Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu hồ tiêu trên toàn cầu. Hiện Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đến hơn 100 thị trường khác nhau.
Sản lượng giảm, giá trị tăng
Hiện diện tích hồ tiêu cả nước trên 60.000ha, chiếm gần 10% diện tích hồ tiêu toàn cầu. Trong đó, diện tích trồng hồ tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Năm 2015, mặc dù do ảnh hưởng tiêu cực từ tác động biến đổi khí hậu khiến sản lượng hồ tiêu Việt Nam giảm đáng kể.
Tuy nhiên, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của cả nước khoảng gần 130.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,24 tỷ USD, sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; và chiếm đến trên 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu.
Trong những năm gần đây, hồ tiêu Việt Nam liên tục được giá, giá trị xuất khẩu bình quân tính khoảng 9.528 USD/tấn. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2015, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm so với năm 2014, song kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể nhờ giá mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu hồ tiêu trên toàn cầu. Hiện Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đến hơn 100 thị trường khác nhau.
Vì vậy, hồ tiêu Việt Nam đang giữ vai trò chi phối ngành hàng này trên thế giới. Điều này lý giải tại sao mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm trong năm 2015, song trong những thời điểm khác nhau đối với cung cầu thị trường thế giới nên giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn được giữ ổn định ở mức trung bình 180.000-200.000 đồng/kg từ năm 2007.
Đầu tư vốn hiệu quả cao
Điều này đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nông dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên. Giám đốc Agribank Chư Pưh Lưu Minh Hùng cho biết, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân như được “chắp thêm cánh”. Nay đâu đâu cũng gặp triệu phú, tỷ phú “chân đất”. Giàu lên từ nông nghiệp, đặt biệt là các hộ nông dân trồng hồ tiêu giàu lên rất nhanh.
Giám đốc Hùng cho hay, đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng tại huyện Chư Pưh – thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên - có tổng diện tích trên 2.300ha. Đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương. Dưới góc nhìn ngân hàng, Giám đốc Lưu Minh Hùng đánh giá, hiện tổng dư nợ cho vay của chi nhánh trên 481 tỷ đồng, nhưng dư nợ cho vay đầu tư trồng và chăm sóc cây tiêu chiếm đến trên 70% tổng dư nợ.
Nhưng xét về chất lượng tín dụng của Agribank Chư Pưh hiện đang rất tốt, nợ xấu chỉ dưới 0,3% trên tổng dư nợ. Nhưng số nợ xấu của chi nhánh không phải xuất phát từ việc cho hộ dân vay trồng tiêu mà đây là số nợ xấu tồn đọng từ việc cho vay trồng cao su tiểu điền theo chủ trương chung của địa phương, do giá cao su xuống thấp người dân không cạo mủ nên dẫn đến việc chưa trả nợ.
Với những lý giải của ông Lưu Minh Hùng cho thấy, việc đầu tư vốn cho cây hồ tiêu mang lại hiệu quả rất cao. Điều này đồng nghĩa, các hộ dân trồng tiêu vẫn đang “ăn nên, làm ra” với cây hồ tiêu.
Giám đốc Hùng khẳng định, có thể nói đến thời điểm hiện tại chưa có hộ dân nào trồng tiêu trên địa bàn thất bại vì tiêu chết cả, làm mất vốn vay... Bởi giá tiêu liên tục ở mức cao trong 7 năm qua, những vườn tiêu bị chết là bà con nông dân đã thu hồi vốn đầu tư và có lãi từ lâu, đến thời kỳ già cỗi thì cây tiêu chết là chuyện bình thường đối với vòng đời của một loại cây trồng nên không tác động nhiều điều đời sống kinh tế của người dân nơi đây.
Thực tế cho thấy, cây hồ tiêu thực sự mang lại sự đổi đời cho bà con nông dân khu vực Tây Nguyên. Để có được điều đó cũng chính nhờ sự mạnh dạn đầu tư vốn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, giúp người nông dân nắm bắt kịp thời cơ hội làm ăn.
Đứng trước vườn tiêu hơn 5.000 trụ đang phát triển xanh mượt (cả một gia sản hơn chục tỷ đồng), hứa hẹn một vụ mùa bội thu cho niên vụ tới, ông Ngô Kim Anh, xã Ia Phang, Chư Pưh phấn khởi cho biết, trước đây gia đình nghèo lắm vì không có vốn làm ăn nên đầu tư nhỏ lẻ, năm được năm mất.
Nhưng từ khi được vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, rồi dần dà khá lên. Có của ăn của để và thoát khỏi cuộc sống tạm bợ... Niên vụ 2015 - 2016 này, giá ổn định trên 180.000 đồng/kg, với 5.000 trụ tiêu ăn chắc hơn 2 tỷ đồng. Gần đây, nhờ giá tiêu liên tục tăng nên bà con ở địa phương giàu lên rất nhiều.
