Dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất để tạo sản phẩm không những chỉ có các chất đa lượng là đạm, lân, kali mà còn có cả các chất trung lượng như silic (Si), calcium (Ca), magnesium (Mg), lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng thiết yếu như bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu) v.v.. Việc sử dụng nhiều phân đạm hóa học, bón phân không cân đối hoặc bón phân không đủ làm cho cây bị suy yếu, dễ bị sâu bệnh xâm nhiễm, đồng thời đất đai ngày càng thoái hóa, cằn cỗi.
Do đó, đồng thời với việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lý, bổ sung dưỡng chất trung, vi lượng và chất kích kháng nguồn gốc sinh học nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cây đối với sâu bệnh hại, điều kiện khó khăn về đất đai, thời tiết là những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc canh tác cây trồng.
1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng - giới thiệu sản phẩm phân bón hữu cơ giàu acid humic
1.1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng
Thành phần và đặc điểm của chất hữu cơ đóng vai trò quyết định các tính chất lý, hóa, khả năng điều kiện dinh dưỡng và hấp phụ trao đổi của đất. Trong đất, chất hữu cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng kết hợp với phần khoáng của đất. Chất mùn (humus) là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Chất mùn là nguồn dự trữ không những của các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali mà còn là nguồn dự trữ của các dưỡng chất vi lượng. Chất mùn chứa các chất đường tan trong nước, amino acid, protein, lignin (thành phần cơ bản của vách tế bào), chất béo, carbon hydrate và acid humic. Trong đó, acid humic - một chất keo có cấu trúc km, tan trong kiềm, không tan trong nước - là nhóm quan trọng nhất và có hoạt tính hóa học cao nhất trong số các sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ trong đất.
Các ảnh hưởng chính của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng gồm:
- Làm tăng khả năng trao đổi cation (CEC) của đất, giữ chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sự rửa trôi chất dinh dưỡng ra khỏi vùng rễ, đồng thời có thể phóng thích chất dinh dưỡng ở dạng hữu dụng cho cây khi cần thiết, do đó làm tăng sự chuyển hóa phân bón, tăng sự hấp thu dưỡng chất vào cây.
- Giảm mức độ xói mịn đất do làm tăng lực kết dính của các phần tử nhỏ trong đất.
- Cải thiện đáng kể lý tính và thành phần cơ giới đất như: Cấu trúc, màu sắc, độ bền và khả năng giữ ẩm nhờ tăng hàm lượng chất hữu cơ. Cải thiện môi trường đất giúp cho sự phát triển của các nhóm vi sinh vật có ích trong đất, sự phát triển của bộ rễ cây.
- Tăng tính đệm cho đất, giúp cây có thể chịu đựng được sự thay đổi pH đột ngột.
- Giảm sốc (stress) cho cây trong các điều kiện bất lợi.
- Làm tăng sức nảy mầm của hạt giống.
- Hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và các biến đổi hóa học trong tế bào sống của cây.
- Cung cấp nhiều loại auxin (chất kích thích sinh trưởng) cho cây.
- Đẩy nhanh tốc độ các phản ứng hóa học trong cây.
- Tạo môi trường làm ngăn chặn sự phát triển của một số loại cỏ dại.
- Làm giảm các độc chất hóa học trong đất do acid humic có khả năng phản ứng với một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cố định chúng hoặc có thể kết hợp với các hợp chất bền trong thuốc bảo vệ thực vật với cây trồng có thể hấp thụ được những phức hợp này.
2. Ảnh hưởng của một số dưỡng chất trung lượng và vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1. Vai trò của các dưỡng chất trung lượng silic, calcium và magnesium đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1.1. Vai trò của silic
- Silic rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại cây trồng.
- Lớp silica và cutin có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì (trong điều kiện khô hạn, mặn) cũng như tác dụng bảo vệ cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh, sâu rầy.
- Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân đạm.
- Tác dụng tương hỗ giữa silic với lượng (P) giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.
- Trong đất, silic có khả năng tạo phức với sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này vào trong cây, nhờ vậy cây tránh được tình trạng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao (trong đất chua phèn), bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn.
- Bón Si vào đất làm tăng hàm lượng P dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt P trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút P của cây.
2.1.2. Vai trò của calcium (Ca)- Calcium là thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc vì vậy calcium giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh.
- Calcium duy trì cân bằng anion-cation trong tế bo, trung hòa các acid hữu cơ trong cây vì vậy rau quả trở nên ngon ngọt hơn.
