Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA), đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex đã chia sẻ riêng với NNVN về các kinh nghiệm tái cấu trúc ngành hàng và DN nông sản XK trong năm 2015…
“Chìa khóa” điều tiết lượng bán
Thưa ông, có tới 7 năm liên tiếp ngành hồ tiêu Việt Nam điều khiển thị trường hồ tiêu toàn cầu, còn ngành hàng cà phê khoảng 4 năm nay cũng bắt đầu phá dần quy luật giá bán lên xuống thất thường. Theo ông, lý do quan trọng nhất nằm ở đâu?
Trong lịch sử, có những lúc giá hồ tiêu lên 3.000 USD/tấn, nhưng có khi chỉ còn 600 USD/tấn. Nhưng 7 năm liên tiếp khi VN dẫn dắt thị trường thì giá tiêu chỉ đi lên và đạt tới 9.000 USD/tấn.
Cụ thể, từ năm 2007, khi hồ tiêu VN chiếm 50% thị phần XK trên toàn thế giới, bắt đầu xuất hiện việc người dân VN giữ hàng, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng đã khiến giá đi lên. Đến năm thứ 2, nhóm nông dân tham gia vào giữ hàng đã tăng và họ nhận thấy rằng, cứ để hàng lại thì giá cuối vụ bao giờ cũng cao hơn đầu vụ.
Đến năm thứ 3 thì hầu hết nông dân trồng tiêu đã nhận ra cái lợi của việc giữ hàng, điều tiết lượng bán ra.
Cho đến nay là năm thứ 7, việc này đã trở thành cách làm tự nhiên của nông dân VN. Nhiều nông dân đã tiến xa hơn khi họ còn chủ động bỏ tiền mua tin tức giá cả hàng ngày từ các đơn vị uy tín.
Đương nhiên, để làm được điều đó, vai trò dẫn dắt của Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) là rất quan trọng. Phải biết “kích” nông dân giữ hàng và để họ nhận thấy cái lợi của việc làm này lớn như thế nào.
Còn cà phê, từ niên vụ cà phê 2010-2011, bắt đầu xảy ra sự đột biến về giá khi nhảy vọt lên tới trên 2.500 USD/tấn (cà phê Robusta). Điều kinh ngạc là vu đó VN lại được mùa “khủng khiếp” lên tới 1,7 triệu tấn.
Tất cả bắt đầu từ câu chuyện nông dân trồng cà phê học cách làm của người trồng tiêu, nhen nhóm giữ hàng lại để điều tiết lượng bán. Trong khi đó, các nước NK cứ đinh ninh vụ này giá cà phê VN sẽ rớt thê thảm nên tổ chức bán “khống” cho rất nhiều đối tác của họ.
Không ngờ, cà phê VN bán ra rất chậm, sau 3 tháng chưa tới 300.000 tấn khiến các nhà NK, đầu cơ choáng váng. Thế là thị trường cà phê toàn cầu “bung” luôn, các nhà NK đua nhau tăng giá để mua hàng, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao.
Từ thời điểm đó đến nay, VN đã hình thành được giá sàn cà phê có lợi cho người nông dân, khi 4 năm liên tiếp giá luôn đứng ở mức 40 triệu đồng/tấn trở lên.
Năm 2014 cũng là năm XK rất thuận lợi khi sản lượng cà phê VN xuất tới 1,66 triệu tấn, kim ngạch đạt kỷ lục 3,4 tỷ USD.
Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, vai trò dẫn dắt của DN được đặc biệt quan tâm. Theo ông, khi ngành hàng nông sản VN hình thành được các DN, tập đoàn hùng mạnh sẽ có tác động dẫn dắt thị trường thế nào?
Chính phủ và Bộ NN-PTNT đang rất quan tâm đến việc tái cấu trúc, xây dựng ngành hàng nông sản phát triển nhanh và bền vững, trong đó việc tập trung xây dựng các tập đoàn, DN mạnh để dẫn dắt thị trường là một chiến lược đúng đắn.
Chúng ta hiểu rằng, nếu VN có nhiều DN, tập đoàn lớn thì càng có cơ hội để dẫn dắt thị trường không chỉ trong nước mà trên phạm vi toàn cầu. Bài học này chúng ta đã rất thành công đối với ngành hàng hồ tiêu VN trong mấy năm qua.