Sản lượng giảm, giá trị tăng
Hiện diện tích hồ tiêu cả nước trên 60.000ha, chiếm gần 10% diện tích hồ tiêu toàn cầu. Trong đó, diện tích trồng hồ tiêu tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên. Năm 2015, mặc dù do ảnh hưởng tiêu cực từ tác động biến đổi khí hậu khiến sản lượng hồ tiêu Việt Nam giảm đáng kể.
Tuy nhiên, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của cả nước khoảng gần 130.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,24 tỷ USD, sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; và chiếm đến trên 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu.
Nhiều hộ nông dân ở Chư Pưh đổi đời nhờ hồ tiêu |
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục chiếm lĩnh thị trường sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu hồ tiêu trên toàn cầu. Hiện Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đến hơn 100 thị trường khác nhau.
Vì vậy, hồ tiêu Việt Nam đang giữ vai trò chi phối ngành hàng này trên thế giới. Điều này lý giải tại sao mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm trong năm 2015, song trong những thời điểm khác nhau đối với cung cầu thị trường thế giới nên giá hồ tiêu Việt Nam vẫn luôn được giữ ổn định ở mức trung bình 180.000-200.000 đồng/kg từ năm 2007.
Đầu tư vốn hiệu quả cao
Điều này đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nông dân trồng tiêu tại khu vực Tây Nguyên. Giám đốc Agribank Chư Pưh Lưu Minh Hùng cho biết, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân như được “chắp thêm cánh”. Nay đâu đâu cũng gặp triệu phú, tỷ phú “chân đất”. Giàu lên từ nông nghiệp, đặt biệt là các hộ nông dân trồng hồ tiêu giàu lên rất nhanh.
Giám đốc Hùng cho hay, đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng tại huyện Chư Pưh – thủ phủ hồ tiêu của Tây Nguyên - có tổng diện tích trên 2.300ha. Đây là loại cây trồng chủ lực của địa phương. Dưới góc nhìn ngân hàng, Giám đốc Lưu Minh Hùng đánh giá, hiện tổng dư nợ cho vay của chi nhánh trên 481 tỷ đồng, nhưng dư nợ cho vay đầu tư trồng và chăm sóc cây tiêu chiếm đến trên 70% tổng dư nợ.
Nhưng xét về chất lượng tín dụng của Agribank Chư Pưh hiện đang rất tốt, nợ xấu chỉ dưới 0,3% trên tổng dư nợ. Nhưng số nợ xấu của chi nhánh không phải xuất phát từ việc cho hộ dân vay trồng tiêu mà đây là số nợ xấu tồn đọng từ việc cho vay trồng cao su tiểu điền theo chủ trương chung của địa phương, do giá cao su xuống thấp người dân không cạo mủ nên dẫn đến việc chưa trả nợ.
Với những lý giải của ông Lưu Minh Hùng cho thấy, việc đầu tư vốn cho cây hồ tiêu mang lại hiệu quả rất cao. Điều này đồng nghĩa, các hộ dân trồng tiêu vẫn đang “ăn nên, làm ra” với cây hồ tiêu.
Giám đốc Hùng khẳng định, có thể nói đến thời điểm hiện tại chưa có hộ dân nào trồng tiêu trên địa bàn thất bại vì tiêu chết cả, làm mất vốn vay... Bởi giá tiêu liên tục ở mức cao trong 7 năm qua, những vườn tiêu bị chết là bà con nông dân đã thu hồi vốn đầu tư và có lãi từ lâu, đến thời kỳ già cỗi thì cây tiêu chết là chuyện bình thường đối với vòng đời của một loại cây trồng nên không tác động nhiều điều đời sống kinh tế của người dân nơi đây.
Thực tế cho thấy, cây hồ tiêu thực sự mang lại sự đổi đời cho bà con nông dân khu vực Tây Nguyên. Để có được điều đó cũng chính nhờ sự mạnh dạn đầu tư vốn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, giúp người nông dân nắm bắt kịp thời cơ hội làm ăn.
Đứng trước vườn tiêu hơn 5.000 trụ đang phát triển xanh mượt (cả một gia sản hơn chục tỷ đồng), hứa hẹn một vụ mùa bội thu cho niên vụ tới, ông Ngô Kim Anh, xã Ia Phang, Chư Pưh phấn khởi cho biết, trước đây gia đình nghèo lắm vì không có vốn làm ăn nên đầu tư nhỏ lẻ, năm được năm mất.
Nhưng từ khi được vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, rồi dần dà khá lên. Có của ăn của để và thoát khỏi cuộc sống tạm bợ... Niên vụ 2015 - 2016 này, giá ổn định trên 180.000 đồng/kg, với 5.000 trụ tiêu ăn chắc hơn 2 tỷ đồng. Gần đây, nhờ giá tiêu liên tục tăng nên bà con ở địa phương giàu lên rất nhiều.
Công Thái
Theo thoibaonganhang.vn
0 comments:
Đăng nhận xét