- Trong đất, calcium có khả năng trung hòa các acid hữu cơ giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn cho cây. Calcium làm tăng pH đất giúp giảm độc tố sắt, nhôm; làm đất tơi xốp, cải thiện tính thấm nước và thông thoáng nhờ đó cải thiện điều kiện phát triển của rễ, kích thích hoạt động của vi khuẩn, làm tăng khả năng hữu dụng của molipdent (Mo) và sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác.
2.1.3. Vai trò của magnesium (Mg)
- Trong cây, Mg kích thích hoạt động của nhiều enzyme. Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trị quan trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO2) v tổng hợp protein.
- Mg giúp cây tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế bệnh do nấm.
- Mg giúp cây thu hút được nhiều lân và các dưỡng chất khác.
2.2. Ảnh hưởng của các dưỡng chất vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.2.1. Vai trò của kẽm
- Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của acid indol acetic.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein.
- Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây.
2.2.2. Vai trò của manganese (Mn)
- Xúc tác trong một số phản ứng men và sinh lý trong cây.
- Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
- Hoạt hóa các men liên quan đến sự chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố.
- Kiểm soát oxy trong tế bào ở cây pha sáng và tối.
2.2.3. Vai trò của đồng (Cu)
- Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều men (oxidase, phenolase, lactase).
- Xc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây.
- Cần thiết cho quá trình quang hợp, còn liên quan đến sự sản xuất hạt.
2.2.4. Vai trò của boron (B)
- Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrate carbon dễ dàng.
- Liên quan đến quá trình tổng hợp lignin.
- Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào.
- Anh hưởng tới việc sử dụng Ca của cây trồng, gíup điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
2.2.5. Vai trò của Molypden (Mo)
- Xúc tiến quá trình cố định đạm, sử dụng đạm của cây và tổng hợp diệp lục tố.
- Là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase.
- Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm.
TS Trần Thị Tường Linh
Do đó, đồng thời với việc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lý, bổ sung dưỡng chất trung, vi lượng và chất kích kháng nguồn gốc sinh học nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cây đối với sâu bệnh hại, điều kiện khó khăn về đất đai, thời tiết là những giải pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc canh tác cây trồng.
1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng - giới thiệu sản phẩm phân bón hữu cơ giàu acid humic
1.1. Ảnh hưởng của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng
Thành phần và đặc điểm của chất hữu cơ đóng vai trò quyết định các tính chất lý, hóa, khả năng điều kiện dinh dưỡng và hấp phụ trao đổi của đất. Trong đất, chất hữu cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng kết hợp với phần khoáng của đất. Chất mùn (humus) là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Chất mùn là nguồn dự trữ không những của các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali mà còn là nguồn dự trữ của các dưỡng chất vi lượng. Chất mùn chứa các chất đường tan trong nước, amino acid, protein, lignin (thành phần cơ bản của vách tế bào), chất béo, carbon hydrate và acid humic. Trong đó, acid humic - một chất keo có cấu trúc km, tan trong kiềm, không tan trong nước - là nhóm quan trọng nhất và có hoạt tính hóa học cao nhất trong số các sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ trong đất.
Các ảnh hưởng chính của axit humic đối với dinh dưỡng cây trồng gồm:
- Làm tăng khả năng trao đổi cation (CEC) của đất, giữ chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sự rửa trôi chất dinh dưỡng ra khỏi vùng rễ, đồng thời có thể phóng thích chất dinh dưỡng ở dạng hữu dụng cho cây khi cần thiết, do đó làm tăng sự chuyển hóa phân bón, tăng sự hấp thu dưỡng chất vào cây.
- Giảm mức độ xói mịn đất do làm tăng lực kết dính của các phần tử nhỏ trong đất.
- Cải thiện đáng kể lý tính và thành phần cơ giới đất như: Cấu trúc, màu sắc, độ bền và khả năng giữ ẩm nhờ tăng hàm lượng chất hữu cơ. Cải thiện môi trường đất giúp cho sự phát triển của các nhóm vi sinh vật có ích trong đất, sự phát triển của bộ rễ cây.
- Tăng tính đệm cho đất, giúp cây có thể chịu đựng được sự thay đổi pH đột ngột.
- Giảm sốc (stress) cho cây trong các điều kiện bất lợi.
- Làm tăng sức nảy mầm của hạt giống.
- Hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và các biến đổi hóa học trong tế bào sống của cây.
