1. Những điều cần biết về rệp sáp- Rệp sáp (tên khoa học là Pseudococcus sp) có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 2-3 mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp.
- Vòng đời của rệp ngắn 30-45 ngày, nhưng trong một năm có nhiều lứa rệp phát triển liên tiếp xen kẽ nhau nên khi thấy phát hiện có cả rệp trưởng thành lẫn rệp non...
- Rệp càng lớn càng ít di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.
(Rệp sáp hại chùm quả) |
- Khi rệp phá hại lâu ngày ở rễ, chúng cộng sinh với nấm Bornetina sp. ở trong đất tạo thành những vùng u lớn bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh các đoạn rễ, bên trong là một đám rệp đủ các lứa tuổi đang bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút.
- Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật số, là loài sâu hại nguy hiểm cho cây tiêu.
2. Triệu chứng và cách nhận biết
- Trên hồ tiêu rệp gây hại ở 2 khu vực là trên cây và dưới gốc. Tuy nhiên rệp gốc là nguy hiểm vì khó phát hiện và gây thiệt hại nặng hơn cả. Trường hợp khi cây vàng lá thì rệp đã đóng “măng xông” rất khó phòng trừ.
- Trên cây: Ban đầu rệp mới xuất hiện ở nách cành và rễ bám trụ, cây chưa có biểu hiện vàng lá. Khi mật độ cao rệp bám trắng trên thân, cành, lá hoặc chùm quả làm cho cây sinh trưởng kém, lá vàng thậm chí rụng quả.
- Dưới gốc: Cây bị nhiễm rệp thường có những biểu hiện cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém, vàng lá ở 1/3 trụ dưới gốc. Cây bị nặng vàng cả cây rất giống bệnh chết chậm. Đầu mùa nắng nếu xới nhẹ 5-10cm ở sát gốc sẽ phát hiện thấy rệp sáp bám trắng ở phần gốc, nhưng càng về sau rệp càng di chuyển xuống sâu hơn vì bề mặt đất bị khô.
- Kinh nghiệm nông dân thì như những cây bị rệp sáp gốc thường lá non sẻ bị 1 vài chấm đen nhỏ tầm 2-3mm, ngọn ngừng phát triển. Khi kiểm tra thì trong vườn xuất hiện nhiều kiến phần sát gốc.
- Rệp hại xuất hiện cuối mùa mưa và nặng nhất từ tháng 12 kéo dài đến khoảng tháng 5 năm sau. Rệp sáp phát sinh phát triển và gây hại mạnh là khi thời tiết có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.
- Trên hồ tiêu rệp gây hại ở 2 khu vực là trên cây và dưới gốc. Tuy nhiên rệp gốc là nguy hiểm vì khó phát hiện và gây thiệt hại nặng hơn cả. Trường hợp khi cây vàng lá thì rệp đã đóng “măng xông” rất khó phòng trừ.
- Trên cây: Ban đầu rệp mới xuất hiện ở nách cành và rễ bám trụ, cây chưa có biểu hiện vàng lá. Khi mật độ cao rệp bám trắng trên thân, cành, lá hoặc chùm quả làm cho cây sinh trưởng kém, lá vàng thậm chí rụng quả.
(Rệp sáp hại gốc rễ) |
- Dưới gốc: Cây bị nhiễm rệp thường có những biểu hiện cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém, vàng lá ở 1/3 trụ dưới gốc. Cây bị nặng vàng cả cây rất giống bệnh chết chậm. Đầu mùa nắng nếu xới nhẹ 5-10cm ở sát gốc sẽ phát hiện thấy rệp sáp bám trắng ở phần gốc, nhưng càng về sau rệp càng di chuyển xuống sâu hơn vì bề mặt đất bị khô.
- Kinh nghiệm nông dân thì như những cây bị rệp sáp gốc thường lá non sẻ bị 1 vài chấm đen nhỏ tầm 2-3mm, ngọn ngừng phát triển. Khi kiểm tra thì trong vườn xuất hiện nhiều kiến phần sát gốc.
- Rệp hại xuất hiện cuối mùa mưa và nặng nhất từ tháng 12 kéo dài đến khoảng tháng 5 năm sau. Rệp sáp phát sinh phát triển và gây hại mạnh là khi thời tiết có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.
3. Cách thức gây hại của rệp sáp
- Rệp dùng vòi chích hút nhựa cây làm cho cây còi cọc dẫn đến vàng lá, rụng lá, quả, đốt, làm cho cây còi cọc, suy nhược, bị hại nặng có thể làm vườn cây lụi tàn và chết.
- Trên cây: Rệp sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gié bông, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây.
- Dưới gốc: Rệp sáp bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Các loài tuyến trùng, nấm bệnh cũng theo các vết thương xâm nhập gây tác hại trầm trọng hơn. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rệp dùng vòi chích hút nhựa cây làm cho cây còi cọc dẫn đến vàng lá, rụng lá, quả, đốt, làm cho cây còi cọc, suy nhược, bị hại nặng có thể làm vườn cây lụi tàn và chết.
- Trên cây: Rệp sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gié bông, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây.
(Rệp sáp hại gốc rễ) |
4. Biện pháp phòng trừ
- Do triệu chứng rệp sáp gây hại rất giống với hiện tượng vàng sinh lý do thiếu nước hay còi cọc do thiếu phân nên cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện xử lý.
- Trừ đối tượng môi giới là kiến bằng thuốc hóa học.
- Trừ rệp sáp gốc rễ: Thời điểm trừ rệp thích hợp nhất vào tháng 11 và đợt 2 là sau khi thu hoạch xong. Khi rệp mới xuất hiện cần phun trừ cục bộ để tránh lây lan.
- Dưới gốc: Trước khi xử lý thuốc cần phải tưới nước để đất đủ ẩm, thuốc sẽ thấm sâu xuống tầng rễ dưới 30 – 35cm, mới trừ được triệt để rệp sáp.
- Trên cây: Phun thật kỹ vào mặt dưới của lá, toàn bộ thân cành và chùm quả.
- Không sử dụng phân chuồng, vỏ chấu cà phê chưa hoai mục vì chứa rất nhiều trứng rệp sẽ lây lan sang tiêu.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Naled, Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate, Diazinon, Carbofuran, Fenobucarb ...
Nguyễn Lương Thình
- Do triệu chứng rệp sáp gây hại rất giống với hiện tượng vàng sinh lý do thiếu nước hay còi cọc do thiếu phân nên cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện xử lý.
- Trừ đối tượng môi giới là kiến bằng thuốc hóa học.
- Trừ rệp sáp gốc rễ: Thời điểm trừ rệp thích hợp nhất vào tháng 11 và đợt 2 là sau khi thu hoạch xong. Khi rệp mới xuất hiện cần phun trừ cục bộ để tránh lây lan.
- Dưới gốc: Trước khi xử lý thuốc cần phải tưới nước để đất đủ ẩm, thuốc sẽ thấm sâu xuống tầng rễ dưới 30 – 35cm, mới trừ được triệt để rệp sáp.
- Trên cây: Phun thật kỹ vào mặt dưới của lá, toàn bộ thân cành và chùm quả.
- Không sử dụng phân chuồng, vỏ chấu cà phê chưa hoai mục vì chứa rất nhiều trứng rệp sẽ lây lan sang tiêu.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Naled, Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate, Diazinon, Carbofuran, Fenobucarb ...
Nguyễn Lương Thình
0 comments:
Đăng nhận xét