Ngày 25-6, hồ tiêu Lộc Ninh - nông sản đầu tiên của Bình Phước - tự hào được công bố nhãn hiệu tập thể. Chiếm 40% tổng diện tích và 50% sản lượng hồ tiêu cả tỉnh, những người trồng tiêu giỏi ở Lộc Ninh đã có công làm nên thương hiệu hạt tiêu sạch, thơm, chắc và phát triển bền vững.
GIAN NAN ĐẾN VỚI THƯƠNG HIỆU
Giữa tháng 6, kết thúc mùa thu hoạch tiêu ở Lộc Ninh với niềm vui giá cao, chúng tôi đến thăm vườn tiêu của các hộ được dán nhãn hiệu đầu tiên ở Lộc Ninh.
Hơn 10km từ trung tâm xã Lộc Quang chạy qua những con đường đất đỏ, chúng tôi thấy nông dân tấp nập chuẩn bị mùa trồng mới và bón phân chăm sóc cây tiêu. Nằm men theo hồ thủy điện Srok Phu Miêng thuộc ấp Việt Quang với địa hình thoai thoải, vườn tiêu hàng ngàn trụ có độ tuổi 2-15 năm của anh em ông Đỗ Bá Hà (52 tuổi) hiện ra trước mắt chúng tôi với các giống Vĩnh Linh, tiêu Trung.
Quê ở Hưng Yên, năm 1998 anh em ông Hà, ông Tính đến Lộc Ninh tìm đất trồng tiêu. Lúc này, khu vực ven lòng hồ thủy điện Srok Phu Miêng hoang vắng được hai ông chọn định cư với đủ các tiêu chí về thổ nhưỡng và đặc biệt là có nguồn nước rất phù hợp để trồng tiêu. Năm 2001, giá tiêu bắt đầu giảm và chạm đáy chỉ còn 15-17 ngàn đồng/kg (năm 2003-2004). Tiếc ngơ ngẩn vườn tiêu đẹp đang trong thời điểm cho năng suất cao, anh em ông Hà thống nhất lấy công làm lãi, đi làm thuê để trang trải cuộc sống và giữ vườn tiêu chờ thời. Trời không phụ lòng người, từ năm 2010 đến nay giá tiêu tăng cao. Tháng 7-2014, tiêu có giá 200 ngàn đồng/kg so giá bình quân trước đây là 120 ngàn đồng do cầu vượt cung. Những hộ trồng tiêu như ông Hà, ông Tính ở Lộc Ninh đã thu vào tiền tỷ...
Đến nay, gia đình ông Hà có khoảng 15 ngàn trụ tiêu. Vườn tiêu đẹp không có nọc dặm do chết. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn tiêu bền vững của anh em ông Hà: Trồng chủ yếu bằng stump dây, trụ gỗ xen nọc sống bằng cây keo lá nhỏ để giữ trụ tiêu vững và làm đất dịu mát. Bón chủ yếu phân heo, gà; khi phun thuốc bảo vệ thực vật không vứt chai lọ trong vườn tiêu... Đây cũng là phương thức trồng, chăm sóc của những người trồng tiêu giỏi ở Lộc Ninh.
Năm 2010, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) bình chọn vinh danh 10 người trồng tiêu giỏi nhất Việt Nam, trong đó Bình Phước có 6 người đều ở Lộc Ninh. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới vinh danh 2 “vua trồng tiêu” ở Việt Nam, trong đó có ông Nguyễn Bá Thịnh ở ấp 4, xã Lộc An (Lộc Ninh). Kỹ sư Lê Thanh Bình, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lộc Ninh, người cả cuộc đời gắn bó với cây tiêu cho rằng: Nếu theo tiêu chí được vinh danh “người trồng tiêu giỏi” do Cục Trồng trọt đưa ra thì ở Lộc Ninh phải có đến hàng trăm người.
Bà Đinh Thị Mỹ Hạnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh cho biết: Có thương hiệu là mong ước chính đáng của người trồng tiêu Lộc Ninh hàng chục năm qua. Ngày 25-3-2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221701 cho nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh; 14 hộ nông dân trồng tiêu đầu tiên ở Lộc Ninh được dán nhãn hiệu sản phẩm. Hội nông dân sẽ vận động mở rộng thu hút người trồng tiêu giỏi dán nhãn hiệu và tiến tới thành lập Hiệp hội Hồ tiêu Lộc Ninh để xây dựng, bảo vệ thương hiệu.
