Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

16/10/13

Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho các nấm như: Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập, là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên tiêu. Bởi vậy để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại trên tiêu thì phòng trừ tuyến trùng là điều kiện tiên quyết và hiệu quả nhất.

*Triệu chứng gây hại

- Tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu gồm tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh, chích hút dinh dưỡng từ rễ làm suy giảm sức khoẻ của cây, gây tổn thương rễ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng và nước, gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây, gây héo tạm  thời vào mùa khô khi thiếu nước và có nhiều u bướu trên rễ, vất thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành. Hội chứng vàng lá cây tiêu có liên quan đến mức độ rễ bị tổn thương do tuyến trùng ký sinh

10/10/13

BỆNH CHẾT CHẬM CỦA CÂY TIÊU
ĐÀI TRUYỀN HÌNH BÌNH THUẬN


(GLO)- Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

Những năm trước đây, khi mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống mới bắt đầu xuất hiện, người dân Ia Hrú còn e ngại và hoài nghi về hiệu quả kinh tế thật sự mà nó mang lại. Bởi thế, thay vì mạnh dạn áp dụng, nhiều nông hộ vẫn trung thành với cách làm cũ là trồng tiêu trên trụ chết như gỗ, gạch, bê tông. Thực tế cho thấy trồng tiêu trên cây trụ chết trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.
Mô hình trồng tiêu trên cây trụ sống đang được phát triển và nhân rộng ở xã Ia Hrú. Ảnh: Hồng Thi

1/10/13

Đôn gốc là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn. Vì cây từ nhánh lươn phát triển nhanh và chậm cho ra nhánh ác, nên người ta thường áp dụng biện pháp đôn dây, với mục đích kích thích dây sản xuất nhiều tược non và rậm gốc

Trong giai đoạn đầu, dây phát triển nhánh và ít đâm tược. Đến mùa mưa năm thứ hai, khi dây tiêu leo cao được 1,5 - 2 m tức là lúc dây đã bắt đầu cho nhánh ác và trái ở phần 1,5 - 2 m trở lên, còn phần dưới chỉ có một dây thân duy nhất không có nhánh ác, dây tiêu bị trống gốc gọi là “tiêu mặc quần đùi”. Để tránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta nhẹ nhàng gỡ dây xuống ra khỏi nọc, khoanh tròn trên mặt quanh hốc phần dây thân không có nhánh  ác (sau khi đã lặt hết lá), chừa đoạn đọt có mang nhánh ác lại và được buộc vào nọc tiêu. Sau đó phần dây thân sẽ được lắp đất lại, để gia tăng hệ thống rễ của dây tiêu, đồng thời giúp dây tăng thêm nhiều tược non

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com