Hình minh hoạ |
Đó là những mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát ký phê duyệt tại Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/6/2014.
Đến năm 2020, vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm diện tích 41.500 ha, tương ứng 83% tổng diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương: Bình Phước: 10 ngàn ha; Đồng Nai: 7 ngàn ha; Bà Rịa-Vũng Tàu: 7 ngàn ha; Đắk Nông: 7 ngàn ha; Gia Lai: 5.500 ha, Đắk Lắk: 5 ngàn ha.
Ngoài vùng trồng hồ tiêu trọng điểm, diện tích 8.500 ha tương ứng 17% diện tích hồ tiêu cả nước, phân phối tại các địa phương như sau: Quảng Trị: 2.200 ha, Bình Thuận: 1.900 ha, Quảng Binh: 1 ngàn ha, Kiên Giang: 500 ha, Phú Yên: 400 ha, Tây Ninh: 400 ha, Bình Dương: 400 ha, Nghệ An: 300 ha, Quảng Nam: 300 ha, Bình Định: 300 ha, Thừa Thiên – Huế: 250 ha, Lâm Đồng: 200 ha, Quảng Ngãi: 100 ha, Kon Tum: 100 ha, TP.Hồ Chí Minh: 50 ha, TP.Đà Nẵng: 30 ha, Khánh Hòa: 30 ha, Hà Tĩnh: 20 ha, An Giang: 20 ha.
Về chế biến hồ tiêu, đầu tư cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; nâng tỷ lệ tiêu chất lượng cao lên khoảng 90%, tỷ lệ tiêu trắng lên 30% và tỷ lệ tiêu nghiền bột lên 25% vào năm 2020.
Cũng theo Quyết định, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định hướng quy hoạch ngành hồ tiêu toàn quốc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển hồ tiêu tại địa phương; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được duyệt. Đối với diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch địa phương./.
0 comments:
Đăng nhận xét