Đã 8 năm nay, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, nhưng khâu chế biến và thương mại phải qua nhiều nước trung gian như Ấn Độ, Singapore… Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC) vừa mới đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia sang nước ta, vì nhận định Việt Nam không chỉ là quốc gia sản xuất tiêu lớn nhất thế giới mà sẽ trở thành trung tâm chế biến, thương mại của toàn ngành hồ tiêu thế giới trong tương lai.
Kỷ lục mới về giá bán
Tuần qua, giá tiêu xác lập kỷ lục mới khi cán mốc 182.000 -190.000 đồng/kg, thực sự gây “choáng” trên thị trường tiêu nội địa Việt Nam.
Từ trước tới nay, chưa có bất kỳ loại nông sản nào đạt được sự tăng giá ngoạn mục như vậy. Năm 2007, nông dân bán tiêu với giá khoảng 30.000 đồng/kg, đến 2008 là 50.000 đồng/kg, năm 2010 lên 80.000 đồng/kg và 2 năm qua dao động ở mức 120.000 đồng/kg. Những tháng đầu năm 2014, có lúc thương lái thu mua tiêu tại vườn với giá 145.000 đồng/kg, nằm ngoài sự kỳ vọng của nông dân. Thế nhưng bất ngờ hơn cả, từ đầu tháng 7/2014, giá tiêu vọt lên chóng mặt, đạt ngưỡng 190.000 đồng/kg và đến ngày 19/7 dao động ở mức 182.000 -185.000 đồng/kg.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhận định: “Quy luật giá cả lên xuống theo chu kỳ vài năm của hồ tiêu gần như đã bị phá vỡ khi chính nông dân là người tạm trữ và điều tiết bán ra. Khoảng 6 năm nay, hồ tiêu Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường thế giới về giá nên hầu như không có biến động sụt giảm”. Năng suất thu hoạch tiêu đạt bình quân 4 tấn/ha (nhiều hộ trồng tốt đạt tới 7-8 tấn/ha), với giá bán thời điểm này, trừ chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha, người trồng còn lãi ròng khoảng 580 triệu đồng/ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2014, sản lượng tiêu cả nước đạt khoảng 130.000 tấn. Trong 6 tháng đầu năm, nước ta đã XK 111.000 tấn tiêu, thu về 790 triệu USD, tăng 36,2% về khối lượng và tăng 47,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, tổng lượng XK năm 2014 đạt khoảng 150.000 tấn (gồm cả tiêu dự trữ từ năm ngoái và tạm nhập tái xuất), ngành hàng tiêu sẽ lần đầu tiên tham gia vào câu lạc bộ nhóm hàng nông sản XK 1 tỷ USD.
Tuy dẫn dắt thị trường thế giới nhưng có một thực tế là giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá tiêu của Ấn Độ, Brazil, Malaysia… Tại thị trường Ấn Độ trong tuần qua, trên thị trường giao ngay, giá tiêu xô đạt 72.000 rupi/tạ (tương đương 12.022 USD/tấn) và 74.500 rupi/tạ (tương đương 12.440 USD/tấn) cho loại đã sơ chế. Như vậy, giá tiêu xô ở Ấn Độ quy đổi ra tiền Việt Nam là 245.000 đồng/kg, cao hơn 65.000 đồng/kg so với giá tiêu tại thị trường Việt Nam.
Giá tiêu đặc chủng MG1 của Ấn Độ XK có giá 12.750 USD/tấn cho hàng giao châu Âu và 13.000 USD/tấn cho hàng đi Mỹ. Trong khi đó, giá tiêu đen XK của Việt Nam hiện đạt bình quân 7.350 USD/tấn, tiêu trắng đang ở mức 9.300 - 9.500 USD/tấn. Lý giải về việc này, ông Nam cho biết, tiêu XK do Ấn Độ, Brazil sản xuất đạt tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của Mỹ) nên giá cao hơn, còn Việt Nam vẫn xử lý bằng hơi nước. Thị trường XK ngày càng yêu cầu sản phẩm phải sạch, được canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, người trồng và chế biến hồ tiêu nước ta cần triển khai các giải pháp phù hợp, sản xuất theo quy trình GAP, nông dân nên chuyển sang hướng trồng tiêu hữu cơ, hạn chế dùng phân, thuốc hóa học.
