Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

7/12/14

Xen canh không những là biện pháp tốt nhất để đồng thời sử dụng tối ­ưu hoá các điêu kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh d­ưỡng. Không những làm tăng năng suất mà còn có thể làm giảm thiệt hại do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng.

Đối với cây hồ tiêu việc xen canh các cây trồng phù hợp sẽ đem lại một ý nghĩa to lớn là hạn chế các loài sâu hại và bệnh hại. Tuy nhiên nếu xen canh không đúng hoặc để trong vườn tồn tại các cây trồng không phù hợp sẽ làm cho dịch hại gia tăng.
Không nên xen cây họ bầu bí, cà, ớt trong vườn tiêu
Nhiều loại sinh vật gây hại có tính chuyên hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể dùng những loại cây nhất định để làm thức ăn.

Vì vậy, khi trồng tiêu với diện tích lớn liền nhau sẽ tạo nên nguồn thức ăn dồi dào thuận lợi cho sự phát sinh, lây lan của những sinh vật gây hại chuyên tính. Đó là một trong những nguyên nhân thời gian vừa qua bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên phát sinh gây hại mạnh.

Hiện nay rất nhiều chủ vườn đang trồng xen một số cây như chanh dây, bầu bí, ớt, cà chua,… ngay trong vườn tiêu nhà mình. Các đối tượng này sẽ làm gia tăng một số bệnh hại do cùng là phổ ký chủ của một số bệnh hại quan trọng như chết nhanh, chết chậm, thán thư . Cần khắc phục sai lầm nguy hiểm này để hạn chế tối dịch bệnh cho hồ tiêu.

Nếu chúng ta trồng xen kẽ hồ tiêu với một số cây trồng không cùng là phổ ký chủ sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó đã tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loài sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa (ví dụ như rệp sáp).
Trồng lạc dại

Trồng lạc trong vườn tiêu che phủ đất sẽ giử ẫm vào mùa nắng, cung cấp thêm dinh dưỡng và hạn chế được bệnh chết nhanh chết chậm do khắc phục việc nước chảy tràn trong vườn tiêu. Ngoài ra lạc dại sẽ làm giảm việc các nấm bệnh xâm nhập tấn công lên cành lá sát mặt đất. Cây cúc vạn thọ trồng chung trong vườn tiêu để hạn chế tuyến trùng cũng là phương pháp đúng đắn nên áp dụng.

Trồng cúc vạn thọ hạn chế tuyến trùng            
Đặc biệt mô hình tiêu xen cà phê được bà con nông dân ở Đắc Lak,  Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt.

Theo lý thuyết thì 2 cây này cùng là phổ ký chủ của một số dịch hại như rệp sáp, tuyến trùng, thán thư, tảo đỏ, nấm hồng. Điều này có nghĩa là việc trồng xen 2 cây này với nhau sẽ làm tăng nguồn thức ăn của chúng từ đó là chúng phát triển nhiều hơn và dễ thành dịch. Một vướng mắc nữa là thời điểm tưới là hãm nước của hai cây này hơi lệch nhau nên khó trong khâu chăm sóc. Đó là điều xấu, bất lợi.
Mô hình tiêu xen cà phê
Tuy nhiên, thực tế là xen canh hai cây này thì cã hai đều phát triển rất tốt. Có rất nhiều vấn đề hay mà mọi người có thể nhận thấy. Đầu tiên là việc thoát nước: Khi trồng xen thì cây cà phê có thể giúp tiêu hạn chế ngập úng do rễ cà phê tạo điều kiện cho nước đi qua tầng đất dí chặt vào mùa mưa, thứ hai là tự bản thân cây cà phê sẽ rút nước (khả năng hút nước của bộ rễ có thể thấy khi tưới cà phê, 200-400l vẫn không làm bồn bị úng). Thứ 2 là về mặt bệnh hại: Ngoài các dịch hại mà hai cây cùng là phổ ký chủ như nêu ở trên thì bệnh chết nhanh là điều đặc biệt cần nói đến. Khi xen canh thì việc phytopthora gây chết nhanh lây lan từ cây này sang cây khác sẽ được hạn chế vì phải vươt qua hệ rễ cà phê.

Để biết nhiều thông tin về mô hình này quý bà con có thể thao khảm một số bài viết chọn lọc sau:

Đăk Lăk: mô hình cà phê xen hồ tiêu có hiệu quả cao

Sức thuyết phục của mô hình trồng xen cây hồ tiêu trong lô cà phê ở Công ty Cà phê Thắng Lợi

Ưu, nhược điểm của mô hình trồng xen cà phê với tiêu

Nguyên tắc chung khi trồng xen là phải chọn những cây trồng xen thích hợp sao cho chúng đem lại lợi ích cho nhau hoặc ít nhất cũng không gây ảnh hưởng xấu cho nhau. Cây trồng xen phải hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại, tức là phải tạo ra điều kiện bất lợi cho sự phát sinh, tích lũy số lượng và lây lan của dịch hại chính trên các cây trồng xen.
                                                                                                                               Nguồn:hotieuvietnam.vn

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com