Đối với ngành hàng cà phê, hiện có một số DN, tập đoàn đang nắm giữ lượng cà phê XK rất lớn và thể hiện vai trò dẫn dắt, giúp thị trường và giá cả ổn định, có lợi cho nông dân trồng cà phê VN.
Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn Intimex, năm 2006 Intimex tiến hành cổ phần hóa, doanh thu XK chỉ mới đạt 100 triệu USD/năm và thuần túy làm thương mại. Nhưng chỉ sau 8 năm thực hiện tái cơ cấu, tổng doanh thu của Intimex đã gấp 15 lần, năm 2014 đạt tới 1,5 tỉ USD (trong đó doanh thu cà phê chiếm 80%).
Hiện Intimex đã trở thành nhà XK cà phê đứng đầu thế giới với 400.000 tấn cà phê/năm (đứng vị trí thứ hai là một công ty của Brazil với lượng XK 200.000 tấn/năm).
Kinh nghiệm của Intimex trong việc tái cơ cấu là tập trung thay đổi chiến lược, đầu tư các nhà máy mới, mua lại các DN để thực hiện tái cấu trúc.
Về XK, Intimex chọn phương án “mua ngay bán ngay” theo dạng không đầu cơ (mua đến đâu fix giá đến đó, hạn chế tối đa bán xa). Khi Intimex xây dựng được hệ thống bạn hàng theo tiêu chuẩn của mình thì nó tạo ra được sự ổn định và uy tín trên thương trường.
Intimex còn đi trước một bước, mạnh dạn mua hàng loạt các Công ty XK nông sản làm ăn thua lỗ để thực hiện tái cơ cấu, có những đơn vị khi Intimex mua vào nợ tới 60 tỷ đồng, nhưng sau vài năm đã bắt đầu làm ăn hiệu quả và trả hết nợ.
Khi VN có nhiều DN, tập đoàn hùng mạnh thì vai trò dẫn dắt của họ được thể hiện rõ nhất bằng việc phối hợp với nông dân để giữ hàng, điều tiết lượng hàng bán ra trên thị trường.
Cụ thể, nông dân sẽ được DN cho ký gửi hàng vào kho, bất cứ khi nào muốn bán chỉ cần chốt giá là được DN thanh toán ngay. Ai cũng hiểu, ngân hàng không thích cho nông dân vay vốn, nhưng khi nông dân gửi hàng thì họ sẵn sàng cho vay thông qua DN.
Việc gửi hàng vào kho của các DN lớn, uy tín cũng giúp chất lượng nông sản được đảm bảo; đồng thời sẽ xuất hiện khả năng điều tiết thị trường vì phần lớn lượng hàng đang được nông dân và DN phối hợp bán ra hợp lý, giúp giữ được giá tốt, tạo ra sức mạnh chi phối thị trường thế giới.
Để xây dựng được một ngành hàng phát triển, bao giờ cũng cần sự dẫn dắt, điều tiết của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhà nước trong quá trình tái cấu trúc của các ngành hàng nông sản?
Mọi người đều thấy rằng, hầu hết các DN XK lớn nhất VN đều có gốc là DN Nhà nước, chứng tỏ vai trò của Nhà nước vẫn rất quan trọng.
Chính phủ thông qua các DN này để điều tiết thị trường một cách hợp lý, đồng thời giúp sự chỉ đạo của Nhà nước, của các Bộ cũng thuận lợi hơn. Vì vậy, đối với các DN đầu tàu, phải bằng cách nào đó “nắm” được họ.
Nắm đây có nhiều hình thức: Một là nắm về cổ phần; hai là nắm về tổ chức; ba là tham gia và các tổ chức hiệp hội. Về các ngành hàng nông sản XK, VN đã có các Ban phát triển cà phê, hồ tiêu, điều… bền vững do Bộ NN-PTNT chỉ đạo, trong đó Bộ đang cố gắng đưa các DN lớn vào nằm trong các ban này để tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Tôi tin rằng, với các định hướng và cách làm đúng đắn trong việc tái cấu trúc nông nghiệp như hiện nay, các ngành hàng nông sản của DN sẽ dần lớn mạnh, đủ sức để “đối đầu” và hợp tác sòng phẳng với các DN, tập đoàn lớn trên toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đức Cường – Nông Nghiệp Việt Nam
“Chìa khóa” điều tiết lượng bán
Thưa ông, có tới 7 năm liên tiếp ngành hồ tiêu Việt Nam điều khiển thị trường hồ tiêu toàn cầu, còn ngành hàng cà phê khoảng 4 năm nay cũng bắt đầu phá dần quy luật giá bán lên xuống thất thường. Theo ông, lý do quan trọng nhất nằm ở đâu?
