Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

1/10/15

Bệnh thối gốc do nấm Phytophthora capsici là một trong những trở ngại chính trong sản xuất hồ tiêu tại Ấn Độ. Những giống năng suất cao nhạy cảm với bệnh này. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành để quản lý tổng hợp về bệnh này.

Hai thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện trong giai đoạn 1999-2001 tại trạm nghiên cứu rau hoa quả ở Ấn Độ. Thí nghiệm trên giống tiêu Paniyur-1, gồm 10 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại có 10 cây. Các nghiệm thức gồm:

T1: Pseudomonas fluoresens (công thức thương mại) phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T2: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa
T3: Hỗn hợp Booc-đô 1%, phun qua lá và tưới vào đất trước và sau mùa mưa
T4: Metalaxyl MZ. 0,1%, phun qua lá và tưới vào đất trước và sau mùa mưa
T5: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Metalaxyl MZ. 0,1%, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T6: Hỗn hợp Booc-đô 1%, phun qua lá và tưới đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T7: Metalaxyl MZ. 0,1%, bón qua lá và tưới vào đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T8: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Booc-đô 1%, bón vào đất và phun qua lá trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T9: Bánh neem 1kg/trụ, bón vào đất trước mùa mưa + Metalaxyl 0,1%, phun qua lá và tưới đất trước mùa mưa + Pseudomonas fluoresens, phun qua lá (0,5%) và tưới vào đất (1%) trước và sau mùa mưa
T10: Đối chứng
Các chỉ tiêu theo dõi gồm chỉ số bệnh trên lá, cành, và chùm quả và những yếu tố cấu thành năng suất (số hạt/chùm quả, năng suất hạt tươi/trụ, năng suất hạt khô/trụ). Trong quá trình theo dõi không sử dụng bất kỳ thêm thuốc trừ nấm bệnh nào khác.

Kết quả cho thấy nghiệm thức T9 gồm bánh neem 1kg/trụ bón vào đất cộng với áp dụng bón vào đất và phun qua lá Metalaxyl 0,1% trước mùa mưa và kết hợp với P. fluorescens phun qua lá (0,5%) và bón vào đất (1%) trước và sau mùa mưa có chỉ số bệnh thấp nhất trên lá, cành và chùm quả theo thứ tự là 2,12%; 2,76% và 6% so với đối chứng lần lượt là 17,24%; 18,80% và 21,3%. Nghiệm thức này cũng không có triệu chứng héo cây so với 10% ở nghiệm thức đối chứng. Tiếp theo là nghiệm thức gồm Metalaxyl MZ. (0,1%) xử lý đất và phun qua lá trước mùa mưa cộng với P. fluorescens xử lý đất và phun qua lá trước và sau mùa mưa (T7) được ghi nhận tỷ lệ bệnh nhiễm trên lá, cành và trên chùm quả theo thứ tự là 3,94; 5,04 và 6,60 (%).

Kết quả về năng suất cho thấy rằng nghiệm thức T9 gồm Bánh neem bón vào đất cộng với P. fulorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau mùa mưa cho kết quả cao nhất về số trái/chùm quả (104,8), năng suất quả xanh/trụ (4,85kg), năng suất hạt khô/trụ (1,6kg/trụ) so với đối chứng lần lượt là 70,2; 3,05; và 1,0. Điều này cho thấy năng suất hạt khô của nghiệm thức T9 cao hơn đối chứng 59,3%. Kết quả thấp nhất được ghi nhận ở nghiệm thức thử nghiệm là nghiệm thức chỉ dùng bánh neem có số quả/chùm quả (73,2), năng suất quả xanh/trụ (3,18kg), và năng suất hạt khô/trụ (1,05 kg).

Như vậy, kết quả bón bổ sung chất nền vào gốc trộn trong đất (Bánh neem) làm gia tăng các tác nhân phòng trừ sinh học trong vùng rễ (Papavizas và Lewis, 1983). Tác giả Ramachandran và ctv. (1991) cho rằng Metalaxyl có hiệu quả cao trong việc kiềm chế sự gia tăng mật số của P. capsici . Khi áp dụng Bánh neem 1 kg/trụ làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh thối gốc do Phytophthora rất đáng kể. Tác giả Mammootty và ctv. (1991) báo cáo tỷ lệ nhiễm bệnh thối gốc hồ tiêu rất cao trong tháng Bảy (39.08 %) là khi có lượng mưa, số ngày mưa và độ ẩm tương đối cao. Do đó, bệnh thối gốc do nấm Phytophthora xảy ra nhiều trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng này (Tamil Nadu, India). Các tác giả Blakeman và Fokkema, (1982), cho rằng trước mùa mưa xử lý P. fluorescens làm gia tăng gấp bội tác nhân đối kháng sinh học trong môi trường phylloplane (theo định nghĩa sinh thái học Phylloplane là bề mặt lá được xem là môi trường sống của hệ vi sinh vật, còn được gọi là phyllosphere). Cơ chế này có thể do P. fluorescens tác động đối với nấm P. capsici làm giảm mật số nấm bệnh dẫn giảm tỷ lệ bệnh.

Đánh giá về tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt cao nhất (1: 2,14) ghi nhận ở nghiệm thức P. fluorescens (T1) áp dụng vào đất và phun qua lá trước và sau khi mưa và theo sau là nghiệm thức kết hợp nghiệm thức này với hỗn hợp Booc-đô (1%) (T6) xử lý đất và phun qua lá trước và sau khi mưa (1 : 1,74).

Tóm lại, áp dụng Metalaxyl 0,1% trước mùa mưa + Bánh neem 1kg/trụ (T7) và nghiệm thức P. fluorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau mùa mưa (T9) có hiệu quả quản lý bệnh thối gốc đối với cây hồ tiêu là một cây mà Ấn Độ định hướng mạnh cho xuất khẩu và được mệnh danh là “vàng đen” trong việc thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Áp dụng Metalaxyl 0,1% trước gió mùa Đông Bắc+ bánh nêm 1kg/trụ + P. fluorescens phun qua lá và bón vào đất trước và sau gió mùa Đông Bắc (T9) có hiệu quả quản lý bệnh thối gốc và đạt năng suất cao, trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận/chi phí đạt cao nhất cho nghiệm thức P. fluorescens + Booc-đô (T6).

M. Jayasekhar, J.Prem Joshua, và C. Gailce Leo Justin
Trạm Nghiên cứu Rau quả, Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu, Ấn Độ

ThS. Nguyễn Tiến Hải, Phòng NC Cây Công Nghiệp (Lược dịch).

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com