Không chờ đến khi EU lên tiếng, trong những năm gần đây, ngành hồ tiêu VN cũng đã chủ động chuyển mạnh sang SX theo hướng hữu cơ, ATTP.
Cách đây chưa lâu, cơ quan chức năng EU có những cáo buộc hồ tiêu VN có dư lượng thuốc trừ sâu và kêu gọi các nhà NK không mua tiêu của ta nữa. Tuy nhiên, khi không NK tiêu của VN thì cũng không dễ để mua tiêu có chất lượng tương tự ở những nước trồng tiêu khác.
Cuối cùng, các nhà nhập khẩu EU lại sớm phải quay lại thị trường VN. Các cơ quan chức năng EU vì thế cũng đã dịu giọng hẳn lại, khi họ không còn kêu gọi các nhà nhập khẩu từ bỏ tiêu VN nữa, thay vào đó là khuyến cáo ta đẩy mạnh SX tiêu theo hướng ATTP.
Không chờ đến khi EU lên tiếng, trong những năm gần đây, ngành hồ tiêu VN cũng đã chủ động chuyển mạnh sang SX theo hướng hữu cơ, ATTP. Bởi ngành hồ tiêu đã nhận thức được rằng yêu cầu đảm bảo ATTP của nhà nhập khẩu, của người tiêu dùng ở các thị trường quan trọng ngày càng khắt khe đối với sản phẩm hồ tiêu.
Họ yêu cầu sản phẩm tiêu phải sạch, được canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng. Đặc biệt thị trường EU đang đòi hỏi chất lượng tiêu ngày càng cao, không dư lượng thuốc trừ sâu, các tiêu chí đảm bảo ATTP ngày càng khắt khe. Điều này cũng đang có dấu hiệu lan sang thị trường Mỹ và các thị trường khác.
Vì thế, theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), kể cả sau này, khi nguồn cung hạt tiêu trên thế giới có thể tăng cao tới mức ngang với nhu cầu và các nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên cho việc mua những sản phẩm tiêu đạt các tiêu chí ATTP, được SX bền vững, thì nếu tiêu VN đáp ứng được những yêu cầu ấy, đầu ra sẽ vẫn tiếp tục rộng mở.
Trong mấy năm qua, VPA đã luôn khuyến cáo bà con nông dân canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ, hạn chế dùng phân, thuốc hóa học... Kết hợp kinh nghiệm của nông dân SX tiêu theo quy trình GAP - IPC, VPA đã biên soạn và phát hành tài liệu “SX hồ tiêu bền vững”, tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến kiến thức, nhân rộng điển hình, khuyến cáo thực hiện quy trình kỹ thuật SX, chế biến, bảo quản, phòng trừ bệnh cho cây tiêu...
Nhờ vậy, đến nay các vùng trồng tiêu đã có nhiều vườn phát triển bền vững cho năng suất cao. Việc canh tác hồ tiêu đang trở thành phong trào chuyển từ tự phát sang áp dụng TBKT theo hướng hữu cơ, bền vững. Hàng trăm hộ đã được cấp chứng chỉ SX theo quy trình GAP. Nhiều vùng đạt trên 5 tấn/ha, thu nhập trên 650 triệu đ/ha/năm, trong đó lợi nhuận trên 450 triệu đ/ha/năm.
Điều đáng mừng là đến thời điểm này, việc phát triển tiêu theo hướng bền vững, ATTP cũng đã được chính quyền nhiều địa phương quan tâm, thúc đẩy thực sự. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, trong gần 3 năm qua, đã triển khai cùng một lúc 4 chương trình về SX hồ tiêu bền vững, chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ, xây dựng thương hiệu và thành lập Hiệp hội Hồ tiêu của tỉnh.
Ở phạm vi cấp xã, nhiều xã nằm trong các cũng trồng tiêu trọng điểm cũng đã chủ động đẩy mạnh phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững. Theo ông Lê Đình Thường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ (Xuân Lộc, Đồng Nai), 10 hộ nông dân ở xã này đang được tập huấn để SX tiêu VietGAP trên diện tích 4 ha. Xã cũng tích cực tuyên truyền nông dân giảm tối đa thuốc trừ sâu, phân hóa học, sử dụng phân chuồng.
Ngoài ra, hầu hết các vườn tiêu ở đây đều đã thực hiện rải lưới trên toàn bộ nền đất vườn, để khi thu hoạch, tiêu có rơi xuống thì cũng không chạm vào đất, qua đó giữ cho hạt tiêu được sạch hơn. Nông dân cũng đã đẩy mạnh sấy tiêu mà không phơi như trước đây nữa, với tỷ lệ sấy đạt khoảng 30%.
Đặc biệt, nhiều DN cũng tích cực bắt tay vào xây dựng vùng nguyên liệu tiêu sạch. Cty KSS đã xây dựng riêng trang trại SX tiêu hữu cơ ở Bình Phước. Trang trại này không sử dụng phân, thuốc hóa học, nhờ đó đã SX ra sản phẩm tiêu đạt các tiêu chuẩn ATTP để XK sang Nhật Bản. Trong vụ tiêu 2014, Cty Nedspice đã cùng với với DN Nhiệt Sinh Thái liên kết với hàng trăm hộ trồng tiêu ở Bình Phước tạo ra vùng nguyên liệu bền vững.
