Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

17/6/15

1- Đặc điểm chung của cây hồ tiêu

Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu như sau: Từ khi gié xuất hiện đến khi hoa nở hoàn toàn khoảng 30 ngày, từ khi hoa nở đến quả chín khoảng 7-10 tháng. Ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ hồ tiêu thường chín vào tháng 1, tháng 2 và có khi kéo dài tới tháng 4, 5 nếu gặp hạn đầu vụ.


2- Nhu cầu dinh dưỡng


Hồ tiêu có nhu cầu phân bón không cao về lượng nhưng lại yêu cầu cao về chất. Phân tích lá hồ tiêu thấy tỷ lệ các khoáng dao động trong khoảng 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO và luôn cao hơn so với các cây khác. Cây tiêu cần nhiều đạm và kali nhất sau tới lân, canxi, magiê và các vi lượng khác. Đạm giúp hình thành chồi, phát triển thân lá và quả. Thiếu đạm, cây kém phát triển; thừa đạm, quả ít, sâu bệnh nhiều. Lân giúp rễ tiêu phát triển, thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Thiếu lân, cây cằn cỗi, lá vàng. Kali giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng quả, tăng sức kháng bệnh của cây, tăng chất lượng hạt. Tiêu cần nhiều kali trong giai đoạn ra quả. Thiếu kali lá xoắn, bìa lá khô.


3- Bón phân cho hồ tiêu

Ở nước ta, hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan, đất vàng đỏ trên granit và đất xám do vậy cần bón cho tiêu nhiều kali và đạm, lân thấp hơn, bón đủ trung, vi lượng. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, cây tiêu cần các loại phân bón với tỷ lệ khác nhau.


+ Bón phân cho hồ tiêu kiến thiết cơ bản:


Bón lót: 10-15kg phân hữu cơ hoai mục và 1 kg phân hữu cơ vi sinh Nasa-Smart cho mỗi hố trước khi trồng. Tưới thúc: Khi hồ tiêu ra rễ mạnh, hòa tan 30-50gam phân NPK-20-20-15+TE Năm Sao hạt tím trong 20 lít nước, tưới 2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần nhằm giúp hồ tiêu ra rễ mạnh, phát cành khỏe. Bón thúc: hàng năm bón phân bón NPK 20-20-15+TE Năm Sao hạt tím với lượng: 0,5-0,7 kg/nọc cho năm thứ nhất; 0,7-1 kg/nọc cho năm thứ 2. Lượng phân này chia làm 4-5 lần bón vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần vào mùa khô. Cuối năm thứ hai cần bón bổ sung 0,5 – 1kg phân hữu cơ vi sinh Nasa-Smart/nọc để hồ tiêu phát triển mạnh, nhanh có hoa.


+ Bón phân cho hồ tiêu kinh doanh:


Hồ tiêu kinh doanh cần bón 3-4 đợt/năm. Bón phân đợt 1 sau khi thu hoạch, đợt 2 trước ra hoa, đợt 3 sau đậu trái và đợt 4 bón nuôi trái. Lượng phân hữu cơ cần bón 5-10kg/nọc, bón ngay sau khi thu hoạch. Khi bón cần xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân hoặc vét bồn rồi rải phân vào mép ngoài bồn và xới nhẹ đất để vùi lấp phân. Các đợt bón sau có thể chọc lỗ để bỏ phân hoặc rải phân vào mép bồn rồi xới nhẹ để vùi lấp phân.


Để hồ tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt cần sử dụng phân bón Năm Sao 20-8-16+TE chuyên dùng cho hồ tiêu có chứa đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Bón phân 20-8-16+TE Năm Sao chuyên dùng cho hồ tiêu theo qui trình sau: Sau thu hoạch: bón 1-2kg NasaSmart và 0,5-0,6 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Trước ra hoa rộ: bón 0,3-0,4 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Sau đậu quả: bón 0,3-0,4 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc. Nuôi quả: 0,4-0,5 kg 20-8-16+TE Năm Sao/nọc.


Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá rất cần thiết để hồ tiêu đậu nhiều trái, năng suất cao. Phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 30-10-10+TE hoặc hoạt chất tăng trưởng gốc axit amin như Protifert vào thời kỳ sau thu hoạch, tỉa cành nhằm kích hoạt chồi mới phát mạnh, cành vươn tốt, nhanh có hoa. Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao như 6-30-30+TE và chế phẩm có hàm lượng Bor cao vào thời kỳ hồ tiêu ra nụ để kích thích phân hóa mầm hoa và giúp hoa nở tốt, đậu nhiều trái. Phun phân bón lá có hàm lượng kali cao và canxi cao như 10-5-45+TE vào thời kỳ sau đậu trái và dưỡng trái nhằm giúp trái lớn nhanh, to hạt, chống rụng trái và đạt năng suất cao và chất lượng tốt.


TS. Nguyễn Hoàng

1 nhận xét:

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com