Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

12/1/15

(Bệnh chết nhanh hồ tiêu)

Trong thời gian vừa qua tình trạng dịch hại trên cây hồ tiêu đang diễn ra rất phức tạp trên địa bàn các tỉnh tây nguyên. Nó đã gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các hộ nông dân. Ở đây ta có thể nhìn nhận lại rằng người nông dân trồng cây hồ tiêu như đang “đánh bạc” vì thế cho nên có những nhà sẽ giàu lên rất là nhanh nhờ khoảng kinh tế khá cao từ cây hồ tiêu, nhưng bên cạnh đó cũng không ít người nông dân đã mất hết gì nó.


Khi lợi ích kinh tế từ cây hồ tiêu đem lại khá cao cho nên chúng ta chạy theo phong trào nhà nhà trồng cây hồ tiêu. Những diện tích cây cà phê dần dần được thay thế thành những hàng tiêu xanh mướt nhưng có ai biết được rằng kinh doanh mặt hàng nào đem ta lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao theo không? Có ai biết được rằng những hàng tiêu xanh mướt được bao lâu không? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần phải phân tích và tích toán thật cẩn thận trước khi quyết định đầu tư cây hồ tiêu.

Cây tiêu là loại cây trồng rất khó chịu, nếu bà con chúng ta muốn đầu tư nó hãy nắm thật vững những hiểu biết cơ bản về đặc tính của loại cây này cũng như những căn bệnh đầy rủi ro trên loài cây này để tránh tình trạng mất hết không còn gì.
Nếu chạy theo lợi nhuận trồng tiêu theo phong trào mà không nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thì đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lây lan dịch hại trên cây hồ tiêu như hiện nay.

Đối với dịch hại trên cây hồ tiêu nổi trội nhất là căn bệnh nan y “chết nhanh” do loại nấm có tên khoa học là phytophtora gây ra. Nó thường phát triển vào mùa mưa, đặc biệt là giai đoạn giữa cho đến khi hết mùa mưa và biểu hiện nhiều nhất là sau những cơn mưa có những ngày nắng là tiêu chết hàng loạt và căn bệnh này hiện nay chúng ta đã không có thuốc chữa khi phát hiện nó.

Sở dĩ ta gọi nó là chết nhanh nhưng thực sự nó đã chết lâu hơn rồi. Khi cây biểu hiện bệnh là toàn bộ hệ thống rể ngầm của nó đã bị thối hoàn toàn cho nên chúng ta không chữa trị được. Nhưng hiện tượng tại sao tiêu vẫn còn xanh khi cây tiêu đã bị thối hệ thống rể từ lâu? Tại vì trên cây tiêu nó còn hệ thống rể phụ trên thân gửi cho nên nó có thể đảm nhận hút một phần nước nào đó tronng lúc trời mưa, sương hay là lúc ta tưới nước nên cây tiêu vẫn xanh bình thường nhưng khi gặp nắng quá trình thoát hơi nước quá nhiều mà cây không lấy lại được phần nước bù vào cho nên cây trồng bị héo đi và ta gọi là chết nhanh.

Đối với loại bệnh này chúng ta chỉ có biện pháp phòng ngừa định kì hằng năm đặc biệt vào mùa mua bằng cách đổ thuốc diệt nấm và diệt tuyến trùng cùng với đó bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất trồng cũng như dinh dưỡng để cây trồng nâng cao khả năng đề kháng tự kháng lại bệnh. Khả năng đề kháng của cây trồng nó quyết định đến sự tồn tại của chúng sau đợt dịch bệnh.

Chúng ta thấy có những trường hợp trong cùng một trụ tiêu thì có dây bị bệnh có dây không bị bệnh, hay trong một đám tiêu có những vườn chết theo từng khu mà có vườn chết lẻ tẻ mỗi nơi một trụ? Đó là liên quan đến sự đề kháng của cây trồng, cũng như đề kháng trên con người chúng ta.

Ví dụ trong những đợt dịch cảm cúm thì trong gia đình có người bị và có người không? Người nào dề kháng yếu thì sẽ bị bệnh trước. Hay ta có thể làm tăng sức đề kháng để chống lại bệnh bằng cách uống C chẳng hạn gì thế cây trồng cũng vậy.

Đặc biệt không được làm tổn thương bộ rể cây hồ tiêu. Sau mỗi lần ta phòng bệnh thì hệ vi sinh vật có lợi cũng chết theo gì thế cho nên chúng ta cần thiết phải bổ sung vào đất trồng chúng ta một lượng vi sinh vật có lợi để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.

Ở đây theo nguyên tắc đa dạng sinh học thì ta không có thể tiêu diệt hoàn toàn một loại vi sinh vật nào mà chúng ta cần hạn chế chúng ở một giới hạn cân bằng để không phát triển thành dịch. Đối loại bệnh này ta phải thực hiện biện pháp phòng bệnh đồng loạt trên diện rộng.


(Họp mặt nhóm - chia sẻ kinh nghiệm)

Trong một thời gian đi công tác rất nhiều thôn, buôn của tỉnh Đaklak tôi có tham khảo ý kiến của bà con thông qua các cuộc hội thảo. Cũng có rất nhiều bà con thực hiện phòng bệnh trên cây trồng rất tốt nhưng một mình chưa đủ cho nên tôi hỏi một số bà con rằng “có bao giờ chúng ta rủ các vườn bên cạnh đồng loạt thực hiện phòng bệnh chưa?” tất cả đều trả lời rằng “nhà ai nấy phòng, rảnh đâu phòng đấy”, hay “có những nhà bên cạnh vườn họ chết nhiều quá họ chán nản họ bỏ không phòng hay xử lý luôn tôi sợ lây sang vườn tôi nên tôi phòng”.