Cách đây chưa lâu, cơ quan chức năng EU có những cáo buộc hồ tiêu VN có dư lượng thuốc trừ sâu và kêu gọi các nhà NK không mua tiêu của ta nữa. Tuy nhiên, khi không NK tiêu của VN thì cũng không dễ để mua tiêu có chất lượng tương tự ở những nước trồng tiêu khác.
Cuối cùng, các nhà nhập khẩu EU lại sớm phải quay lại thị trường VN. Các cơ quan chức năng EU vì thế cũng đã dịu giọng hẳn lại, khi họ không còn kêu gọi các nhà nhập khẩu từ bỏ tiêu VN nữa, thay vào đó là khuyến cáo ta đẩy mạnh SX tiêu theo hướng ATTP.
Một vườn tiêu được trồng theo hướng bền vững ở xã Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai |
Họ yêu cầu sản phẩm tiêu phải sạch, được canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng. Đặc biệt thị trường EU đang đòi hỏi chất lượng tiêu ngày càng cao, không dư lượng thuốc trừ sâu, các tiêu chí đảm bảo ATTP ngày càng khắt khe. Điều này cũng đang có dấu hiệu lan sang thị trường Mỹ và các thị trường khác.
Vì thế, theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), kể cả sau này, khi nguồn cung hạt tiêu trên thế giới có thể tăng cao tới mức ngang với nhu cầu và các nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên cho việc mua những sản phẩm tiêu đạt các tiêu chí ATTP, được SX bền vững, thì nếu tiêu VN đáp ứng được những yêu cầu ấy, đầu ra sẽ vẫn tiếp tục rộng mở.
Trong mấy năm qua, VPA đã luôn khuyến cáo bà con nông dân canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ, hạn chế dùng phân, thuốc hóa học... Kết hợp kinh nghiệm của nông dân SX tiêu theo quy trình GAP - IPC, VPA đã biên soạn và phát hành tài liệu “SX hồ tiêu bền vững”, tổ chức hội thảo, tập huấn phổ biến kiến thức, nhân rộng điển hình, khuyến cáo thực hiện quy trình kỹ thuật SX, chế biến, bảo quản, phòng trừ bệnh cho cây tiêu...
Nỗ lực SX tiêu theo hướng ATTP ở nhiều địa phương đã đem tới những kết quả tích cực. Theo ông Đỗ Hà Nam, vừa qua các Cty nước ngoài đến huyện Xuân Lộc lấy 8 mẫu tiêu đem kiểm tra thì cả 8 mẫu đều không có dư lượng thuốc BVTV.
Thông tin từ ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) còn ấn tượng hơn khi khách hàng nước ngoài kiểm tra 20 mẫu tiêu ở Chư Sê, tất cả đều không có dư lượng thuốc BVTV.
Nhờ vậy, đến nay các vùng trồng tiêu đã có nhiều vườn phát triển bền vững cho năng suất cao. Việc canh tác hồ tiêu đang trở thành phong trào chuyển từ tự phát sang áp dụng TBKT theo hướng hữu cơ, bền vững. Hàng trăm hộ đã được cấp chứng chỉ SX theo quy trình GAP. Nhiều vùng đạt trên 5 tấn/ha, thu nhập trên 650 triệu đ/ha/năm, trong đó lợi nhuận trên 450 triệu đ/ha/năm.
Điều đáng mừng là đến thời điểm này, việc phát triển tiêu theo hướng bền vững, ATTP cũng đã được chính quyền nhiều địa phương quan tâm, thúc đẩy thực sự. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, trong gần 3 năm qua, đã triển khai cùng một lúc 4 chương trình về SX hồ tiêu bền vững, chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ, xây dựng thương hiệu và thành lập Hiệp hội Hồ tiêu của tỉnh.
Ở phạm vi cấp xã, nhiều xã nằm trong các cũng trồng tiêu trọng điểm cũng đã chủ động đẩy mạnh phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững. Theo ông Lê Đình Thường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ (Xuân Lộc, Đồng Nai), 10 hộ nông dân ở xã này đang được tập huấn để SX tiêu VietGAP trên diện tích 4 ha. Xã cũng tích cực tuyên truyền nông dân giảm tối đa thuốc trừ sâu, phân hóa học, sử dụng phân chuồng.
Ngoài ra, hầu hết các vườn tiêu ở đây đều đã thực hiện rải lưới trên toàn bộ nền đất vườn, để khi thu hoạch, tiêu có rơi xuống thì cũng không chạm vào đất, qua đó giữ cho hạt tiêu được sạch hơn. Nông dân cũng đã đẩy mạnh sấy tiêu mà không phơi như trước đây nữa, với tỷ lệ sấy đạt khoảng 30%.
Đặc biệt, nhiều DN cũng tích cực bắt tay vào xây dựng vùng nguyên liệu tiêu sạch. Cty KSS đã xây dựng riêng trang trại SX tiêu hữu cơ ở Bình Phước. Trang trại này không sử dụng phân, thuốc hóa học, nhờ đó đã SX ra sản phẩm tiêu đạt các tiêu chuẩn ATTP để XK sang Nhật Bản. Trong vụ tiêu 2014, Cty Nedspice đã cùng với với DN Nhiệt Sinh Thái liên kết với hàng trăm hộ trồng tiêu ở Bình Phước tạo ra vùng nguyên liệu bền vững.
Theo nongnghiep.vn
0 comments:
Đăng nhận xét