Hình minh hoạ |
Trước tiên cần chú ý vai trò của một số loại phân đối với cây hồ tiêu.
Đạm (N): Giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, nhiều chồi, ra nhiều hoa, kích thước trái to. Thiếu đạm, lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm, lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái.
Lân (P): Giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt. Thiếu lân, cây cằn cỗi ít đậu trái. Lân cần trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.
Kali (K): Giúp cây cứng, chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu K, cây khó hấp thu đạm, rụng hoa. Cây tiêu rất cần kali trong giai đoạn cây non, hạt vào chắc và chín.
Vôi (Ca): Rất cần cho cây tiêu
sử dụng, Ca vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố
phòng, chống bệnh. Hai năm bón thêm 0,5-1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây
phải bón nhiều hơn.
Magiê (Mg): Cây rất
cần vi lượng Mg, do đó phải bổ sung thêm bằng cách tưới Sunfat Mg
(MgS04) 1% (1-2 lít/ gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.
Định kỳ 2-3 tháng phun phân bón lá cho cây tiêu 1 lần.
Phân hữu cơ: Trong
phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây sử dụng, nếu
không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vi lượng. Có thể thay thế
phân hữu cơ truyền thống (các loại phân chuồng) bằng phân hữu cơ vi
sinh, phân hữu cơ sinh học với lượng 2 tấn/ha/năm.
Từ đó phân bổ sử dụng dạng loại và liều lượng phân bón (kg/ha/năm) theo mật độ trồng cây tiêu phổ biến là 2.000 cây/1ha, như sau:
1. Bón phân cho tiêu con: (áp dụng cho tiêu giai đoạn còn nhỏ từ 1 đến 4 năm tuổi – xem biểu đồ).
Có thể pha phân với nước tưới 1-2 tháng/1 lần.
2. Bón phân cho tiêu kinh doanh: với liều lượng 400kg urê+ 300kg lân + 250 kali, chia làm 4 lần bón:
-Lần 1: Sau khi thu hoạch (tháng 4) bón toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4 P + 1/4K (130 kg urê + 100 kg lân + 60kg kali).
-Lần 2: Đầu mùa mưa (tháng 6) bón: 1/3N + 1/4P + 1/4 K (130kg urê + 100kg lân + 60kg kali).
-Lần 3: Giữa mùa mưa (tháng 8) bón: 1/3N + 1/4P + 1/4 K (140kg urê + 100kg lân + 60kg kali).
-Lần 4: Cuối mùa mưa (tháng 10) bón: 1/4P + 1/4K (100kg lân + 70 kg kali).
Kỹ thuật bón: Chú ý, xới cạn 5-10cm quanh gốc tiêu, cách gốc 40-60cm, bón phân xong thì lấp đất ngay.
Tùy đất đai và tình hình sinh trưởng có thể bổ sung thêm cho cây hồ tiêu các
loại chế phẩm sinh học và phân bón lá. (Chất kích thích sinh trưởng,
các loại vitamin, aminoacid, phân NPK +TE theo các tỷ lệ phù hợp cho
từng giai đoạn).
Theo giatieu.com
0 comments:
Đăng nhận xét