Thuốc bảo vệ thực vật giả (BVTV) đang tiềm ẩn mối nguy hại lớn mà người nông dân hiện chưa biết kêu ai, kiện ai trong khi những vườn tiêu của họ lẫn đang chết dần mỗi ngày.
Nguyên nhân là do một số đại lý thuốc BVTV ở những địa phương này đã cố tình không bán đúng thuốc cho người trồng tiêu. Trong phóng sự dưới đây, các Phóng viên Truyền hình (PV) đã tìm hiểu những đại lý bán thuốc trên đã lừa bán thuốc không rõ nguồn gốc cho người trồng tiêu theo cách như thế nào, mặc dù hầu hết những loại thuốc này đều đắt hơn các loại thuốc trị bệnh cho cây tiêu thông thường.
Tràn lan thuốc không được phép lưu hành
Các PV theo chân một nông dân sắp mất trắng vườn tiêu do bị thối rễ, hỏi mua thuốc chữa bệnh loại tốt nhất cho vườn tiêu nhà mình. Chủ cửa hàng cho nhân viên mang ra một loại thuốc không hề được bày bán trên kệ hàng và quảng cáo đây là loại thuốc mới đặc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu, với giá 290.000 đồng một chai. Trong khi nhiều loại thuốc tốt trên thị trường cũng chỉ bán khoảng 170.000 đồng.
Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc BVTV được phép lưu hành, PV được biết không hề thấy tên loại thuốc này. Không ai biết, thành phần thật trong chai thuốc này là gì. Người bán hàng không nói, người nông dân không biết và thế là họ mua về sử dụng.
Theo ghi nhận của PV tại một đại lý lớn khác tại tỉnh Đăk Nông, những người trồng tiêu trong vùng đến đây cũng được chủ cửa hàng giới thiệu loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm cho cây tiêu. Giá bán 1 chai thuốc như vậy là 210.000 đồng – giá cao hơn hẳn các loại thuốc nhập khẩu thuộc loại tốt trên thị trường đang bán tới 40.000-50.000 đồng.
Tuy nhiên, khi PV đi xác minh chai thuốc được quảng cáo là tốt nhất thị trường này cũng cho ra kết quả: Thuốc không có trong danh mục. Không được phép lưu hành.
Mặt khác, trong vai người chào bán một loại thuốc trôi nổi, khi PV đặt vấn đề sẽ chi hoa hồng cao cho người bán hàng, nếu hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm của mình. Đề nghị này đã ngay lập tức nhận được sự đồng ý.
Thuốc rởm được “thổi giá” gấp đôi thuốc thật
Một tình huống khác về giá bán thuốc mà PV đã ghi nhận được là cùng một loại được quảng cáo kháng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu có cửa hàng bán với giá 175.000 đồng, trong khi một đại lý khác thú thật chai thuốc đó chỉ cần bán giá hơn một nửa cũng có lãi. Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc được phép lưu hành, loại thuốc đó cũng không hề có.
Một đại lý nhiều năm kinh nghiệm cho biết, một năm trở lại đây, thuốc giả, thuốc nhái dùng cho cây tiêu đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Lý do các đại lý tập trung bán thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành, thậm chí biết là thuốc rởm vẫn bán là do bán một chai thuốc loại này có lợi nhuận cao từ 50.000-70.000 đồng. Trong khi bán thuốc thật thường chỉ lãi khoảng 2.000-5.000 đồng/một chai. Và để người nông dânkhông nghi ngờ, nhiều chai thuốc rởm được bán giá đắt hơn, thậm chí gấp đôi các chai thuốc thật.
Nguyên nhân là do một số đại lý thuốc BVTV ở những địa phương này đã cố tình không bán đúng thuốc cho người trồng tiêu. Trong phóng sự dưới đây, các Phóng viên Truyền hình (PV) đã tìm hiểu những đại lý bán thuốc trên đã lừa bán thuốc không rõ nguồn gốc cho người trồng tiêu theo cách như thế nào, mặc dù hầu hết những loại thuốc này đều đắt hơn các loại thuốc trị bệnh cho cây tiêu thông thường.
Tràn lan thuốc không được phép lưu hành
Các PV theo chân một nông dân sắp mất trắng vườn tiêu do bị thối rễ, hỏi mua thuốc chữa bệnh loại tốt nhất cho vườn tiêu nhà mình. Chủ cửa hàng cho nhân viên mang ra một loại thuốc không hề được bày bán trên kệ hàng và quảng cáo đây là loại thuốc mới đặc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu, với giá 290.000 đồng một chai. Trong khi nhiều loại thuốc tốt trên thị trường cũng chỉ bán khoảng 170.000 đồng.
Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc BVTV được phép lưu hành, PV được biết không hề thấy tên loại thuốc này. Không ai biết, thành phần thật trong chai thuốc này là gì. Người bán hàng không nói, người nông dân không biết và thế là họ mua về sử dụng.
Theo ghi nhận của PV tại một đại lý lớn khác tại tỉnh Đăk Nông, những người trồng tiêu trong vùng đến đây cũng được chủ cửa hàng giới thiệu loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm cho cây tiêu. Giá bán 1 chai thuốc như vậy là 210.000 đồng – giá cao hơn hẳn các loại thuốc nhập khẩu thuộc loại tốt trên thị trường đang bán tới 40.000-50.000 đồng.
Tuy nhiên, khi PV đi xác minh chai thuốc được quảng cáo là tốt nhất thị trường này cũng cho ra kết quả: Thuốc không có trong danh mục. Không được phép lưu hành.
Mặt khác, trong vai người chào bán một loại thuốc trôi nổi, khi PV đặt vấn đề sẽ chi hoa hồng cao cho người bán hàng, nếu hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm của mình. Đề nghị này đã ngay lập tức nhận được sự đồng ý.
Thuốc rởm được “thổi giá” gấp đôi thuốc thật
Một tình huống khác về giá bán thuốc mà PV đã ghi nhận được là cùng một loại được quảng cáo kháng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu có cửa hàng bán với giá 175.000 đồng, trong khi một đại lý khác thú thật chai thuốc đó chỉ cần bán giá hơn một nửa cũng có lãi. Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc được phép lưu hành, loại thuốc đó cũng không hề có.
Một đại lý nhiều năm kinh nghiệm cho biết, một năm trở lại đây, thuốc giả, thuốc nhái dùng cho cây tiêu đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Lý do các đại lý tập trung bán thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành, thậm chí biết là thuốc rởm vẫn bán là do bán một chai thuốc loại này có lợi nhuận cao từ 50.000-70.000 đồng. Trong khi bán thuốc thật thường chỉ lãi khoảng 2.000-5.000 đồng/một chai. Và để người nông dânkhông nghi ngờ, nhiều chai thuốc rởm được bán giá đắt hơn, thậm chí gấp đôi các chai thuốc thật.
0 comments:
Đăng nhận xét