Cùng với thời gian, người nông dân nên thay đổi và cố gắng áp dụng những kỹ thuật mới nếu như họ muốn thành công. Cho dù là trên một hay 100 mẫu đất, người nông dân phải sẵn sàng để thử nghiệm những kỹ thuật mới…
Ông V. Veeraraghavan, làng Mudaiyur, Thirukazhikundram, Tamil Nadu (Ấn Độ) là một ví dụ tiêu biểu cho cái cách mà một người nông dân chỉ với diện tích từ 2 đến 3 mẫu đất được tổ tiên để lại, ông đã nhanh chóng thành công trong việc phát triển cây dưa hấu, mở rộng diện tích lên 120 mẫu nhờ sản xuất hiệu quả bằng việc sử dụng axit humic.
Sau một khóa học về nông nghiệp, ông Veeraraghavan may mắn được tiếp xúc với ông Raja Intheren – một cố vấn nông nghiệp – người đã chỉ dạy cho ông cách tiếp nhận diện tích đất canh tác thuê lại, trên cơ sở đó trồng một số vụ mùa ngắn hạn để bán sản phẩm với giá tốt.
Sau một số vụ thử nghiệm, ông Veeraraghavan đã bắt đầu sử dụng 120 mẫu đất trên để trồng dưa hấu.
Tại sao ông ấy lại chọn dưa hấu? Ông Veeraraghavan lý giải : Dưa hấu là loại quả trồng ngắn hạn (khoảng 60 ngày) và nếu được làm trong một diện tích lớn thì người nông dân có thể kiếm được lợi nhuận tốt. Không chỉ có loại dưa hấu thông thường (dưa hấu đỏ), người nông dân cũng có thể phát triển đa dạng với các loại dưa hấu vàng, dưa hấu màu da cam.
Để khẳng định tác dụng của axit humic đối với sản lượng dưa hấu, ông Veeraraghavan đã tiến hành thử nghiệm trên chính cánh đồng của mình. Có 100 mẫu đất trồng dưa ông sử dụng hóa chất phân bón thông thường. Còn 20 mẫu dưa hấu còn lại, ông thử nghiệm sử dụng axit humic. Kết quả cho thấy thật đáng ngạc nhiên: Sau khi sử dụng axit humic, sản lượng tăng từ 10 lên đến 12 tấn/mẫu. Điều này giúp ông nhanh chóng quyết định sử dụng axit humic cho toàn bộ diện tích đất trồng dưa hấu của mình.
Hiệu quả sử dụng axit humic so với đối chứng như thế nào? Nếu người nông dân thực hiện canh tác trên 20 mẫu đất cho một vụ thu hoạch thì chi phí mà họ bỏ ra để mua phân bón, thuốc trừ sâu là khoảng 10.000 Rs (Rupee – đơn vị tiền tệ của Ấn Độ, 1USD~46,11 Rs). Nhưng nếu sử dụng axit humic cho cùng diện tích đất canh tác trên, người nông dân sẽ chỉ mất khoảng 1.000 Rs - một chi phí thấp hơn rất nhiều, trong khi năng suất lại tăng.
Hiện nay, giá của một chai axit humic 1 lít là 25Rs, nó được pha loãng trong 2 lít nước và phun cho 1 mẫu. Hoặc cũng có thể được trộn với đất trồng (pha loãng với khoảng 10 đến 20 lít nước). Những tác dụng tốt của axit humic đối với việc tăng sản lượng dưa hấu đang ngày càng phổ biến ở Ấn Độ.
Thái Thị Như Quỳnh
Trường ĐH Nông Lâm HCM
Ông V. Veeraraghavan, làng Mudaiyur, Thirukazhikundram, Tamil Nadu (Ấn Độ) là một ví dụ tiêu biểu cho cái cách mà một người nông dân chỉ với diện tích từ 2 đến 3 mẫu đất được tổ tiên để lại, ông đã nhanh chóng thành công trong việc phát triển cây dưa hấu, mở rộng diện tích lên 120 mẫu nhờ sản xuất hiệu quả bằng việc sử dụng axit humic.
Sau một khóa học về nông nghiệp, ông Veeraraghavan may mắn được tiếp xúc với ông Raja Intheren – một cố vấn nông nghiệp – người đã chỉ dạy cho ông cách tiếp nhận diện tích đất canh tác thuê lại, trên cơ sở đó trồng một số vụ mùa ngắn hạn để bán sản phẩm với giá tốt.
Sau một số vụ thử nghiệm, ông Veeraraghavan đã bắt đầu sử dụng 120 mẫu đất trên để trồng dưa hấu.
Tại sao ông ấy lại chọn dưa hấu? Ông Veeraraghavan lý giải : Dưa hấu là loại quả trồng ngắn hạn (khoảng 60 ngày) và nếu được làm trong một diện tích lớn thì người nông dân có thể kiếm được lợi nhuận tốt. Không chỉ có loại dưa hấu thông thường (dưa hấu đỏ), người nông dân cũng có thể phát triển đa dạng với các loại dưa hấu vàng, dưa hấu màu da cam.
Để khẳng định tác dụng của axit humic đối với sản lượng dưa hấu, ông Veeraraghavan đã tiến hành thử nghiệm trên chính cánh đồng của mình. Có 100 mẫu đất trồng dưa ông sử dụng hóa chất phân bón thông thường. Còn 20 mẫu dưa hấu còn lại, ông thử nghiệm sử dụng axit humic. Kết quả cho thấy thật đáng ngạc nhiên: Sau khi sử dụng axit humic, sản lượng tăng từ 10 lên đến 12 tấn/mẫu. Điều này giúp ông nhanh chóng quyết định sử dụng axit humic cho toàn bộ diện tích đất trồng dưa hấu của mình.
Hiệu quả sử dụng axit humic so với đối chứng như thế nào? Nếu người nông dân thực hiện canh tác trên 20 mẫu đất cho một vụ thu hoạch thì chi phí mà họ bỏ ra để mua phân bón, thuốc trừ sâu là khoảng 10.000 Rs (Rupee – đơn vị tiền tệ của Ấn Độ, 1USD~46,11 Rs). Nhưng nếu sử dụng axit humic cho cùng diện tích đất canh tác trên, người nông dân sẽ chỉ mất khoảng 1.000 Rs - một chi phí thấp hơn rất nhiều, trong khi năng suất lại tăng.
Hiện nay, giá của một chai axit humic 1 lít là 25Rs, nó được pha loãng trong 2 lít nước và phun cho 1 mẫu. Hoặc cũng có thể được trộn với đất trồng (pha loãng với khoảng 10 đến 20 lít nước). Những tác dụng tốt của axit humic đối với việc tăng sản lượng dưa hấu đang ngày càng phổ biến ở Ấn Độ.
Thái Thị Như Quỳnh
Trường ĐH Nông Lâm HCM
0 comments:
Đăng nhận xét