Các tỉnh Tây Nguyên, gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng là vùng trọng điểm sản xuất cà phê, hồ tiêu của cả nước - hai sản phẩm chủ lực đã tạo dựng được danh tiếng trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nhà quản lý vẫn chưa xây dựng được thương hiệu chung về cà phê và hồ tiêu Tây Nguyên.
Tại hội thảo “Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên” được tổ chức mới đây tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đều cho rằng các tỉnh Tây Nguyên cần sớm xây dựng thương hiệu chung cho cà phê, hồ tiêu để tăng giá trị gia tăng, đồng thời sử dụng thương hiệu chung này làm công cụ để quản lý diện tích, quy hoạch vùng nguyên liệu và liên kết vùng.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, Tây Nguyên chỉ mới có chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chứng nhận này cũng chỉ mới cấp cho hạt cà phê chứ không phải cho chung cà phê chế biến.
Việc khai thác giá trị thương mại của chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột này kém hiệu quả vì chỉ mới một phần diện tích, chủ yếu là cà phê Buôn Ma Thuột và một vài huyện của tỉnh Đắk Lắk được cấp quyền sử dụng chứng nhận chỉ dẫn địa lý, số lượng cơ sở đăng ký sử dụng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý còn quá ít.
Chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) ít có giá trị thương mại quốc tế do nhiều nước không chấp nhận loại nhãn hiệu này. Trong khi đó, trên thực tế, hai sản phẩm cà phê và hồ tiêu Tây Nguyên đã khá nổi tiếng trên thế giới.
Hiện nay, Tây Nguyên có trên 573.400 ha cà phê, chiếm trên 89% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 1,2 đến trên 1,3 triệu tấn cà phê nhân, chiếm trên 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Hồ tiêu có diện tích trên 43.955 ha, chiếm gần 52% diện tích của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 80.000 tấn trở lên, chiếm gần 55% sản lượng tiêu xuất khẩu của cả nước.
Cà phê và hồ tiêu của vùng Tây Nguyên tuy nổi tiếng về chất lượng và năng suất nhưng do mới được xuất khẩu chủ yếu ở dạng hạt thô và chưa có thương hiệu nên giá trị gia tăng còn thấp.
Trong mấy năm qua, các nông hộ sản xuất cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên đã áp dụng tốt các biện pháp khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây cà phê, hồ tiêu nên năng suất đạt khá cao, cà phê đạt bình quân 22,2 tạ nhân/ha, tiêu đạt 21,6 tạ/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới.
Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, các nông hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên còn đưa các giống cà phê mới vào trồng tái canh hoặc ghép trong quá trình cưa đốn phục hồi làm “trẻ lại” các vườn cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh. Đây là các giống cà phê cho năng suất từ 4-7 tấn cà phê nhân/ha, kháng được bệnh gỉ sắt, nhân to.
Các nông hộ sản xuất cà phê còn chú trọng mở rộng diện tích sản xuất càphê có chứng nhận theo các bộ quy tắc của Utz Certify, 4C, Rainforest Aliance… để góp phần phát triển cà phê bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn cho thị trường cà phê xuất khẩu trên thế giới.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên quá nhanh (cà phê tăng bình quân 2,8%/năm, hồ tiêu tăng 18%/năm) đã có những bất cập như không đúng quy hoạch, thiếu giống tốt.
Diện tích cà phê, hồ tiêu ngoài quy hoạch thường ở các địa bàn không phù hợp cho phát triển cà phê, hồ tiêu hoặc từ đất phá rừng đầu nguồn các con sông.
Có một tỷ lệ lớn vườn cây (cà phê, hồ tiêu) già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, cần phải trồng tái canh. Tuy nhiên, các nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thiếu giống tốt…
Đa phần các nông hộ sản xuất cà phê, hồ tiêu còn thực hành theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ thuật, quản trị cơ sở sản xuất, kiến thức thị trường, nên năng lực hạn chế.
Điều này dẫn đến việc áp dụng thực hành sản xuất không phù hợp, lạm dụng hóa chất, thu hoạch không đúng kỹ thuật, sử dụng giống không đảm bảo, chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Việc liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Hợp tác xã, tổ hợp tác chưa thu hút được sự tham gia của các nông hộ, chưa phát huy được vai trò hỗ trợ các thành viên và là đầu mối cho liên kết doanh nghiệp với các nông hộ…
Theo các chuyên gia thị trường, trong các năm tới, cùng với việc sớm xây dựng thương hiệu chung cho cà phê, hồ tiêu vùng Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, liên kết theo chuỗi, thu hút doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học công nghệ…, nhằm mục tiêu đưa ngành hàng cà phê, hồ tiêu xuất khẩu tập trung quy mô lớn, hiện đại, có tính cạnh tranh quốc tế cao.
