Theo thống kê mới đây của Sở Nông nghiệp- PTNT thì đến tháng 2/2016, diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đã lên tới con số 17.188 ha, vượt xa kế hoạch đến năm 2025 chỉ dừng lại ở mức 12.951 ha.
Quyết định số 230/QĐ-SNN ngày 17/6/2015 của Sở Nông nghiệp–PTNT về việc ban hành kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì cây hồ tiêu được xem là cây trồng tạo hàng hóa xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh.
Tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển hồ tiêu ở quy mô vườn gia đình, trang trại nông lâm kết hợp và chú trọng hướng dẫn nông dân trồng bằng cây trụ sống hoặc xây trụ bê tông, gạch. Đến năm 2020, tỉnh ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 14.907 ha, sản lượng đạt 40.873 tấn. Đến năm 2025, diện tích hồ tiêu trên toàn tỉnh còn 12.951 ha, sản lượng 44.045 tấn. Hồ tiêu được bố trí trồng nhiều ở các huyện Đắk R’lấp, Đắk Song, Chư Jút.
Diện tích hồ tiêu tăng nhanh có nhiều lý do. Trước hết do hồ tiêu đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân phát triển một cách nhanh chóng. Việc chặt phá cà phê, cao su, điều mà không bảo đảm thời gian luân canh với cây trồng khác là nguyên nhân chính gây bệnh cho những vườn tiêu trong những năm trồng mới.
Trong khi đó, tỉnh chưa có một chế tài đủ mạnh có thể ngăn cấm không cho phát triển hồ tiêu mà chỉ dừng ở mức độ vận động, tuyên truyền. Nông dân thì thiếu vốn nên có tâm lý tranh thủ giá tiêu đang cao, chỉ cần trồng và thu hoạch 2-3 vụ là được nên tận dụng trụ tạm, giống không chất lượng dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến khuyến cáo về áp dụng kỹ thuật trồng hồ tiêu bền vững của cơ quan chuyên môn…
Ngoài ra, hiện tại, vấn đề nghiên cứu và sản xuất giống hồ tiêu ở địa phương đang bỏ ngỏ, chủ yếu do người dân tự sản xuất để gia đình trồng nhưng do trồng ồ ạt nên nhiều người đã mua giống từ các tỉnh khác không rõ nguồn gốc.
Theo số liệu của Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã thì trong năm 2015, diện tích hồ tiêu bị chết chủ yếu do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm khoảng 110 ha, ngoài ra còn có bệnh vàng lá chết chậm và bệnh xoăn đọt do vi rút. Một số vùng trồng mới ở các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Tuy Đức hồ tiêu bị bệnh chủ yếu là do người trồng sử dụng lại trụ của những vườn đã bị bệnh trước đó để trồng lại hoặc do giống đã ủ bệnh. Đối với những vùng đất trồng hồ tiêu tập trung lâu năm như Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Mil, hồ tiêu bị chết do trong đất tích lũy nhiều nguồn nấm và tuyến trùng, rệp sáp hại rễ.
Từ những mối đe dọa của việc diện tích hồ tiêu tăng cao, vượt tầm kiểm soát của các ngành, chính quyền địa phương, rõ ràng đang cần những giải pháp hữu hiệu và đủ mạnh để phát triển hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bền vững.
Một hộ dân ở xã Nâm N’Jang (Đắk Song) xót xa trước vườn hồ tiêu bị chết rụi |
Tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển hồ tiêu ở quy mô vườn gia đình, trang trại nông lâm kết hợp và chú trọng hướng dẫn nông dân trồng bằng cây trụ sống hoặc xây trụ bê tông, gạch. Đến năm 2020, tỉnh ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 14.907 ha, sản lượng đạt 40.873 tấn. Đến năm 2025, diện tích hồ tiêu trên toàn tỉnh còn 12.951 ha, sản lượng 44.045 tấn. Hồ tiêu được bố trí trồng nhiều ở các huyện Đắk R’lấp, Đắk Song, Chư Jút.
Diện tích hồ tiêu tăng nhanh có nhiều lý do. Trước hết do hồ tiêu đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân phát triển một cách nhanh chóng. Việc chặt phá cà phê, cao su, điều mà không bảo đảm thời gian luân canh với cây trồng khác là nguyên nhân chính gây bệnh cho những vườn tiêu trong những năm trồng mới.
Trong khi đó, tỉnh chưa có một chế tài đủ mạnh có thể ngăn cấm không cho phát triển hồ tiêu mà chỉ dừng ở mức độ vận động, tuyên truyền. Nông dân thì thiếu vốn nên có tâm lý tranh thủ giá tiêu đang cao, chỉ cần trồng và thu hoạch 2-3 vụ là được nên tận dụng trụ tạm, giống không chất lượng dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến khuyến cáo về áp dụng kỹ thuật trồng hồ tiêu bền vững của cơ quan chuyên môn…
Ngoài ra, hiện tại, vấn đề nghiên cứu và sản xuất giống hồ tiêu ở địa phương đang bỏ ngỏ, chủ yếu do người dân tự sản xuất để gia đình trồng nhưng do trồng ồ ạt nên nhiều người đã mua giống từ các tỉnh khác không rõ nguồn gốc.
Người dân thiếu vốn và thiết hiểu biết về kỹ thuật nên lấy cây tre, nứa làm trụ để trồng hồ tiêu |
Từ những mối đe dọa của việc diện tích hồ tiêu tăng cao, vượt tầm kiểm soát của các ngành, chính quyền địa phương, rõ ràng đang cần những giải pháp hữu hiệu và đủ mạnh để phát triển hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bền vững.
Bài, ảnh: Thanh Nga
Theo www.baodaknong.org.vn
0 comments:
Đăng nhận xét