QUẢNG BÁ VÀ MỞ CỬA ĐÓN DOANH NGHIỆP
Khoảng năm 1947 ở Lộc Ninh, hồ tiêu được trồng trên một số khu vực giáp biên giới với Campuchia và phát triển diện tích lớn những năm 1980-2000. Hiện Lộc Ninh có gần 3.800 ha hồ tiêu, trong đó gần 3.300 ha đang cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt 3-3,5 tấn/ha. Lộc Ninh chiếm 40% tổng diện tích, 50% sản lượng hồ tiêu cả tỉnh (khoảng 11 ngàn tấn). Bình Phước là tỉnh được quy hoạch vùng trồng tiêu trọng điểm lớn nhất cả nước (10.000 ha).
Lộc Ninh là huyện trồng tiêu có tiếng nhưng trên địa bàn chưa có doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Các đại lý thu mua chủ yếu bán cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2014, Lộc Ninh có Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam đặt trạm thu mua. Để nâng cao giá trị thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh phải có chính sách thu hút doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vào đầu tư, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Bích Lệ, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho biết: Sản phẩm hồ tiêu làm ra phải đạt chất lượng, tiêu chuẩn là vấn đề then chốt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, người trồng tiêu phải hạn chế thấp nhất thuốc bảo vệ thực vật. Huyện Lộc Ninh sẽ rà soát, quy hoạch vùng trồng tiêu thích hợp cho giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2030; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông; thu hút doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vào đầu tư... Nhanh chóng thành lập các hiệp hội ngành nghề để thống nhất kiểm soát, quản lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao tính pháp lý bảo hộ độc quyền sở hữu công nghiệp.
GIAN NAN ĐẾN VỚI THƯƠNG HIỆU
Giữa tháng 6, kết thúc mùa thu hoạch tiêu ở Lộc Ninh với niềm vui giá cao, chúng tôi đến thăm vườn tiêu của các hộ được dán nhãn hiệu đầu tiên ở Lộc Ninh.
Nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh |
Quê ở Hưng Yên, năm 1998 anh em ông Hà, ông Tính đến Lộc Ninh tìm đất trồng tiêu. Lúc này, khu vực ven lòng hồ thủy điện Srok Phu Miêng hoang vắng được hai ông chọn định cư với đủ các tiêu chí về thổ nhưỡng và đặc biệt là có nguồn nước rất phù hợp để trồng tiêu. Năm 2001, giá tiêu bắt đầu giảm và chạm đáy chỉ còn 15-17 ngàn đồng/kg (năm 2003-2004). Tiếc ngơ ngẩn vườn tiêu đẹp đang trong thời điểm cho năng suất cao, anh em ông Hà thống nhất lấy công làm lãi, đi làm thuê để trang trải cuộc sống và giữ vườn tiêu chờ thời. Trời không phụ lòng người, từ năm 2010 đến nay giá tiêu tăng cao. Tháng 7-2014, tiêu có giá 200 ngàn đồng/kg so giá bình quân trước đây là 120 ngàn đồng do cầu vượt cung. Những hộ trồng tiêu như ông Hà, ông Tính ở Lộc Ninh đã thu vào tiền tỷ...
Đến nay, gia đình ông Hà có khoảng 15 ngàn trụ tiêu. Vườn tiêu đẹp không có nọc dặm do chết. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn tiêu bền vững của anh em ông Hà: Trồng chủ yếu bằng stump dây, trụ gỗ xen nọc sống bằng cây keo lá nhỏ để giữ trụ tiêu vững và làm đất dịu mát. Bón chủ yếu phân heo, gà; khi phun thuốc bảo vệ thực vật không vứt chai lọ trong vườn tiêu... Đây cũng là phương thức trồng, chăm sóc của những người trồng tiêu giỏi ở Lộc Ninh.
Năm 2010, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) bình chọn vinh danh 10 người trồng tiêu giỏi nhất Việt Nam, trong đó Bình Phước có 6 người đều ở Lộc Ninh. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới vinh danh 2 “vua trồng tiêu” ở Việt Nam, trong đó có ông Nguyễn Bá Thịnh ở ấp 4, xã Lộc An (Lộc Ninh). Kỹ sư Lê Thanh Bình, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lộc Ninh, người cả cuộc đời gắn bó với cây tiêu cho rằng: Nếu theo tiêu chí được vinh danh “người trồng tiêu giỏi” do Cục Trồng trọt đưa ra thì ở Lộc Ninh phải có đến hàng trăm người.