Trong lịch sử, có những lúc giá hồ tiêu lên 3.000 USD/tấn, nhưng có khi chỉ còn 600 USD/tấn. Nhưng 7 năm liên tiếp khi VN dẫn dắt thị trường thì giá tiêu chỉ đi lên và đạt tới 9.000 USD/tấn.
Cụ thể, từ năm 2007, khi hồ tiêu VN chiếm 50% thị phần XK trên toàn thế giới, bắt đầu xuất hiện việc người dân VN giữ hàng, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng đã khiến giá đi lên. Đến năm thứ 2, nhóm nông dân tham gia vào giữ hàng đã tăng và họ nhận thấy rằng, cứ để hàng lại thì giá cuối vụ bao giờ cũng cao hơn đầu vụ.
Đến năm thứ 3 thì hầu hết nông dân trồng tiêu đã nhận ra cái lợi của việc giữ hàng, điều tiết lượng bán ra.
Cho đến nay là năm thứ 7, việc này đã trở thành cách làm tự nhiên của nông dân VN. Nhiều nông dân đã tiến xa hơn khi họ còn chủ động bỏ tiền mua tin tức giá cả hàng ngày từ các đơn vị uy tín.
Đương nhiên, để làm được điều đó, vai trò dẫn dắt của Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) là rất quan trọng. Phải biết “kích” nông dân giữ hàng và để họ nhận thấy cái lợi của việc làm này lớn như thế nào.
Còn cà phê, từ niên vụ cà phê 2010-2011, bắt đầu xảy ra sự đột biến về giá khi nhảy vọt lên tới trên 2.500 USD/tấn (cà phê Robusta). Điều kinh ngạc là vu đó VN lại được mùa “khủng khiếp” lên tới 1,7 triệu tấn.
Tất cả bắt đầu từ câu chuyện nông dân trồng cà phê học cách làm của người trồng tiêu, nhen nhóm giữ hàng lại để điều tiết lượng bán. Trong khi đó, các nước NK cứ đinh ninh vụ này giá cà phê VN sẽ rớt thê thảm nên tổ chức bán “khống” cho rất nhiều đối tác của họ.
Không ngờ, cà phê VN bán ra rất chậm, sau 3 tháng chưa tới 300.000 tấn khiến các nhà NK, đầu cơ choáng váng. Thế là thị trường cà phê toàn cầu “bung” luôn, các nhà NK đua nhau tăng giá để mua hàng, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao.
Từ thời điểm đó đến nay, VN đã hình thành được giá sàn cà phê có lợi cho người nông dân, khi 4 năm liên tiếp giá luôn đứng ở mức 40 triệu đồng/tấn trở lên.
Năm 2014 cũng là năm XK rất thuận lợi khi sản lượng cà phê VN xuất tới 1,66 triệu tấn, kim ngạch đạt kỷ lục 3,4 tỷ USD.
Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, vai trò dẫn dắt của DN được đặc biệt quan tâm. Theo ông, khi ngành hàng nông sản VN hình thành được các DN, tập đoàn hùng mạnh sẽ có tác động dẫn dắt thị trường thế nào?
Chính phủ và Bộ NN-PTNT đang rất quan tâm đến việc tái cấu trúc, xây dựng ngành hàng nông sản phát triển nhanh và bền vững, trong đó việc tập trung xây dựng các tập đoàn, DN mạnh để dẫn dắt thị trường là một chiến lược đúng đắn.
Chúng ta hiểu rằng, nếu VN có nhiều DN, tập đoàn lớn thì càng có cơ hội để dẫn dắt thị trường không chỉ trong nước mà trên phạm vi toàn cầu. Bài học này chúng ta đã rất thành công đối với ngành hàng hồ tiêu VN trong mấy năm qua.
