Mặt hàng hồ tiêu lại tiếp tục “rớt” giá, hiện nông dân bán ra chỉ khoảng 153 ngàn đồng/kg, giảm rất mạnh so với giá ở thời điểm “sốt” năm ngoái là hơn 200 ngàn đồng/kg. Giá mặt hàng này có khả năng tiếp tục hạ nhiệt vì hiện nhiều nước đang vào vụ thu hoạch. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện diện tích tiêu của cả nước đạt 100 ngàn hécta, cao gấp 2 lần diện tích theo quy hoạch. Không chỉ hồ tiêu Việt Nam đang tăng trưởng nóng mà diện tích tiêu của nhiều nước trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng do tác động của tình trạng mặt hàng này liên tục “sốt” giá kéo dài từ vài năm trở lại đây. Thị trường hồ tiêu đang có dấu hiệu bão hòa, rớt giá và ngành hồ tiêu có thể còn tiếp tục gặp khó khăn trong trung và dài hạn do tình trạng tăng trường nóng, mất kiểm soát này. Người Nông Thôn (NNT) tui đem nội dung này trao đổi với bà con.
- Theo NNT tui được biết, tính đến cuối tháng 7-2016, xuất khẩu tiêu cả nước đạt 122 ngàn tấn, tăng 26% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá tiêu xuất khẩu bình quân lại giảm hơn 13% so với năm 2015. Nguyên nhân bề nổi tiêu giảm giá là do một số nước trên thế giới đang vào vụ thu hoạch, nhưng cái gốc vẫn là do tình trạng tăng “sốc” về diện tích trồng tiêu trong những năm qua.
- Nông dân chúng tôi cũng rất lo lắng vì vụ thu hoạch vừa qua, tiêu mất mùa nhưng giá tiêu vẫn giảm mạnh. Nhiều nông dân chọn cách trữ tiêu chờ giá mặt hàng này tăng lên như quy luật nhiều năm trước, nhưng từ đầu năm đến nay giá mặt hàng này càng ngày càng giảm khiến nông dân chúng tôi đứng ngồi không yên.
- Nhiều năm trở lại đây, trồng tiêu cho lợi nhuận rất cao nên người trồng tiêu thường chọn cách trữ hàng chờ thời điểm giá tốt mới bán. Mặt trái của việc trữ hàng này là khiến cho thị trường tiêu không ổn định. Mặt khác, một nghịch lý hiện nay, Việt Nam tuy là nước đứng đầu thế giới về sản lượng nhưng vẫn phải nhập hồ tiêu chất lượng cao để xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Vì nông dân ta chỉ lo chạy theo sản lượng, lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất nên gặp rất nhiều vấn đề về mặt chất lượng. Đây là nguyên nhân khiến giá tiêu Việt Nam luôn đứng ở mức thấp so với mặt bằng chung của thị trường thế giới. Đã đến lúc ngành hồ tiêu trong nước phải dừng lại việc chạy đua theo sản lượng, quan tâm đến việc cạnh tranh bằng nâng cao về chất lượng.
- Theo NNT tui được biết, tính đến cuối tháng 7-2016, xuất khẩu tiêu cả nước đạt 122 ngàn tấn, tăng 26% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá tiêu xuất khẩu bình quân lại giảm hơn 13% so với năm 2015. Nguyên nhân bề nổi tiêu giảm giá là do một số nước trên thế giới đang vào vụ thu hoạch, nhưng cái gốc vẫn là do tình trạng tăng “sốc” về diện tích trồng tiêu trong những năm qua.
- Nông dân chúng tôi cũng rất lo lắng vì vụ thu hoạch vừa qua, tiêu mất mùa nhưng giá tiêu vẫn giảm mạnh. Nhiều nông dân chọn cách trữ tiêu chờ giá mặt hàng này tăng lên như quy luật nhiều năm trước, nhưng từ đầu năm đến nay giá mặt hàng này càng ngày càng giảm khiến nông dân chúng tôi đứng ngồi không yên.
- Nhiều năm trở lại đây, trồng tiêu cho lợi nhuận rất cao nên người trồng tiêu thường chọn cách trữ hàng chờ thời điểm giá tốt mới bán. Mặt trái của việc trữ hàng này là khiến cho thị trường tiêu không ổn định. Mặt khác, một nghịch lý hiện nay, Việt Nam tuy là nước đứng đầu thế giới về sản lượng nhưng vẫn phải nhập hồ tiêu chất lượng cao để xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Vì nông dân ta chỉ lo chạy theo sản lượng, lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất nên gặp rất nhiều vấn đề về mặt chất lượng. Đây là nguyên nhân khiến giá tiêu Việt Nam luôn đứng ở mức thấp so với mặt bằng chung của thị trường thế giới. Đã đến lúc ngành hồ tiêu trong nước phải dừng lại việc chạy đua theo sản lượng, quan tâm đến việc cạnh tranh bằng nâng cao về chất lượng.
NGƯỜI NÔNG THÔN
Theo Báo Đồng Nai
0 comments:
Đăng nhận xét