Bên cạnh đó, cần phát triển ngành hàng theo liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm gắn với quản trị hiện đại, chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nhà quản lý vẫn chưa xây dựng được thương hiệu chung về cà phê và hồ tiêu Tây Nguyên.
Tại hội thảo “Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên” được tổ chức mới đây tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), các nhà khoa học, nhà quản lý và các chuyên gia ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đều cho rằng các tỉnh Tây Nguyên cần sớm xây dựng thương hiệu chung cho cà phê, hồ tiêu để tăng giá trị gia tăng, đồng thời sử dụng thương hiệu chung này làm công cụ để quản lý diện tích, quy hoạch vùng nguyên liệu và liên kết vùng.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, Tây Nguyên chỉ mới có chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chứng nhận này cũng chỉ mới cấp cho hạt cà phê chứ không phải cho chung cà phê chế biến.
Việc khai thác giá trị thương mại của chứng nhận chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột này kém hiệu quả vì chỉ mới một phần diện tích, chủ yếu là cà phê Buôn Ma Thuột và một vài huyện của tỉnh Đắk Lắk được cấp quyền sử dụng chứng nhận chỉ dẫn địa lý, số lượng cơ sở đăng ký sử dụng nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý còn quá ít.
Chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) ít có giá trị thương mại quốc tế do nhiều nước không chấp nhận loại nhãn hiệu này. Trong khi đó, trên thực tế, hai sản phẩm cà phê và hồ tiêu Tây Nguyên đã khá nổi tiếng trên thế giới.
Hiện nay, Tây Nguyên có trên 573.400 ha cà phê, chiếm trên 89% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 1,2 đến trên 1,3 triệu tấn cà phê nhân, chiếm trên 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Hồ tiêu có diện tích trên 43.955 ha, chiếm gần 52% diện tích của cả nước, với sản lượng mỗi năm đạt từ 80.000 tấn trở lên, chiếm gần 55% sản lượng tiêu xuất khẩu của cả nước.
Cà phê và hồ tiêu của vùng Tây Nguyên tuy nổi tiếng về chất lượng và năng suất nhưng do mới được xuất khẩu chủ yếu ở dạng hạt thô và chưa có thương hiệu nên giá trị gia tăng còn thấp.
Trong mấy năm qua, các nông hộ sản xuất cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên đã áp dụng tốt các biện pháp khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây cà phê, hồ tiêu nên năng suất đạt khá cao, cà phê đạt bình quân 22,2 tạ nhân/ha, tiêu đạt 21,6 tạ/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới.
Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, các nông hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên còn đưa các giống cà phê mới vào trồng tái canh hoặc ghép trong quá trình cưa đốn phục hồi làm “trẻ lại” các vườn cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh. Đây là các giống cà phê cho năng suất từ 4-7 tấn cà phê nhân/ha, kháng được bệnh gỉ sắt, nhân to.
Các nông hộ sản xuất cà phê còn chú trọng mở rộng diện tích sản xuất càphê có chứng nhận theo các bộ quy tắc của Utz Certify, 4C, Rainforest Aliance… để góp phần phát triển cà phê bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn cho thị trường cà phê xuất khẩu trên thế giới.
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên quá nhanh (cà phê tăng bình quân 2,8%/năm, hồ tiêu tăng 18%/năm) đã có những bất cập như không đúng quy hoạch, thiếu giống tốt.
Diện tích cà phê, hồ tiêu ngoài quy hoạch thường ở các địa bàn không phù hợp cho phát triển cà phê, hồ tiêu hoặc từ đất phá rừng đầu nguồn các con sông.
Có một tỷ lệ lớn vườn cây (cà phê, hồ tiêu) già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, cần phải trồng tái canh. Tuy nhiên, các nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thiếu giống tốt…
Đa phần các nông hộ sản xuất cà phê, hồ tiêu còn thực hành theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ thuật, quản trị cơ sở sản xuất, kiến thức thị trường, nên năng lực hạn chế.
Điều này dẫn đến việc áp dụng thực hành sản xuất không phù hợp, lạm dụng hóa chất, thu hoạch không đúng kỹ thuật, sử dụng giống không đảm bảo, chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Việc liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Hợp tác xã, tổ hợp tác chưa thu hút được sự tham gia của các nông hộ, chưa phát huy được vai trò hỗ trợ các thành viên và là đầu mối cho liên kết doanh nghiệp với các nông hộ…
Theo các chuyên gia thị trường, trong các năm tới, cùng với việc sớm xây dựng thương hiệu chung cho cà phê, hồ tiêu vùng Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, liên kết theo chuỗi, thu hút doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học công nghệ…, nhằm mục tiêu đưa ngành hàng cà phê, hồ tiêu xuất khẩu tập trung quy mô lớn, hiện đại, có tính cạnh tranh quốc tế cao.
Bên cạnh đó, cần phát triển ngành hàng theo liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm gắn với quản trị hiện đại, chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên.
Nguồn TTXVN
0 comments:
Đăng nhận xét