Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền. Ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã có những bước tiến dài trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ở nhiều vùng khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
Kim ngạch xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD
Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền. Trong năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD, đến năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới gần 133.000 tấn sản phẩm hồ tiều, với giá trị khoảng 900 triệu USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất được gần 112.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 800 triệu USD. Năm 2014 được dự đoán là năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có khả năng cán mốc 1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào Châu Âu hiện chiếm 34%, Châu Á 36%, Châu Mỹ 20% và Châu Phi là 10%.
Ở góc độ một doanh nghiệp chuyên cung cấp hồ tiêu cho thị trường “khó tính” Nhật Bản, ông Masahiko Miyai, Tổng giám đốc Công ty TNHH KSS Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp để nâng cao vị thế cho hồ tiêu Việt Nam . Trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm là giá trị cộng thêm cho sản phẩm, đây cũng là yếu tố then chốt để vượt qua các hàng rào kỹ thuật ở một số thị trường tiềm năng nhưng “khó tính” hiện nay. Nếu ngành hồ tiêu Việt Nam đưa ra được thông điệp "hồ tiêu Việt Nam là an toàn nhất", khi đó danh tiếng hồ tiêu Việt Nam sẽ được quảng bá hiệu quả nhất.
Nâng cao vị thế hồ tiêu Việt Nam
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài phía trước cho hồ tiêu Việt Nam không chỉ dừng ở vị trí số 1 về số lượng mà còn cần cả giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chủ tịch VPA, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong thời gian tới ngành không chủ trương tăng diện tích mà tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, giá trị và chú trọng vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi. Đồng thời, đầu tư thêm nhiều cơ sở chế biến sâu, đa dạng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sức mạnh, đáp ứng nhiều thị trường sử dụng gia vị không sử dụng hoá chất.
Ông Masahiko Miyai cũng cho rằng, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mà một số địa phương đã làm như hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang)… cần tiếp tục phân vùng và xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cho hồ tiêu quốc gia. Chỉ có như vậy, người tiêu dùng, đặc biệt là của các thị trường cao cấp mới có niềm tin vào chất lượng sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, nâng tầm giá trị của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác người sản xuất cũng sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình làm ra.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định 1442 ngày 27/6/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 20130. Đây được xem là cơ sở pháp lý để phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, trong quy hoạch này, Việt Nam chủ trương phát triển ngành sản xuất hồ tiêu phải dựa trên nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó sẽ phát triển hồ tiêu theo hướng đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển mạnh công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng trên thị trường xuất khẩu... /.
Cũng theo VPA, từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đã đạt bình quân 2,3-2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 8-10 tấn/ha tăng hàng năm và được xem là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam .
Đánh giá về những kết quả trên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong những năm gần đây, người trồng hồ tiêu trong nước đã bắt đầu nắm bắt và có kinh nghiệm tốt về cung cầu nên lưu trữ để đưa ra thị trường khi có giá tốt nhất. Vì vậy các hộ nông dân trồng hồ tiêu là người luôn chủ động quyết định giá hồ tiêu khiến thị trường không bị lũng đoạn, góp phần cùng doanh nghiệp điều tiết giá hồ tiêu thế giới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung đẩy mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá trị gia tăng cao hơn như sản phẩm tiêu trắng, tiêu bột, tiêu đỏ phục vụ thị trường cao cấp. Hiện tại cũng đã có 18 doanh nghiệp hồ tiêu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu công nghệ hiện đại, công suất 60.000-70.000 MT/năm, trong đó có 14 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ…
Áp lực về hàng rào kỹ thuật
Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, ngành hồ tiêu Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác, nhiễm bệnh, năng suất giảm dần, tác động của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của các vườn tiêu… Theo ông Đỗ Hà Nam , do thấy hồ tiêu có thu nhập tốt, nhiều nơi trồng cây hồ tiêu không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững. Đồng thời trong quá trình sản xuất đã sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu sớm thoái hoá, nhiều nơi sâu bệnh bùng phát.
Bên cạnh đó, hiện nay hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đây là những thị trường luôn sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, có chứng nhận sản xuất, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường… Trong khi sản xuất hồ tiêu Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nếu muốn có những đơn hàng lớn, đồng nhất về chất lượng.