Cơ hội giành vị thế toàn diện
Trên thế giới có 2 quốc gia được coi là trung tâm chế biến và thương mại tiêu là Singapore và Ấn Độ. Vì giá bán cao nên tiêu Ấn Độ khó cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mặt khác do sản lượng thấp nên Ấn Độ đang mất dần vị thế trung tâm thương mại tiêu thế giới. Tính đến hết tháng 6, Ấn Độ mới chỉ XK được khoảng 6.000 tấn tiêu, trong khi Việt Nam đã xuất 111.000 tấn. Suốt những năm 1990, Singapore chiếm ưu thế trong giao dịch hồ tiêu với lượng nhập khẩu lớn, lên đến 44.000 tấn/năm, trong đó Indonesia là nguồn cung cấp chính với 50% lượng nhập. Nhưng sau đó thương mại hồ tiêu Singapore đã sụt giảm mạnh, hiện chỉ còn 10.000 tấn/năm, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà nhập khẩu đã mua hàng trực tiếp từ các nước sản xuất, nhất là Việt Nam. Những năm trước đây, tiêu Việt Nam thường phải xuất qua các thị trường trung gian là Ấn Độ và Singapore rồi mới đến các nước tiêu dùng. Nhưng hiện nay, thị phần XK hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%. Những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao về tiêu Việt Nam thời gian gần đây là Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Cô-oét và Indonesia.
Mới đây, ông Kannan, Giám đốc điều hành IPC đã chính thức đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia sang nước ta bởi vị thế và vai trò của hồ tiêu Việt Nam ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên thị trường quốc tế. Theo IPC, với sản xuất và thương mại hồ tiêu toàn cầu như hiện nay, có thể dự báo năm 2015 và đến năm 2020, hồ tiêu Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh với các nước cả về năng suất và giá thành, nhất là với Indonesia và Brazil, những quốc gia từng có sản lượng cao nhất thế giới trước khi Việt Nam nổi lên chiếm lĩnh. Ông Kannan nhận định: “Từ chỗ chưa có chỗ đứng và thường bị các nhà đầu cơ chi phối giá cả, đến nay vị thế hồ tiêu Việt Nam ngày càng vững vàng trên thương trường quốc tế. Dù trong hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và XK hồ tiêu lớn nhất thế giới”.
Theo ông Nam, dù có bước đi khá căn cơ nhưng hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi thực trạng chung của các ngành hàng nông sản xuất khẩu khác, đó là việc xuất thô vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao. Nếu đầu tư chế biến sâu thì giá trị gia tăng còn lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, VPA đề ra 3 hướng đi mà ngành hồ tiêu cần thực hiện thời gian tới. Đó là, các doanh nghiệp cần có chiến lược và quyết tâm chuyển dần tỷ lệ XK tiêu đen sang XK tiêu trắng vì chênh lệch giá trị giữa 2 loại tiêu này lên tới 70%. Hướng đi thứ hai là cần gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Hiện tỷ lệ tiêu ASTA của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ chỉ chiếm khoảng 15%. Việc cần làm là VPA cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp phải tích cực hơn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao xuất khẩu mặt hàng tiêu ASTA. Hướng thứ ba, khó khăn hơn nhưng VPA cho rằng, không thể không làm là cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tiêu bột. Không ít doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chế biến tiêu bột rất thành công. Họ còn nhập khẩu cả tiêu đen các nước vào chế biến tại Việt Nam rồi tái xuất để cung cấp cho nhiều siêu thị trên thế giới.
