Giá trị xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng qua đạt 888 triệu USD, còn mức tăng trưởng đạt cao nhất nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, tới 46,1%
Lợi nhuận trồng tiêu khoảng 60% doanh thu
Trong số các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch tăng cao trong 7 tháng qua, hạt tiêu đang dẫn đầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dù giá trị thu về từ xuất khẩu hạt tiêu không nhiều như các mặt hàng khác, chỉ đạt 888 triệu USD, nhưng mức tăng trưởng đạt cao nhất trong nhóm, tới 46,1%.
Mức tăng này, nếu so với nội ngành nông nghiệp, xuất khẩu hạt tiêu thực sự đang là một điểm sáng. Bởi trong 7 tháng qua, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đều giảm cả lượng và giá trị, trong đó tiêu biểu như: Gạo, sắn và các sản phẩm của sắn, cao su...
Trong báo cáo tiềm năng xuất khẩu mới được Bộ Công Thương công bố, hồ tiêu được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu cao. Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới. Tiêu Việt Nam cũng được sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu, tới 95% tổng sản lượng sản xuất.
Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy, mặc dù sản lượng tiêu xuất khẩu giảm 4,2% nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 10,4% so với năm trước, đạt kim ngạch 687,2 triệu USD. Sang năm 2013, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đứng đầu thế giới, với lượng 133.000 tấn (tăng gần 15% so với 2012), kim ngạch gần 901 triệu USD (tăng hơn 13% so với 2012). Hai thị trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức, chiếm gần 30%.
Đặc biệt, cây tiêu là một trong các loại nông sản có tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở nước ta, mức lợi nhuận khoảng 60% trên tổng doanh thu.
Chủ yếu xuất khẩu thô nên giá thấp
Hiện, diện tích trồng tiêu của nước ta đang tăng mạnh dưới tác động của giá tiêu đang trên đà tăng trong những năm gần đây. Nhu cầu thế giới cũng tăng 3-5%/năm. Thống kê cho thấy, diện tích trồng tiêu cả nước đang khoảng 600.000 ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (hơn 50% diện tích), Tây Nguyên (31% diện tích cả nước). Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng Đánh giá tiềm năng xuất khẩu (thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương”), công nghệ xử lý và chế biến tiêu Việt Nam vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
Cụ thể, hoạt động chế biến dành cho xuất khẩu hồ tiêu của nước ta chủ yếu xoay quanh hai thành phần chính là hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng chưa xay. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết thu mua hồ tiêu từ các thương lái, tỷ lệ này chiếm khoảng 80% tổng khối lượng hồ tiêu được đưa vào giao dịch, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong khâu kiểm soát chất lượng hồ tiêu về nguồn gốc, quy trình kỹ thuật trồng tiêu và chủng loại tiêu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới ổn định, thậm chí vẫn tăng lên trong những năm tới, do đó, giá hồ tiêu được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng
Để phát triển tiềm năng của ngành, bà Hằng khuyến nghị, cần phải đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến hồ tiêu để nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng tiêu xuất khẩu.
Đồng thời, Chính phủ cần ưu tiên cho việc nghiên cứu phát triển giống mới, các phương pháp trị bệnh cho tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng... bằng cách thành lập Viện nghiên cứu Hồ tiêu Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương” có kiến nghị, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cần hướng dẫn xây dựng và đăng ký thương hiệu. Bộ Công Thương xây dựng thương hiệu cho tiêu Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu cần chú trọng vào các điểm như: gắn liền các địa danh và điểm du lịch vào thương hiệu, chẳng hạn: Tiêu Chư Sê, Tiêu Phú Quốc, Tiêu Tiên Phước...
Không những thế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần tăng cường cung cấp thông tin về giá cả, thị trường để các doanh nghiệp và người trồng tiêu nắm được diễn biến thị trường. Về phía doanh nghiệp, cần liên kết với các hộ nông dân, đầu tư và giám sát trực tiếp hệ thống trồng và chăm sóc tiêu nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia còn cảnh báo, người dân cần hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu tràn lan, tránh tình trạng khi giá tăng thì ồ ạt trồng, khi rớt giá lại chặt phá khiến nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Thay vào đó, một khuyến nghị được nêu ra rằng, cần tập trung đầu tư cải tạo diện tích tiêu đã già cỗi, đầu tư vào giống, kỹ thuật trồng, chế biến đạt chuẩn quốc tế để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.../.
