Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk đã có 1.494 ha hồ tiêu bị khô hạn, thiếu nước tưới làm giảm năng suất hoặc mất trắng gây thiệt hại lớn cho đồng bào dân tộc.
Diện tích hồ tiêu bị khô hạn, thiếu nước tưới tập trung nhiều nhất là huyện Ea H’Leo, có trên 512 ha. Tiếp đến là các huyện Krông Ana, Cư Kuin, Krông Năng. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Đăk Lăk có diện tích hồ tiêu bị khô hạn thiếu nước tưới xảy ra trên diện rộng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Lân ở thôn 1, xã Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo) đã tự ý phá bỏ 2 ha điều, vườn tạp chuyển sang trồng hồ tiêu và đầu tư xây dựng một giếng đào, một giếng khoan để lấy nước tưới cho vườn tiêu. Qua gần 5 năm, vườn tiêu của anh Lân mỗi năm cho từ 5-7 tấn tiêu hạt khô và sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Lân lãi từ 400-600 triệu đồng. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hai giếng nhà anh Lân hiện có đã không có nước. Gia đình đã khoan thêm 2 giếng khoan nữa nhưng cũng không có nguồn nước khiến cho vườn tiêu chết khô dần.
Còn gia đình anh Võ Hùng cũng ở xã Ea H’Leo thấy nhiều gia đình trồng hồ tiêu giàu lên nhanh cũng chuyển 1 ha đất vườn điều sang trồng tiêu. Thế nhưng, vườn tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản gặp nắng hạn, thiếu nước tưới cũng đang chết khô dần…
Theo các gia đình trồng tiêu ở huyện Ea H’Leo, vốn đầu tư trồng hồ tiêu khá lớn, từ 400 triệu đồng trở lên cho 1 ha, gồm cải tạo đất, đào hố, trụ đến tiêu giống, phân bón lót… Việc khô hạn, thiếu nước tưới để vườn tiêu chết khô dẫn đến thiệt hại về kinh tế khá lớn cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk, trong vài năm trở lại đây giá tiêu tăng cao, có lúc tăng đến 200.000 đồng/kg nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ồ ạt tự phát mở rộng diện tích cây hồ tiêu. Thậm chí, đồng bào đưa cây hồ tiêu vào trồng ở những vùng đất không thuận lợi, không chủ động nguồn nước, sử dụng giống không rõ nguồn gốc… Qua kiểm tra bước đầu tại các vùng tiêu bị khô hạn cho thấy, phần lớn diện tích hồ tiêu đều trồng ở những những nơi không chủ động được nguồn nước, toàn bộ các vườn tiêu đều sử dụng nước từ giếng đào, giếng khoan…
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đăk Lăk mới định hình được 6.000 ha cây hồ tiêu ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước tưới thuận lợi nhưng hiện nay, diện tích cây hồ tiêu của tỉnh Đăk Lăk đã tăng lên 21.440 ha. Đây cũng là địa phương có diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên./.
Diện tích hồ tiêu bị khô hạn, thiếu nước tưới tập trung nhiều nhất là huyện Ea H’Leo, có trên 512 ha. Tiếp đến là các huyện Krông Ana, Cư Kuin, Krông Năng. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Đăk Lăk có diện tích hồ tiêu bị khô hạn thiếu nước tưới xảy ra trên diện rộng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Lân ở thôn 1, xã Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo) đã tự ý phá bỏ 2 ha điều, vườn tạp chuyển sang trồng hồ tiêu và đầu tư xây dựng một giếng đào, một giếng khoan để lấy nước tưới cho vườn tiêu. Qua gần 5 năm, vườn tiêu của anh Lân mỗi năm cho từ 5-7 tấn tiêu hạt khô và sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Lân lãi từ 400-600 triệu đồng. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hai giếng nhà anh Lân hiện có đã không có nước. Gia đình đã khoan thêm 2 giếng khoan nữa nhưng cũng không có nguồn nước khiến cho vườn tiêu chết khô dần.
Còn gia đình anh Võ Hùng cũng ở xã Ea H’Leo thấy nhiều gia đình trồng hồ tiêu giàu lên nhanh cũng chuyển 1 ha đất vườn điều sang trồng tiêu. Thế nhưng, vườn tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản gặp nắng hạn, thiếu nước tưới cũng đang chết khô dần…
Theo các gia đình trồng tiêu ở huyện Ea H’Leo, vốn đầu tư trồng hồ tiêu khá lớn, từ 400 triệu đồng trở lên cho 1 ha, gồm cải tạo đất, đào hố, trụ đến tiêu giống, phân bón lót… Việc khô hạn, thiếu nước tưới để vườn tiêu chết khô dẫn đến thiệt hại về kinh tế khá lớn cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk, trong vài năm trở lại đây giá tiêu tăng cao, có lúc tăng đến 200.000 đồng/kg nên đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ồ ạt tự phát mở rộng diện tích cây hồ tiêu. Thậm chí, đồng bào đưa cây hồ tiêu vào trồng ở những vùng đất không thuận lợi, không chủ động nguồn nước, sử dụng giống không rõ nguồn gốc… Qua kiểm tra bước đầu tại các vùng tiêu bị khô hạn cho thấy, phần lớn diện tích hồ tiêu đều trồng ở những những nơi không chủ động được nguồn nước, toàn bộ các vườn tiêu đều sử dụng nước từ giếng đào, giếng khoan…
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Đăk Lăk mới định hình được 6.000 ha cây hồ tiêu ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước tưới thuận lợi nhưng hiện nay, diện tích cây hồ tiêu của tỉnh Đăk Lăk đã tăng lên 21.440 ha. Đây cũng là địa phương có diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên./.
Quang Huy/TTXVN
0 comments:
Đăng nhận xét