Trồng tiêu không chỉ làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn, mà còn mở ra một hướng sản xuất bền vững.
Vụ thu hoạch tiêu năm nay, bà con nông dân huyện Chư Quynh, tỉnh Đăk Lăk rất phấn khởi vì tiêu được mùa, giá vẫn ở mức cao và khá ổn định. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu đã có nguồn thu hàng tỷ đồng.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, người trồng tiêu ở huyện Chư Quynh có được niềm vui được mùa, được giá. Ông Văn Ngọc Dũng, ở thôn 14, xã Ea Ning không dấu được niềm vui này, khi 1 ha tiêu của gia đình, với 1.100 gốc, đã cho sản lượng gần 5 tấn. Trừ chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng, thuê nhân công hái hết khoảng 20 triệu đồng, gia đình ông thu lãi gần 450 triệu đồng. Nhờ cây tiêu được mùa, giá cao, gia đình ông Dũng đã xây được nhà, mua được ô tô.
Dọc trục đường nối các thôn của xã Ea Ning, rất nhiều căn nhà xây mới ẩn hiện trong vườn tiêu trĩu quả. Trên sân phơi trước nhà, phơi đầy tiêu chín, những hạt tiêu đen óng ánh trong nắng trưa.
Bà Lê Thị Hằng ở thôn 24 cho biết, gia đình hái gần xong vườn tiêu hơn 8 sào, đã thu chừng 3 tấn tiêu khô, năng suất 1 sào ước đạt 4 tạ rưỡi: “Năm nay được mùa hơn mấy năm trước, trái nhiều, giá thì 120.000-130.000/kg. Mỗi năm được 3-4 tấn thì tái đầu tư tiêu, rồi phát triển chăn nuôi.”
Năm 2007 diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Quynh có khoảng 910 ha. Đến đầu năm nay, diện tích này đã tăng lên gần 1.800 ha, trong đó có hơn 1600 ha đã cho thu hoạch, sản lượng đạt xấp xỉ 5.500 tấn tiêu khô.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư Quynh, sự ổn định về diện tích, năng suất và chất lượng hồ tiêu vùng đất này đang là tiền đề vững chắc cho sự ra đời của thương hiêu “Tiêu Chư Quynh” mà chính quyền, ngành chức năng và người dân nơi đây mong đợi.
“Chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu hồ tiêu này nhằm quảng bá về hồ tiêu Chư Quynh, để khẳng định được sản lượng, chất lượng hồ tiêu Chư Quynh, giúp người nông dân tiêu thụ trên diện rộng, đồng thời là nguồn động viên khích lệ người trồng tiêu vừa sản xuất, vừa bảo tồn, bảo vệ diện tích, sản lượng ổn định trong phát triển kinh tế. Ý tưởng này chúng tôi đã được chấp nhận và chứng nhận trong năm 2014.”, ông Khôi chia sẻ.
Nhờ cây tiêu, thu nhập bình quân ở nhiều xã trong huyện Chư Quynh tăng nhanh; thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn và đang góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu nông thôn mới. Thương hiệu hồ tiêu riêng của huyện cũng đang được xây dựng từ gốc, bằng chính sự chăm chút của mỗi nông dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch Hội nông dân xã Ea Ning, cho biết, hội nông dân thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh của cây tiêu trên địa bàn, đồng thời kịp thời hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, nhất là các vườn cây đang kinh doanh. Qua đó để nông dân vừa kết hợp kinh nghiệm của họ, vừa kết hợp khoa học kỹ thuật, có thể kéo dài tuổi thọ vườn cây, giảm bệnh, tránh tình trạng tiêu chết hàng loạt như ở các vùng../
Vụ thu hoạch tiêu năm nay, bà con nông dân huyện Chư Quynh, tỉnh Đăk Lăk rất phấn khởi vì tiêu được mùa, giá vẫn ở mức cao và khá ổn định. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu đã có nguồn thu hàng tỷ đồng.
Trồng tiêu đã giúp cuộc sống của bà con huyện Chư Quynh sung túc hơn. (Ảnh: KT) |
Dọc trục đường nối các thôn của xã Ea Ning, rất nhiều căn nhà xây mới ẩn hiện trong vườn tiêu trĩu quả. Trên sân phơi trước nhà, phơi đầy tiêu chín, những hạt tiêu đen óng ánh trong nắng trưa.
Bà Lê Thị Hằng ở thôn 24 cho biết, gia đình hái gần xong vườn tiêu hơn 8 sào, đã thu chừng 3 tấn tiêu khô, năng suất 1 sào ước đạt 4 tạ rưỡi: “Năm nay được mùa hơn mấy năm trước, trái nhiều, giá thì 120.000-130.000/kg. Mỗi năm được 3-4 tấn thì tái đầu tư tiêu, rồi phát triển chăn nuôi.”
Năm 2007 diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Quynh có khoảng 910 ha. Đến đầu năm nay, diện tích này đã tăng lên gần 1.800 ha, trong đó có hơn 1600 ha đã cho thu hoạch, sản lượng đạt xấp xỉ 5.500 tấn tiêu khô.
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư Quynh, sự ổn định về diện tích, năng suất và chất lượng hồ tiêu vùng đất này đang là tiền đề vững chắc cho sự ra đời của thương hiêu “Tiêu Chư Quynh” mà chính quyền, ngành chức năng và người dân nơi đây mong đợi.
“Chúng tôi sẽ xây dựng thương hiệu hồ tiêu này nhằm quảng bá về hồ tiêu Chư Quynh, để khẳng định được sản lượng, chất lượng hồ tiêu Chư Quynh, giúp người nông dân tiêu thụ trên diện rộng, đồng thời là nguồn động viên khích lệ người trồng tiêu vừa sản xuất, vừa bảo tồn, bảo vệ diện tích, sản lượng ổn định trong phát triển kinh tế. Ý tưởng này chúng tôi đã được chấp nhận và chứng nhận trong năm 2014.”, ông Khôi chia sẻ.
Nhờ cây tiêu, thu nhập bình quân ở nhiều xã trong huyện Chư Quynh tăng nhanh; thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn và đang góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu nông thôn mới. Thương hiệu hồ tiêu riêng của huyện cũng đang được xây dựng từ gốc, bằng chính sự chăm chút của mỗi nông dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch Hội nông dân xã Ea Ning, cho biết, hội nông dân thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh của cây tiêu trên địa bàn, đồng thời kịp thời hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, nhất là các vườn cây đang kinh doanh. Qua đó để nông dân vừa kết hợp kinh nghiệm của họ, vừa kết hợp khoa học kỹ thuật, có thể kéo dài tuổi thọ vườn cây, giảm bệnh, tránh tình trạng tiêu chết hàng loạt như ở các vùng../
Theo Thế Thắng/VOV - Tây Nguyên
Ước gì có một vườn tiêu
Trả lờiXóa