Lợi nhuận trồng tiêu khoảng 60% doanh thu
Trong số các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch tăng cao trong 7 tháng qua, hạt tiêu đang dẫn đầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dù giá trị thu về từ xuất khẩu hạt tiêu không nhiều như các mặt hàng khác, chỉ đạt 888 triệu USD, nhưng mức tăng trưởng đạt cao nhất trong nhóm, tới 46,1%.
Thu hoạch tiêu |
Trong báo cáo tiềm năng xuất khẩu mới được Bộ Công Thương công bố, hồ tiêu được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu cao. Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới. Tiêu Việt Nam cũng được sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu, tới 95% tổng sản lượng sản xuất.
Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy, mặc dù sản lượng tiêu xuất khẩu giảm 4,2% nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 10,4% so với năm trước, đạt kim ngạch 687,2 triệu USD. Sang năm 2013, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đứng đầu thế giới, với lượng 133.000 tấn (tăng gần 15% so với 2012), kim ngạch gần 901 triệu USD (tăng hơn 13% so với 2012). Hai thị trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức, chiếm gần 30%.
Đặc biệt, cây tiêu là một trong các loại nông sản có tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở nước ta, mức lợi nhuận khoảng 60% trên tổng doanh thu.
Chủ yếu xuất khẩu thô nên giá thấp
Hiện, diện tích trồng tiêu của nước ta đang tăng mạnh dưới tác động của giá tiêu đang trên đà tăng trong những năm gần đây. Nhu cầu thế giới cũng tăng 3-5%/năm. Thống kê cho thấy, diện tích trồng tiêu cả nước đang khoảng 600.000 ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (hơn 50% diện tích), Tây Nguyên (31% diện tích cả nước). Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng Đánh giá tiềm năng xuất khẩu (thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương”), công nghệ xử lý và chế biến tiêu Việt Nam vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
Cụ thể, hoạt động chế biến dành cho xuất khẩu hồ tiêu của nước ta chủ yếu xoay quanh hai thành phần chính là hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng chưa xay. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết thu mua hồ tiêu từ các thương lái, tỷ lệ này chiếm khoảng 80% tổng khối lượng hồ tiêu được đưa vào giao dịch, gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong khâu kiểm soát chất lượng hồ tiêu về nguồn gốc, quy trình kỹ thuật trồng tiêu và chủng loại tiêu.
Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới ổn định, thậm chí vẫn tăng lên trong những năm tới, do đó, giá hồ tiêu được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng
Để phát triển tiềm năng của ngành, bà Hằng khuyến nghị, cần phải đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào khâu chế biến hồ tiêu để nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng tiêu xuất khẩu.
Đồng thời, Chính phủ cần ưu tiên cho việc nghiên cứu phát triển giống mới, các phương pháp trị bệnh cho tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng... bằng cách thành lập Viện nghiên cứu Hồ tiêu Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu thuộc Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống hỗ trợ thương mại địa phương” có kiến nghị, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cần hướng dẫn xây dựng và đăng ký thương hiệu. Bộ Công Thương xây dựng thương hiệu cho tiêu Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu cần chú trọng vào các điểm như: gắn liền các địa danh và điểm du lịch vào thương hiệu, chẳng hạn: Tiêu Chư Sê, Tiêu Phú Quốc, Tiêu Tiên Phước...
Không những thế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cần tăng cường cung cấp thông tin về giá cả, thị trường để các doanh nghiệp và người trồng tiêu nắm được diễn biến thị trường. Về phía doanh nghiệp, cần liên kết với các hộ nông dân, đầu tư và giám sát trực tiếp hệ thống trồng và chăm sóc tiêu nhằm kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao.
Đặc biệt, nhiều chuyên gia còn cảnh báo, người dân cần hạn chế mở rộng diện tích trồng tiêu tràn lan, tránh tình trạng khi giá tăng thì ồ ạt trồng, khi rớt giá lại chặt phá khiến nguồn hàng xuất khẩu không ổn định. Thay vào đó, một khuyến nghị được nêu ra rằng, cần tập trung đầu tư cải tạo diện tích tiêu đã già cỗi, đầu tư vào giống, kỹ thuật trồng, chế biến đạt chuẩn quốc tế để gia tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.../.
Xuân Thân
Theo: VOV
0 comments:
Đăng nhận xét