Bà Đinh Thị Mỹ Hạnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh cho biết: Có thương hiệu là mong ước chính đáng của người trồng tiêu Lộc Ninh hàng chục năm qua. Ngày 25-3-2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221701 cho nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh; 14 hộ nông dân trồng tiêu đầu tiên ở Lộc Ninh được dán nhãn hiệu sản phẩm. Hội nông dân sẽ vận động mở rộng thu hút người trồng tiêu giỏi dán nhãn hiệu và tiến tới thành lập Hiệp hội Hồ tiêu Lộc Ninh để xây dựng, bảo vệ thương hiệu.
QUẢNG BÁ VÀ MỞ CỬA ĐÓN DOANH NGHIỆP
Khoảng năm 1947 ở Lộc Ninh, hồ tiêu được trồng trên một số khu vực giáp biên giới với Campuchia và phát triển diện tích lớn những năm 1980-2000. Hiện Lộc Ninh có gần 3.800 ha hồ tiêu, trong đó gần 3.300 ha đang cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt 3-3,5 tấn/ha. Lộc Ninh chiếm 40% tổng diện tích, 50% sản lượng hồ tiêu cả tỉnh (khoảng 11 ngàn tấn). Bình Phước là tỉnh được quy hoạch vùng trồng tiêu trọng điểm lớn nhất cả nước (10.000 ha).
Các sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh: Tiêu đen (chiếm 70% sản lượng xuất khẩu cả nước), tiêu trắng, tiêu xanh; tinh dầu tiêu, muối tiêu và bột tiêu. 3 giống tiêu chính: Ấn Độ, Vĩnh Linh và giống chủ lực là tiêu Trung (tiêu Lộc Ninh).Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã khẳng định tại lễ công bố thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh ngày 25-6: Nhiều thập kỷ Lộc Ninh đã nổi tiếng hồ tiêu chắc, đẹp, sạch với dung lượng bình quân trên 500g (tiêu đầu giá dung lượng 450g). Người trồng tiêu Lộc Ninh có nhiều kinh nghiệm thâm canh nên giữ được diện tích và năng suất hồ tiêu bền vững. Trong 6 vùng quy hoạch trồng tiêu trọng điểm sau Chư Sê (tỉnh Gia Lai), Lộc Ninh đã xây dựng được thương hiệu hồ tiêu, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngành hồ tiêu bền vững. Tuy nhiên, có thương hiệu chỉ là bước khởi đầu, phát huy hiệu quả thương hiệu là chặng đường dài. Thời gian tới chính quyền phải tích cực cùng nông dân và VPA tham gia hội nghị chuyên ngành hồ tiêu, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, đưa sản phẩm giới thiệu ra thị trường thế giới. Người trồng tiêu đoàn kết, giúp nhau kinh nghiệm sản xuất và giữ gìn danh hiệu sản phẩm theo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, chống gian lận thương mại...
Lộc Ninh là huyện trồng tiêu có tiếng nhưng trên địa bàn chưa có doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Các đại lý thu mua chủ yếu bán cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2014, Lộc Ninh có Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam đặt trạm thu mua. Để nâng cao giá trị thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh phải có chính sách thu hút doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vào đầu tư, tạo mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Bích Lệ, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho biết: Sản phẩm hồ tiêu làm ra phải đạt chất lượng, tiêu chuẩn là vấn đề then chốt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, người trồng tiêu phải hạn chế thấp nhất thuốc bảo vệ thực vật. Huyện Lộc Ninh sẽ rà soát, quy hoạch vùng trồng tiêu thích hợp cho giai đoạn 2015-2020 và định hướng 2030; đồng thời tăng cường công tác khuyến nông; thu hút doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vào đầu tư... Nhanh chóng thành lập các hiệp hội ngành nghề để thống nhất kiểm soát, quản lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao tính pháp lý bảo hộ độc quyền sở hữu công nghiệp.
Phương Hà
Theo Bình Phước Online
Chúc mừng người trồng tiêu Lộc Ninh !
Trả lờiXóa