Đối với ngành hàng cà phê, hiện có một số DN, tập đoàn đang nắm giữ lượng cà phê XK rất lớn và thể hiện vai trò dẫn dắt, giúp thị trường và giá cả ổn định, có lợi cho nông dân trồng cà phê VN.
Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn Intimex, năm 2006 Intimex tiến hành cổ phần hóa, doanh thu XK chỉ mới đạt 100 triệu USD/năm và thuần túy làm thương mại. Nhưng chỉ sau 8 năm thực hiện tái cơ cấu, tổng doanh thu của Intimex đã gấp 15 lần, năm 2014 đạt tới 1,5 tỉ USD (trong đó doanh thu cà phê chiếm 80%).
Hiện Intimex đã trở thành nhà XK cà phê đứng đầu thế giới với 400.000 tấn cà phê/năm (đứng vị trí thứ hai là một công ty của Brazil với lượng XK 200.000 tấn/năm).
Kinh nghiệm của Intimex trong việc tái cơ cấu là tập trung thay đổi chiến lược, đầu tư các nhà máy mới, mua lại các DN để thực hiện tái cấu trúc.
Về XK, Intimex chọn phương án “mua ngay bán ngay” theo dạng không đầu cơ (mua đến đâu fix giá đến đó, hạn chế tối đa bán xa). Khi Intimex xây dựng được hệ thống bạn hàng theo tiêu chuẩn của mình thì nó tạo ra được sự ổn định và uy tín trên thương trường.
Intimex còn đi trước một bước, mạnh dạn mua hàng loạt các Công ty XK nông sản làm ăn thua lỗ để thực hiện tái cơ cấu, có những đơn vị khi Intimex mua vào nợ tới 60 tỷ đồng, nhưng sau vài năm đã bắt đầu làm ăn hiệu quả và trả hết nợ.
Khi VN có nhiều DN, tập đoàn hùng mạnh thì vai trò dẫn dắt của họ được thể hiện rõ nhất bằng việc phối hợp với nông dân để giữ hàng, điều tiết lượng hàng bán ra trên thị trường.
Cụ thể, nông dân sẽ được DN cho ký gửi hàng vào kho, bất cứ khi nào muốn bán chỉ cần chốt giá là được DN thanh toán ngay. Ai cũng hiểu, ngân hàng không thích cho nông dân vay vốn, nhưng khi nông dân gửi hàng thì họ sẵn sàng cho vay thông qua DN.
Việc gửi hàng vào kho của các DN lớn, uy tín cũng giúp chất lượng nông sản được đảm bảo; đồng thời sẽ xuất hiện khả năng điều tiết thị trường vì phần lớn lượng hàng đang được nông dân và DN phối hợp bán ra hợp lý, giúp giữ được giá tốt, tạo ra sức mạnh chi phối thị trường thế giới.
Để xây dựng được một ngành hàng phát triển, bao giờ cũng cần sự dẫn dắt, điều tiết của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhà nước trong quá trình tái cấu trúc của các ngành hàng nông sản?
Mọi người đều thấy rằng, hầu hết các DN XK lớn nhất VN đều có gốc là DN Nhà nước, chứng tỏ vai trò của Nhà nước vẫn rất quan trọng.
Chính phủ thông qua các DN này để điều tiết thị trường một cách hợp lý, đồng thời giúp sự chỉ đạo của Nhà nước, của các Bộ cũng thuận lợi hơn. Vì vậy, đối với các DN đầu tàu, phải bằng cách nào đó “nắm” được họ.
Nắm đây có nhiều hình thức: Một là nắm về cổ phần; hai là nắm về tổ chức; ba là tham gia và các tổ chức hiệp hội. Về các ngành hàng nông sản XK, VN đã có các Ban phát triển cà phê, hồ tiêu, điều… bền vững do Bộ NN-PTNT chỉ đạo, trong đó Bộ đang cố gắng đưa các DN lớn vào nằm trong các ban này để tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Tôi tin rằng, với các định hướng và cách làm đúng đắn trong việc tái cấu trúc nông nghiệp như hiện nay, các ngành hàng nông sản của DN sẽ dần lớn mạnh, đủ sức để “đối đầu” và hợp tác sòng phẳng với các DN, tập đoàn lớn trên toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đức Cường – Nông Nghiệp Việt Nam
0 comments:
Đăng nhận xét