Bà con thấy như vậy thì tình trạng dịch hại có lây lan trên diện rộng không? Cho nên chúng ta phải thực hiện phòng bệnh đồng loạt. vườn nào có bệnh xảy ra thực hiện xử lý cây bệnh và phòng các cây khác để hạn chế sự lây lan diện rộng.Hay một số bà con chúng ta sử dụng một số loại thuốc nằm trong doanh mục cấm đã rất lâu điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nữa.

Khi bà con chúng ta sử dụng một số loại thuốc cấm trong đó có nokap tuy rằng bà con chúng ta thấy hiệu quả của nó cao, thời gian kéo dài, nhưng nó ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều vấn đề mà bà con chúng ta chưa để ý. Thứ nhất là vấn đề về đa dạng sinh học, khi sử dụng loại thuốc này nó tiêu diệt tất cả các loài sinh vật luôn, cái thứ hai là môi trường loại thuốc này cực độc và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Thứ ba là vấn đề sức khỏe cho người sử dụng và những người xung quanh. Khi tôi đi thăm vườn cho một số bà con tôi có ngửi thấy một mùi lạ tôi hỏi thì ra bà con đang dùng nokap. Quả thật làm tôi đau đầu và rất khó chịu. Tôi có hỏi một số bà con đã sự dụng thuốc đó bác không cảm giác khó chịu khi sử dụng nó à? Bác trả lời mệt lắm nhưng nghe người ta bày tôi làm theo. Nhưng hậu quả gấy ra rất lớn cho môi trường và sức khỏe, ảnh hưởng đến không khí, nguồn nước mà thời gian lại kéo dài.

Điều đáng nói nữa nó sẽ là nguyên nhân gây mất giá tiêu ảnh hưởng đến kinh tế nếu không ngăn chạn kiệp thời. Vì tiêu chúng ta là để xuất khẩu chứ không phải là để tiêu dùng trong nước cho nên nếu mà hàm lượng các chất độc bị cấm có tồn dư trong hồ tiêu Việt Nam thì liệu ta xuất khẩu được hay không? rồi giá tiêu sẽ về mức nào? Chẳng hay một con sâu đã làm rầu nồi canh. Cho nên rất mong cơ quan chức năng xem xét vấn đề này! Nếu không cây hồ tiêu lại hạ giá và mất thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.

Điều đáng nói trong trời gian qua các gia đình đang ồ ạc phá bỏ cà phê chạy theo hồ tiêu, ta đánh giá sự rủi ro như thế nào? Nếu cây hồ tiêu mà bị chết hay giá giảm mạnh liệu rằng bà con chúng ta lấy gì để làm nguồn thu nhập, cây hồ tiêu nếu bị dịch chết nhanh quá trình cải tạo đất trồn lại diễn ra thời gian rất lâu mới mạng lại hiệu quả tốt cho việc trồng mới bà con hãy suy nghĩ để tạo cho chúng ta sự chắc chắn khi quyết định.

Hiện nay, chúng ta đang ồ ạt ươm tiêu để cho một mùa vụ mới sang năm. Có ai đánh giá được rằng đây là nguyên nhân gây ra dịch hại trên cây hồ tiêu, là nguồn lây bệnh ban đầu và là sự thất bại đầu tiên mà bà con chúng ta chưa nhận ra. Chọn giống là một khâu rất quan trọng mà hình như bà con chúng ta, những cơ sở sản xuất giống được bà con tin tưởng đã bỏ qua khâu này.

Không biết giống được mua từ đâu? Tôi thấy những chiếc xe máy chở những bó tiêu lươn, tiêu ác xanh mướt được bứt từ khắp nơi mang và các cơ sở sản xuất giống cân ký và thanh toán tiền. Liệu rằng những mầm xanh này có mang trong mình nguồn gây bệnh để đợi một ngày cùng nhau bộc phát không? Bà con chúng ta có theo dõi được tình trạng vườn trước và sau khi chúng ta chọn giống không? hay các cơ sở sản xuất mua giống vầ có hỏi thông tin giống từ đâu, tình trạng vườn như thế nào, giống cây mẹ ra sao không? Và sau đó vườn tiêu mẹ còn sống hay đã chết? Hàng loạt các câu hỏi như vậy chúng ta cần chú ý không thì hậu quả khôn lường.

Nếu hồ tiêu chết ngay từ ban đầu chúng ta ít thiệt hại hơn khi tiêu đã phủ trụ và cho trái bói. Điều đặc biệt dòng tiêu chết nhanh thường diễn ra vào giai đoạn tiêu kinh tế cho nên gây thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng. Tiếp theo vấn đề xử lý giống ít được bà con quan tâm ngay từ giai đoạn ban đầu. “Mua giống về ươm cây nào sống thì trồng chết thì xen cây khác vô trong bầu đó” thật sự là những câu nói đầy chân thật của bà con chúng ta, nhưng bà con đâu biết được rằng mầm bệnh đang ẩn nấp trong huy vọng một vườn tiêu xanh mướt mang cho ta ngồn thu nhập cao. Vì vậy bà con chúng ta cần lựa chọn giống thật kĩ, sử lý giống trước khi trồng, theo dõi vườn giống chúng ta trong một thời gian dài để đưa ra quyết định cuối cùng sớm nhất.

Chúc bà con sức khỏe và thành công.


                                                                                                                                     Kỹ sư: V.V.T
Categories: ,

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com