẩm - Gia đình) để xây dựng nên một chuỗi những thương hiệu nông sản được tin tưởng ở Việt Nam và bước ra thế giới. Đây sẽ là thử nghiệm về một cách thức làm nông nghiệp mới, một cách thức mà người làm sản phẩm, người thu mua và chế biến, người tiêu dùng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho nhau cùng phát triển bền vững, nơi mà “ruộng đất” được nhìn nhận như “nông trại”, nông sản được nhìn nhận như “thực phẩm” và các thương hiệu xuất hiện trên bàn ăn được tin tưởng như nền tảng đem lại sự phát triển an toàn đảm bảo và đầy đủ cho các thế hệ tương lai.

Một người đồng nghiệp của tôi, Andrew Harrison, trước khi gia nhập Brand Union, công ty thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay, với chức danh giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã từng có một công việc mà tôi ghen tị. Cùng với một số người bạn, ông lập ra Brand Cellar, một tập đoàn chuyên đi tìm kiếm các thương hiệu mang tính “di sản” nhưng đã bị lãng quên, mua lại, thổi cho nó một luồng sinh khi mới, hiện đại hóa nó cho đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại, nâng giá trị thương hiệu cao lên rất nhiều. Brand Cellar đã hồi sinh rất nhiều những thương hiệu có giá trị, làm trọn vẹn vai trò của nó như một “hầm trữ thương hiệu” có giá trị. Khi nghĩ về những gì mà PAN đang định làm, tôi không khỏi hy vọng về một “hầm trữ thương hiệu” cho nông sản Việt Nam, khi các sản phẩm quý giá vốn đã bị bỏ quên, đánh mất, lạc hậu được trân trọng đưa về dưới một gia đình, được tiếp thêm sức mạnh, làm mới, hiện đại hóa để tạo ra một luồng sinh khí tích cực cho các thương hiệu nông nghiệp Việt Nam.

Hy vọng, đây sẽ là một khởi đầu cho một chương hoàn toàn mới của nông nghiệp Việt Nam.
PAN và chiến lược " Từ nông trại đến bàn ăn".       
Theo www.thesaigontimes.vn
    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com