TTXVN
Kim ngạch xuất khẩu cán mốc 1 tỷ USD
Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền. Trong năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD, đến năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường thế giới gần 133.000 tấn sản phẩm hồ tiều, với giá trị khoảng 900 triệu USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất được gần 112.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 800 triệu USD. Năm 2014 được dự đoán là năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có khả năng cán mốc 1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào Châu Âu hiện chiếm 34%, Châu Á 36%, Châu Mỹ 20% và Châu Phi là 10%.
Ở góc độ một doanh nghiệp chuyên cung cấp hồ tiêu cho thị trường “khó tính” Nhật Bản, ông Masahiko Miyai, Tổng giám đốc Công ty TNHH KSS Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp để nâng cao vị thế cho hồ tiêu Việt Nam . Trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm là giá trị cộng thêm cho sản phẩm, đây cũng là yếu tố then chốt để vượt qua các hàng rào kỹ thuật ở một số thị trường tiềm năng nhưng “khó tính” hiện nay. Nếu ngành hồ tiêu Việt Nam đưa ra được thông điệp "hồ tiêu Việt Nam là an toàn nhất", khi đó danh tiếng hồ tiêu Việt Nam sẽ được quảng bá hiệu quả nhất.
Nâng cao vị thế hồ tiêu Việt Nam
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài phía trước cho hồ tiêu Việt Nam không chỉ dừng ở vị trí số 1 về số lượng mà còn cần cả giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chủ tịch VPA, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong thời gian tới ngành không chủ trương tăng diện tích mà tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, giá trị và chú trọng vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn chuỗi. Đồng thời, đầu tư thêm nhiều cơ sở chế biến sâu, đa dạng sản phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao sức mạnh, đáp ứng nhiều thị trường sử dụng gia vị không sử dụng hoá chất.
Ông Masahiko Miyai cũng cho rằng, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý mà một số địa phương đã làm như hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang)… cần tiếp tục phân vùng và xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cho hồ tiêu quốc gia. Chỉ có như vậy, người tiêu dùng, đặc biệt là của các thị trường cao cấp mới có niềm tin vào chất lượng sản phẩm hồ tiêu Việt Nam, nâng tầm giá trị của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác người sản xuất cũng sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm mình làm ra.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Quyết định 1442 ngày 27/6/2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 20130. Đây được xem là cơ sở pháp lý để phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, trong quy hoạch này, Việt Nam chủ trương phát triển ngành sản xuất hồ tiêu phải dựa trên nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó sẽ phát triển hồ tiêu theo hướng đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển mạnh công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng trên thị trường xuất khẩu... /.
Cũng theo VPA, từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đã đạt bình quân 2,3-2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 8-10 tấn/ha tăng hàng năm và được xem là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam .
Đánh giá về những kết quả trên, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trong những năm gần đây, người trồng hồ tiêu trong nước đã bắt đầu nắm bắt và có kinh nghiệm tốt về cung cầu nên lưu trữ để đưa ra thị trường khi có giá tốt nhất. Vì vậy các hộ nông dân trồng hồ tiêu là người luôn chủ động quyết định giá hồ tiêu khiến thị trường không bị lũng đoạn, góp phần cùng doanh nghiệp điều tiết giá hồ tiêu thế giới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung đẩy mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá trị gia tăng cao hơn như sản phẩm tiêu trắng, tiêu bột, tiêu đỏ phục vụ thị trường cao cấp. Hiện tại cũng đã có 18 doanh nghiệp hồ tiêu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu công nghệ hiện đại, công suất 60.000-70.000 MT/năm, trong đó có 14 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ…
Áp lực về hàng rào kỹ thuật
Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, ngành hồ tiêu Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác, nhiễm bệnh, năng suất giảm dần, tác động của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của các vườn tiêu… Theo ông Đỗ Hà Nam , do thấy hồ tiêu có thu nhập tốt, nhiều nơi trồng cây hồ tiêu không theo quy hoạch, canh tác thiếu bền vững. Đồng thời trong quá trình sản xuất đã sử dụng nhiều phân vô cơ khiến cây tiêu sớm thoái hoá, nhiều nơi sâu bệnh bùng phát.
Bên cạnh đó, hiện nay hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Đây là những thị trường luôn sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng đòi hỏi sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ, có chứng nhận sản xuất, thương mại bền vững cho xã hội và môi trường… Trong khi sản xuất hồ tiêu Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ nhỏ (dưới 1 ha/hộ), quy mô trang trại chưa phát triển gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nếu muốn có những đơn hàng lớn, đồng nhất về chất lượng.
TTXVN
0 comments:
Đăng nhận xét