Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

22/1/15

Nọc tiêu là nơi dây tiêu bám để leo lên cao. Do đó đòi hỏi nọc tiêu phải vững chắc và lâu bền. Chúng ta có thể dùng cây đã chết để làm nọc gọi là nọc chết (cây khô) và các cây đang sống gọi là nọc sống cho tiêu leo

Nọc chết: khi dùng nọc chết thì cần phải các gỗ cứng, chịu được mối mọt và mục nát, các cây rừng tốt dùng làm nọc tốt là:

- Làu táu (vitica astrotricha0

- Cà chắc (shorea obtusa)

- Căm xe (xylia dolabrisomics)…

Cây nọc thường cao từ 4 - 4,5 m và chôn sâu trong trong đất khoảng 0,6 - 1 m. Khi trồng tiêu nhớ trồng cách nọc khoảng 40 - 50 cm

Nọc sống: tiêu trồng với cây nọc sống bằng cách cho leo lên các cây còn sống như các các loại cây ăn quả trong vườn như mít, xoài, dừa, … Như vậy, để đảm bảo cho thời gian kinh tế của tiêu được lâu dài, cây nọc sống đòi hỏi phải có các đặc tính sau:

- Cây sống lâu

- Vỏ cây nhám để tiêu dễ bám

- Rễ ăn sâu để cây khỏi ngã

- Cây chịu đựng được việc cắt xén nhiều mà không chết

- Cây thuộc họ đậu càng tốt vì để nó tự bồi dưỡng chất đạm cho đất

Tuy nhiên, khi trồng tiêu với nọc sống thì năng suất và phẩm chất thường thấp hơn so với nọc chết

Những loại cây thường làm nọc sống cho tiêu là:

- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)

- Cây đại bình linh (Leucoena leucocephala (lam)) lấy từ Philippines

- Cây mít (Artocarpus integrifolis)

- Cây xoài (Mangifera indica)

- Cây dừa (Cocos nucifera L)

- Cây vông (Wrightia annamensis)

Khi trồng với nọc sống lưu ý trồng gốc tiêu xa nọc khoảng 60 - 70 cm và khi cho nọc lên cao khoảng 2 - 3 m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tán che cho tiêu. Tuy nhiên phải cắt xén tán thường xuyên để cho tiêu đủ ánh sáng nhất là vào đầu mùa mưa

Gần đây, cây tràm được một số hộ nông dân vùng đất phèn mặn dùng làm nọc cho cây tiêu và tỏ ra khá hiệu quả:

Với diện tích đất phèn mặn lớn, trồng lúa kém hiệu quả nên vài năm gần đây, nhiều nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã bắt tay vào thử nghiệm mô hình mới: Trồng tiêu dưới tán tràm, giúp bà con thu lợi kép.

Là hộ đi đầu trong phong trào này, ông Dương Thanh Bình ngụ ấp 1, xã Vĩnh Viễn cho biết: “Năm 2009, tôi trồng thử một nọc tiêu bên gốc tràm và thấy tiêu lên rất xanh tốt, cho nhiều quả nên tôi đã nhân lên 70 nọc để trồng thử nghiệm bên gốc tràm. 2 năm sau, kết quả thu được khá ổn, cây phát triển tốt và cho nhiều trái. Cứ thế tôi tiếp tục nhân lên, từ 100 nọc rồi 200, đến nay đã có 1.000 nọc tiêu được trồng dưới tán tràm”.
Vườn tiêu của ông Bình.
Mô hình trồng tiêu dưới tán tràm của nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Ông Bình cũng cho biết, trồng tiêu không quá khó vì tiêu chịu được đất phèn và ít sâu bệnh. Chỉ cần lưu ý việc khai thông hệ thống nước tưới cho cây, khoảng cách từ liếp trồng đến mặt nước nên ở khoảng 2-3 tấc để vừa đảm bảo đủ nước cho tiêu, vừa tránh ngập úng. Khoảng cách giữa các nọc tiêu từ 1,5 - 2m/nọc để dây tiêu mọc nhánh nhiều. Do là đất phèn nên trước khi trồng, bà con cần rải vôi bột (50kg/1.000m2), sau 7 ngày trồng thì bón phân chuồng với liều lượng 5 - 7 kg/gốc tiêu. Ông Nê Vũ Em ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, cho biết: “Có thể dùng nhiều loại cây để làm nọc tiêu, nhưng chỉ sau vài năm thì nọc sẽ bị gãy đổ hoặc chết, còn đầu tư trụ xi măng thì rất tốn kém. Trong khi đó, tràm là loại cây lâu năm, có nhiều lớp vỏ, giữ nước tốt, vì thế làm nọc tiêu sẽ không lo bị ảnh hưởng, ngoài ra trồng tiêu dưới tán tràm còn giúp dây tiêu hạn chế được thời tiết bất lợi”.

Cũng theo ông Bình, năm 2014 nhà ông thu hoạch được khoảng 130kg tiêu hạt, với giá bán bình quân 200.000 - 220.000 đồng/kg, cho nguồn thu khoảng 30 triệu đồng. “Ước tính năm nay nhà tôi sẽ thu được trên 300kg, với giá 230.000 đồng/kg thì sẽ thu được khoảng 70 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của tôi, sau 2 năm trồng tiêu bắt đầu cho thu hoạch, năng suất chỉ khoảng 1,5kg/nọc, nhưng đến năm thứ 5 - 7 thì có thể đạt 3 - 5kg/nọc. Mỗi nọc tiêu có thể cho hạt tới 20 năm. Khi cây tiêu già cỗi, không cho trái nữa thì mình lại có thêm nguồn thu lớn từ cây tràm nhiều năm tuổi”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Thế Anh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh cho biết: “Hiện Long Mỹ có khoảng 2,8ha tiêu trồng dưới tán tràm, với 13 hộ trồng. Ngoài nguồn thu khá từ hạt tiêu, bà con còn có thêm thu nhập từ cây tràm sau này. Đây là mô hình rất hay, vừa giúp địa phương phát triển diện tích rừng tràm, lại vừa giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích”.
Nguồn: Thư viện điện tử

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com