- Cung cấp nhiều loại auxin (chất kích thích sinh trưởng) cho cây.
- Đẩy nhanh tốc độ các phản ứng hóa học trong cây.
- Tạo môi trường làm ngăn chặn sự phát triển của một số loại cỏ dại.
- Làm giảm các độc chất hóa học trong đất do acid humic có khả năng phản ứng với một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cố định chúng hoặc có thể kết hợp với các hợp chất bền trong thuốc bảo vệ thực vật với cây trồng có thể hấp thụ được những phức hợp này.
2. Ảnh hưởng của một số dưỡng chất trung lượng và vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1. Vai trò của các dưỡng chất trung lượng silic, calcium và magnesium đối với dinh dưỡng cây trồng
2.1.1. Vai trò của silic
- Silic rất cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của nhiều loại cây trồng.
- Lớp silica và cutin có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế sự thoát hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì (trong điều kiện khô hạn, mặn) cũng như tác dụng bảo vệ cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh, sâu rầy.
- Silic giúp cho lá mọc vươn thẳng, tạo điều kiện cho cây hấp thu ánh sáng tốt hơn, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu lực phân đạm.
- Tác dụng tương hỗ giữa silic với lượng (P) giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây tăng trưởng nhanh làm pha loãng nồng độ sắt, nhôm trong cây do đó làm tăng khả năng chống chịu phèn cho cây.
- Trong đất, silic có khả năng tạo phức với sắt, nhôm và mangan thành những hợp chất khó tan làm hạn chế sự thu hút các chất này vào trong cây, nhờ vậy cây tránh được tình trạng bị ngộ độc do hàm lượng sắt, nhôm và mangan quá cao (trong đất chua phèn), bộ rễ phát triển mạnh, giảm hiện tượng vàng lá, cháy lá do xì phèn.
- Bón Si vào đất làm tăng hàm lượng P dễ tiêu cho cây nhờ tác dụng làm giảm sự giữ chặt P trong đất, vì vậy giúp tăng sự thu hút P của cây.
2.1.2. Vai trò của calcium (Ca)- Calcium là thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc vì vậy calcium giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh.
- Calcium duy trì cân bằng anion-cation trong tế bo, trung hòa các acid hữu cơ trong cây vì vậy rau quả trở nên ngon ngọt hơn.
- Trong đất, calcium có khả năng trung hòa các acid hữu cơ giúp giải độc hữu cơ, giải độc phèn cho cây. Calcium làm tăng pH đất giúp giảm độc tố sắt, nhôm; làm đất tơi xốp, cải thiện tính thấm nước và thông thoáng nhờ đó cải thiện điều kiện phát triển của rễ, kích thích hoạt động của vi khuẩn, làm tăng khả năng hữu dụng của molipdent (Mo) và sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác.
2.1.3. Vai trò của magnesium (Mg)
- Trong cây, Mg kích thích hoạt động của nhiều enzyme. Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trị quan trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO2) v tổng hợp protein.
- Mg giúp cây tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế bệnh do nấm.
- Mg giúp cây thu hút được nhiều lân và các dưỡng chất khác.
2.2. Ảnh hưởng của các dưỡng chất vi lượng đối với dinh dưỡng cây trồng
2.2.1. Vai trò của kẽm
- Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của acid indol acetic.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic và protein.
- Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây.
2.2.2. Vai trò của manganese (Mn)
- Xúc tác trong một số phản ứng men và sinh lý trong cây.
- Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
- Hoạt hóa các men liên quan đến sự chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố.
- Kiểm soát oxy trong tế bào ở cây pha sáng và tối.
2.2.3. Vai trò của đồng (Cu)
- Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều men (oxidase, phenolase, lactase).
- Xc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây.
- Cần thiết cho quá trình quang hợp, còn liên quan đến sự sản xuất hạt.
2.2.4. Vai trò của boron (B)
- Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, giúp vận chuyển hydrate carbon dễ dàng.
- Liên quan đến quá trình tổng hợp lignin.
- Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào.
- Anh hưởng tới việc sử dụng Ca của cây trồng, gíup điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
2.2.5. Vai trò của Molypden (Mo)
- Xúc tiến quá trình cố định đạm, sử dụng đạm của cây và tổng hợp diệp lục tố.
- Là thành phần của men khử nitrate và men nitrogenase.
- Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm.
TS Trần Thị Tường Linh
0 comments:
Đăng nhận xét