Hội nghị thường niên lần thứ 5/2016 vừa diễn ra tại Kalimanta (Indonesia), Ủy ban Nghiên cứu - Phát triển của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) đã thống nhất một số nội dung liên quan tới sản xuất hồ tiêu trong thời gian tới. Dự hội nghị có đại diện Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam (vắng Brazil).
IPC thống nhất về quy trình kỹ thuật hồ tiêu của mỗi quốc gia (giống, hom giống, phân bón, trụ tiêu sống). Quy trình kỹ thuật được thống nhất cho thấy các nước sản xuất hồ tiêu cần phải thay đổi trong quản lý chất lượng trong sản xuất. Các nước cũng đã trình bày xu thế canh tác hồ tiêu trong thời gian tới, cụ thể: Indonesia nhấn mạnh đến kỹ thuật canh tác bón phân cho tiêu. Malaysia nhấn mạnh đến giống tiêu lai mới phục vụ chế biến tiêu trắng. Sri Lanka nhấn mạnh đến kỹ thuật sản xuất hom tiêu giống khỏe. Việt Nam và Ấn Độ nhấn mạnh đến các biện pháp quản lý sâu bệnh hại bằng “biocontrol” (đấu tranh sinh học thông qua các chế phẩm được phân lập từ nấm, vi khuẩn đối kháng với sâu bệnh).
Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng tiêu thế giới nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới. Tiếp đó là Ấn Độ 18%, Indonesia 16%, Malaysia 7%, Sri Lanka 6% và phần còn lại là sản lượng của các nước trên thế giới 12%. IPC dự báo Việt Nam tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 8 năm tới.
Câu hỏi đặt ra là khi nào nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới sẽ bão hòa vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Bởi xu thế tiêu dùng hạt tiêu mới trên thế giới là sử dụng tiêu hữu cơ. Ngoài ra, làm thế nào nông dân có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất tiêu hữu cơ vẫn là câu hỏi khó trả lời.
Mô hình xen canh hiệu quả cũng được thảo luận, đó là hồ tiêu xen canh với dừa tại Sri Lanka, Indonesia; hồ tiêu xen canh với cau tại Ấn Độ và hồ tiêu xen canh với cà phê tại Việt Nam.
IPC thống nhất về quy trình kỹ thuật hồ tiêu của mỗi quốc gia (giống, hom giống, phân bón, trụ tiêu sống). Quy trình kỹ thuật được thống nhất cho thấy các nước sản xuất hồ tiêu cần phải thay đổi trong quản lý chất lượng trong sản xuất. Các nước cũng đã trình bày xu thế canh tác hồ tiêu trong thời gian tới, cụ thể: Indonesia nhấn mạnh đến kỹ thuật canh tác bón phân cho tiêu. Malaysia nhấn mạnh đến giống tiêu lai mới phục vụ chế biến tiêu trắng. Sri Lanka nhấn mạnh đến kỹ thuật sản xuất hom tiêu giống khỏe. Việt Nam và Ấn Độ nhấn mạnh đến các biện pháp quản lý sâu bệnh hại bằng “biocontrol” (đấu tranh sinh học thông qua các chế phẩm được phân lập từ nấm, vi khuẩn đối kháng với sâu bệnh).
Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng tiêu thế giới nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới. Tiếp đó là Ấn Độ 18%, Indonesia 16%, Malaysia 7%, Sri Lanka 6% và phần còn lại là sản lượng của các nước trên thế giới 12%. IPC dự báo Việt Nam tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 8 năm tới.
Câu hỏi đặt ra là khi nào nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới sẽ bão hòa vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Bởi xu thế tiêu dùng hạt tiêu mới trên thế giới là sử dụng tiêu hữu cơ. Ngoài ra, làm thế nào nông dân có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất tiêu hữu cơ vẫn là câu hỏi khó trả lời.
Mô hình xen canh hiệu quả cũng được thảo luận, đó là hồ tiêu xen canh với dừa tại Sri Lanka, Indonesia; hồ tiêu xen canh với cau tại Ấn Độ và hồ tiêu xen canh với cà phê tại Việt Nam.
P.Hà (Nguồn từ VPA)
0 comments:
Đăng nhận xét