7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu chỉ đạt 104 nghìn tấn với giá trị 978 triệu USD.
Mặc dù tính chung xuất khẩu tiêu giảm cả lượng và giá trị, tuy nhiên suốt từ đầu năm đến nay, giá tiêu xuất khẩu vẫn luôn ở mức cao. Tính bình quân 7 tháng đầu năm giá xuất khẩu đạt 9.373 USD/tấn, tăng 28,11% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hòa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 38,86% thị phần.
Theo bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA): Năm nay, giá xuất khẩu tiêu luôn ở mức cao nhưng hàng xuất khẩu đi bị trả về nhiều hơn hẳn những năm trước, đặc biệt là ở những thị trường “khó tính” như EU, Nhật Bản.
Nguyên nhân là bởi hàng xuất đi không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Trong quá trình thu hoạch và trữ tiêu, nông dân đã sử dụng chất Carbendazim để trữ tiêu và trừ nấm.
Bên cạnh đó, tiêu được thu mua qua hệ thống thương lái từ các hộ nhỏ dẫn tới tình trạng tiêu sạch và tiêu bẩn trộn lẫn nhau rồi đem bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu khiến chất lượng tiêu không đảm bảo.
Ngoài ra, khó khăn doanh nghiệp gặp phải vẫn là vấn đề thiếu phòng kiểm định chất lượng tiêu có thể đáp ứng yêu cầu. Hiện nay các phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể phân tích được 543 chỉ tiêu để kiểm soát hàng hoá nông sản liên quan đến xuất khẩu, trong đó có hồ tiêu nhưng các phòng kiểm định trong nước chỉ phân tích được chưa đến 200 chỉ tiêu.
Vì vậy, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu tiêu sang các thị trường “khó tính” thường phải gửi mẫu xuất khẩu ra nước ngoài trước 2 tuần để kiểm định với chi phí không hề nhỏ.
Để giải quyết vấn đề này, VPA đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét đầu tư xây dựng đơn vị kiểm định chất lượng của Nhà nước có năng lực phân tích mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế (phân tích được 543 chỉ tiêu) để kiểm soát hàng hoá nông sản liên quan đến xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận, giúp DN giảm chi phí và thời gian, đồng thời giúp kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Hình thức đầu tư có thể từ nguồn ngân sách hoặc bằng hình thức góp vốn, xã hội hoá đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu chỉ đạt 104 nghìn tấn với giá trị 978 triệu USD.
Mặc dù tính chung xuất khẩu tiêu giảm cả lượng và giá trị, tuy nhiên suốt từ đầu năm đến nay, giá tiêu xuất khẩu vẫn luôn ở mức cao. Tính bình quân 7 tháng đầu năm giá xuất khẩu đạt 9.373 USD/tấn, tăng 28,11% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hòa Kỳ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 38,86% thị phần.
Theo bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA): Năm nay, giá xuất khẩu tiêu luôn ở mức cao nhưng hàng xuất khẩu đi bị trả về nhiều hơn hẳn những năm trước, đặc biệt là ở những thị trường “khó tính” như EU, Nhật Bản.
Nguyên nhân là bởi hàng xuất đi không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Trong quá trình thu hoạch và trữ tiêu, nông dân đã sử dụng chất Carbendazim để trữ tiêu và trừ nấm.
Bên cạnh đó, tiêu được thu mua qua hệ thống thương lái từ các hộ nhỏ dẫn tới tình trạng tiêu sạch và tiêu bẩn trộn lẫn nhau rồi đem bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu khiến chất lượng tiêu không đảm bảo.
Ngoài ra, khó khăn doanh nghiệp gặp phải vẫn là vấn đề thiếu phòng kiểm định chất lượng tiêu có thể đáp ứng yêu cầu. Hiện nay các phòng kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể phân tích được 543 chỉ tiêu để kiểm soát hàng hoá nông sản liên quan đến xuất khẩu, trong đó có hồ tiêu nhưng các phòng kiểm định trong nước chỉ phân tích được chưa đến 200 chỉ tiêu.
Vì vậy, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu tiêu sang các thị trường “khó tính” thường phải gửi mẫu xuất khẩu ra nước ngoài trước 2 tuần để kiểm định với chi phí không hề nhỏ.
Để giải quyết vấn đề này, VPA đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét đầu tư xây dựng đơn vị kiểm định chất lượng của Nhà nước có năng lực phân tích mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế (phân tích được 543 chỉ tiêu) để kiểm soát hàng hoá nông sản liên quan đến xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận, giúp DN giảm chi phí và thời gian, đồng thời giúp kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Hình thức đầu tư có thể từ nguồn ngân sách hoặc bằng hình thức góp vốn, xã hội hoá đầu tư.
Thanh Nguyễn
Theo Haiquan Online
0 comments:
Đăng nhận xét