Đang vào thời điểm ươm tiêu giống để chuẩn bị xuống giống cho năm tới, tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm ươm tiêu lươn mà tôi đã thực hiện và thành công.
Trước tiên tôi sẽ mô tả một chút về tiêu lươn nếu các bạn nào chưa rõ:
- Nhánh lươn là loại nhánh mọc bò ra từ gốc và ngọn, bò lan trên mặt đất và thỏng xuống trụ có độ dài từ 1 - 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.
1. Chuẩn bị vườn ươm
- Vườn ươm cần có lưới che phía trên và xung quanh để ánh sáng chiếu khoảng 60 - 70%.
- Nhánh lươn là loại nhánh mọc bò ra từ gốc và ngọn, bò lan trên mặt đất và thỏng xuống trụ có độ dài từ 1 - 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.
1. Chuẩn bị vườn ươm
- Vườn ươm cần có lưới che phía trên và xung quanh để ánh sáng chiếu khoảng 60 - 70%.
- Vườn ươm phải có vị trí bằng phẳng không bị úng nước.
- Vườn ươm phải đặt ở nơi tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.
- Thiết kế vườn ươm: Luống rộng 1-1,2m. Chiều dài phụ thuộc vào kích thuocs vườn ươm nhưng tốt nhất dưới 10m để tiện chăm sóc. Thiết kế lối đi khoảng 0,5m. Xung quanh luống có rảnh thoát nước.
- Vườn ươm phải đặt ở nơi tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.
- Thiết kế vườn ươm: Luống rộng 1-1,2m. Chiều dài phụ thuộc vào kích thuocs vườn ươm nhưng tốt nhất dưới 10m để tiện chăm sóc. Thiết kế lối đi khoảng 0,5m. Xung quanh luống có rảnh thoát nước.
- Làm giàn che tạm thời và rào bảo vệ.
2. Chuẩn bị đất ươm tiêu
Đất ươm tiêu phải chọn đất tốt, không lấy đất ở những vùng trồng cây đã bị tuyến trùng, nấm bệnh gây hại. Đất phải được phơi nắng trước khi ươm tối thiểu 1 tháng. Trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục, phân lân và tro trấu hoặc dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết. Bổ sung thêm chế phầm Trichoderma hoặc Pseudomonas theo hướng dẫn trên bao bì.
Tỉ lệ đất ươm hom:
- Đất tốt lớp mặt: 80%
- Phân chuồng hoai mục: 17%
- Phân lân vi sinh, Văn Điển hoặc tro: 3%
3. Ươm trên luống đất
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với dây thân.
- Luống ươm cần được che nắng. Với cách làm này có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ không đạt yêu cầu. Cắm hom tiêu xiên 45 độ, khoảng cách giữa các hom là 5 - 7cm và giữa các hàng là 10cm.
- Không cắm hom quá gần nhau, môi trường đất ẩm ướt dễ làm hom tiêu bị bệnh, rụng lá và chết.
- Sau khi ươm 25 - 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ có thể đem trồng. Không ươm tiêu quá lâu trên luống vì hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.
4. Ươm trong bầu
- Phương pháp ươm trên bầu áp dụng cả đối với dây thân và dây lươn. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt.
- Bầu ươm dây lươn: Kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên ươm 2-3 hom/ bầu. Dây lươn được cắt 2-3 mắt. Khi ươm hom lươn cắm 2 đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 - 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 - 6 lá trở lên mới đem trồng.
- Đối với nhánh lươn, nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ và bung cựa thì ta tiến hành dưỡng cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.
- Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.
- Để già hoá dây lươn gốc trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân là mấy.
Hung Vo - Sen Đơn
2. Chuẩn bị đất ươm tiêu
Đất ươm tiêu phải chọn đất tốt, không lấy đất ở những vùng trồng cây đã bị tuyến trùng, nấm bệnh gây hại. Đất phải được phơi nắng trước khi ươm tối thiểu 1 tháng. Trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục, phân lân và tro trấu hoặc dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết. Bổ sung thêm chế phầm Trichoderma hoặc Pseudomonas theo hướng dẫn trên bao bì.
Tỉ lệ đất ươm hom:
- Đất tốt lớp mặt: 80%
- Phân chuồng hoai mục: 17%
- Phân lân vi sinh, Văn Điển hoặc tro: 3%
3. Ươm trên luống đất
- Phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với dây thân.
- Luống ươm cần được che nắng. Với cách làm này có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ không đạt yêu cầu. Cắm hom tiêu xiên 45 độ, khoảng cách giữa các hom là 5 - 7cm và giữa các hàng là 10cm.
- Không cắm hom quá gần nhau, môi trường đất ẩm ướt dễ làm hom tiêu bị bệnh, rụng lá và chết.
- Sau khi ươm 25 - 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ có thể đem trồng. Không ươm tiêu quá lâu trên luống vì hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.
4. Ươm trong bầu
- Phương pháp ươm trên bầu áp dụng cả đối với dây thân và dây lươn. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt.
- Bầu ươm dây lươn: Kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên ươm 2-3 hom/ bầu. Dây lươn được cắt 2-3 mắt. Khi ươm hom lươn cắm 2 đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 - 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 - 6 lá trở lên mới đem trồng.
- Đối với nhánh lươn, nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 - 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 - 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 - 100 %. Sau khi hom ra rễ và bung cựa thì ta tiến hành dưỡng cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.
- Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.
- Để già hoá dây lươn gốc trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 - 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân là mấy.
Hung Vo - Sen Đơn
0 comments:
Đăng nhận xét