Kỷ lục mới về giá bán
Tuần qua, giá tiêu xác lập kỷ lục mới khi cán mốc 182.000 -190.000 đồng/kg, thực sự gây “choáng” trên thị trường tiêu nội địa Việt Nam.
Từ trước tới nay, chưa có bất kỳ loại nông sản nào đạt được sự tăng giá ngoạn mục như vậy. Năm 2007, nông dân bán tiêu với giá khoảng 30.000 đồng/kg, đến 2008 là 50.000 đồng/kg, năm 2010 lên 80.000 đồng/kg và 2 năm qua dao động ở mức 120.000 đồng/kg. Những tháng đầu năm 2014, có lúc thương lái thu mua tiêu tại vườn với giá 145.000 đồng/kg, nằm ngoài sự kỳ vọng của nông dân. Thế nhưng bất ngờ hơn cả, từ đầu tháng 7/2014, giá tiêu vọt lên chóng mặt, đạt ngưỡng 190.000 đồng/kg và đến ngày 19/7 dao động ở mức 182.000 -185.000 đồng/kg.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhận định: “Quy luật giá cả lên xuống theo chu kỳ vài năm của hồ tiêu gần như đã bị phá vỡ khi chính nông dân là người tạm trữ và điều tiết bán ra. Khoảng 6 năm nay, hồ tiêu Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường thế giới về giá nên hầu như không có biến động sụt giảm”. Năng suất thu hoạch tiêu đạt bình quân 4 tấn/ha (nhiều hộ trồng tốt đạt tới 7-8 tấn/ha), với giá bán thời điểm này, trừ chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha, người trồng còn lãi ròng khoảng 580 triệu đồng/ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2014, sản lượng tiêu cả nước đạt khoảng 130.000 tấn. Trong 6 tháng đầu năm, nước ta đã XK 111.000 tấn tiêu, thu về 790 triệu USD, tăng 36,2% về khối lượng và tăng 47,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, tổng lượng XK năm 2014 đạt khoảng 150.000 tấn (gồm cả tiêu dự trữ từ năm ngoái và tạm nhập tái xuất), ngành hàng tiêu sẽ lần đầu tiên tham gia vào câu lạc bộ nhóm hàng nông sản XK 1 tỷ USD.
Tuy dẫn dắt thị trường thế giới nhưng có một thực tế là giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá tiêu của Ấn Độ, Brazil, Malaysia… Tại thị trường Ấn Độ trong tuần qua, trên thị trường giao ngay, giá tiêu xô đạt 72.000 rupi/tạ (tương đương 12.022 USD/tấn) và 74.500 rupi/tạ (tương đương 12.440 USD/tấn) cho loại đã sơ chế. Như vậy, giá tiêu xô ở Ấn Độ quy đổi ra tiền Việt Nam là 245.000 đồng/kg, cao hơn 65.000 đồng/kg so với giá tiêu tại thị trường Việt Nam.
Giá tiêu đặc chủng MG1 của Ấn Độ XK có giá 12.750 USD/tấn cho hàng giao châu Âu và 13.000 USD/tấn cho hàng đi Mỹ. Trong khi đó, giá tiêu đen XK của Việt Nam hiện đạt bình quân 7.350 USD/tấn, tiêu trắng đang ở mức 9.300 - 9.500 USD/tấn. Lý giải về việc này, ông Nam cho biết, tiêu XK do Ấn Độ, Brazil sản xuất đạt tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của Mỹ) nên giá cao hơn, còn Việt Nam vẫn xử lý bằng hơi nước. Thị trường XK ngày càng yêu cầu sản phẩm phải sạch, được canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, người trồng và chế biến hồ tiêu nước ta cần triển khai các giải pháp phù hợp, sản xuất theo quy trình GAP, nông dân nên chuyển sang hướng trồng tiêu hữu cơ, hạn chế dùng phân, thuốc hóa học.
Cơ hội giành vị thế toàn diện
Trên thế giới có 2 quốc gia được coi là trung tâm chế biến và thương mại tiêu là Singapore và Ấn Độ. Vì giá bán cao nên tiêu Ấn Độ khó cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mặt khác do sản lượng thấp nên Ấn Độ đang mất dần vị thế trung tâm thương mại tiêu thế giới. Tính đến hết tháng 6, Ấn Độ mới chỉ XK được khoảng 6.000 tấn tiêu, trong khi Việt Nam đã xuất 111.000 tấn. Suốt những năm 1990, Singapore chiếm ưu thế trong giao dịch hồ tiêu với lượng nhập khẩu lớn, lên đến 44.000 tấn/năm, trong đó Indonesia là nguồn cung cấp chính với 50% lượng nhập. Nhưng sau đó thương mại hồ tiêu Singapore đã sụt giảm mạnh, hiện chỉ còn 10.000 tấn/năm, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà nhập khẩu đã mua hàng trực tiếp từ các nước sản xuất, nhất là Việt Nam. Những năm trước đây, tiêu Việt Nam thường phải xuất qua các thị trường trung gian là Ấn Độ và Singapore rồi mới đến các nước tiêu dùng. Nhưng hiện nay, thị phần XK hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%. Những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao về tiêu Việt Nam thời gian gần đây là Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Cô-oét và Indonesia.
Mới đây, ông Kannan, Giám đốc điều hành IPC đã chính thức đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia sang nước ta bởi vị thế và vai trò của hồ tiêu Việt Nam ngày càng có nhiều ảnh hưởng trên thị trường quốc tế. Theo IPC, với sản xuất và thương mại hồ tiêu toàn cầu như hiện nay, có thể dự báo năm 2015 và đến năm 2020, hồ tiêu Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh với các nước cả về năng suất và giá thành, nhất là với Indonesia và Brazil, những quốc gia từng có sản lượng cao nhất thế giới trước khi Việt Nam nổi lên chiếm lĩnh. Ông Kannan nhận định: “Từ chỗ chưa có chỗ đứng và thường bị các nhà đầu cơ chi phối giá cả, đến nay vị thế hồ tiêu Việt Nam ngày càng vững vàng trên thương trường quốc tế. Dù trong hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và XK hồ tiêu lớn nhất thế giới”.
Theo ông Nam, dù có bước đi khá căn cơ nhưng hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi thực trạng chung của các ngành hàng nông sản xuất khẩu khác, đó là việc xuất thô vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao. Nếu đầu tư chế biến sâu thì giá trị gia tăng còn lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, VPA đề ra 3 hướng đi mà ngành hồ tiêu cần thực hiện thời gian tới. Đó là, các doanh nghiệp cần có chiến lược và quyết tâm chuyển dần tỷ lệ XK tiêu đen sang XK tiêu trắng vì chênh lệch giá trị giữa 2 loại tiêu này lên tới 70%. Hướng đi thứ hai là cần gia tăng sản xuất tiêu ASTA (theo tiêu chuẩn của Mỹ). Hiện tỷ lệ tiêu ASTA của Việt Nam xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ chỉ chiếm khoảng 15%. Việc cần làm là VPA cũng như bản thân mỗi doanh nghiệp phải tích cực hơn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường để có thể nâng cao xuất khẩu mặt hàng tiêu ASTA. Hướng thứ ba, khó khăn hơn nhưng VPA cho rằng, không thể không làm là cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tiêu bột. Không ít doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chế biến tiêu bột rất thành công. Họ còn nhập khẩu cả tiêu đen các nước vào chế biến tại Việt Nam rồi tái xuất để cung cấp cho nhiều siêu thị trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng năng suất và giá trị ngành hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000ha, sản lượng 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%.
Về cơ cấu sản phẩm, tiêu đen chiếm 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%) và kim ngạch XK đạt 1,2-1,3 tỷ USD.
Chu Khôi
Theo Kinh Tế Nông Thôn
0 comments:
Đăng nhận xét