Mobile: 078 33 88 911
Email: caytieuvn@gmail.com

1/3/15

Ảnh minh họa
Giá hạt tiêu tuy đã trải qua một đợt tăng giá ngoạn mục trong sáu năm liên tiếp nhưng rất có khả năng sẽ tăng thêm do nhu cầu toàn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung.

“Chúng tôi nghĩ rằng giá hạt tiêu sẽ vẫn mạnh ít nhất là cho đến năm 2016 do tình hình cung ứng ngắn hạn toàn cầu,” ông Datuk Grunsin Ayom Tổng giám đốc Ủy Ban Hồ tiêu Malaysia (MPB), nói.

Tuy nhiên, ông từ chối dự đoán tiềm năng giá sẽ đảo ngược sau khi đã gia tăng một cách mạnh mẽ trên các thị trường năm ngoái.

Năm 2014, giá tiêu trắng Kuching loại 1 đóng cửa năm ở 38.000 RM/tấn so với 29.000 RM/tấn vào năm 2013, tức tăng 31%, trong khi tiêu đen tăng vọt lên 28.000 RM/tấn từ 19.600 RM/tấn đóng cửa năm 2013, tăng tới 42%, một con số khổng lồ.

Tuy nhiên, giá tiêu trắng lẫn tiêu đen đã giảm trở lại ở 36.500 RM/tấn và 26.000 RM/tấn vào hôm thứ Ba tuần trước (ngày 17/2) và duy trì giá ở mức cao cho cả hai loại khi bắt đầu bước vào năm mới.

Còn nhớ, lần cuối cùng giá tiêu trắng chọc thủng mốc 30.000 RM/tấn là năm 1990 trước khi thị trường phải trải qua một giai đoạn củng cố dài. Giá đột ngột tăng mạnh trở lại bắt đầu từ năm 2009.

Trong báo cáo thị trường năm 2014, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho biết giá tiêu đen bắt đầu từ 7.633 USD/tấn trong tháng Giêng và đạt 9.726 USD/tấn – mức cao hơn bao giờ hết – lúc gần cuối năm, đạt mức tăng 27% trong vòng một năm.

Lý do chủ yếu được các thị trường đưa ra là nguồn cung “rất hạn chế” từ các nước sản xuất vì sản lượng của họ thấp hơn. Theo IPC, sản lượng toàn cầu của năm 2014 đã giảm 336.000 tấn so với 379.000 tấn của năm 2013 do mùa màng đã bị ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi.

Ông Grunsin cho biết dựa trên các số liệu IPC, nhu cầu thế giới đối với hạt tiêu đã tăng khoảng 4% mỗi năm so với tốc độ tăng trưởng sản xuất là 0,7% mỗi năm. Năm 2015 dự báo sản lượng toàn cầu khoảng 340.000 tấn so với nhu cầu khoảng 380.000 tấn, và do đó nguồn cung sẽ thiếu hụt 40.000 tấn.

“Nhu cầu hạt tiêu tiếp tục tăng trưởng bất chấp mức giá kỷ lục. Nhưng chúng ta cần phải thận trọng vì hạt tiêu cũng giống như bất kỳ loại hàng hóa khác, có thể bị biến động giá do vụ mùa mới sắp vào thị trường”, ông nói thêm.

Đưa ra một dẫn chứng, ông nói Campuchia, một quốc gia sản xuất mới, đã nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của mình lên con số 8.000 tấn trong năm ngoái.

Ông cho rằng sự gia tăng nhu cầu tiêu để tăng ăn xu hướng của người tiêu dùng đối với thực phẩm nhiều gia vị, fusion nấu ăn, công dụng của gia vị như hương liệu tự nhiên, ví dụ, trong mì ăn liền.

Việt Nam, nhà sản xuất và cung cấp hạt tiêu hàng đầu thế giới, đã xuất khẩu 146.400 tấn hạt tiêu các loại trị giá 1,2 tỷ USD năm ngoái, cao hơn nhiều so với 134.442 tấn, trị giá 890 triệu USD trong năm 2013.

Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng hạt tiêu thế giới và 50% khối lượng xuất khẩu toàn cầu. Indonesia, Ấn Độ, Brazil và Malaysia – tất cả các thành viên IPC – đều là nhà sản xuất ở top đầu thế giới.

Theo ông Grunsin, sản lượng hạt tiêu năm ngoái của Malaysia khoảng 26.500 tấn, trong đó đã xuất khẩu 12.400 tấn, đem về cho đất nước hơn 300 triệu RM ngoại hối. Bên cạnh hạt tiêu, Malaysia còn xuất khẩu tiêu bột, tiêu ngâm nước muối và tiêu tiệt trùng với số lượng lớn.

Malaysia còn là quốc gia nổi tiếng, cung cấp hạt tiêu chất lượng và các sản phẩm tiêu, rất đáng tin cậy trong việc thực hiện các hợp đồng với khách hàng kinh doanh gia vị nước ngoài.

Diện tích của các trang trại trồng tiêu ở Malaysia hiện có vào khoảng 15.500 ha, chủ yếu là của nông dân sản xuất nhỏ. Bang Sarawak chiếm hơn 95% sản lượng hạt tiêu của Malaysia trong khi Johore và Sabah là các bang trồng tiêu khác.

Một số bang khác ở bán đảo cũng đã đầu tư vào trồng tiêu, với một vài quy mô thương mại, trong những năm vừa qua.

“Do việc trồng mới, chúng ta có thể kỳ vọng sản lượng hạt tiêu sẽ tăng trong khoảng hai năm tới.

“Sự thúc đẩy trong năm nay là mở rộng các vùng trồng và thực hiện các hoạt động tái canh,” ông Grunsin nói thêm rằng cây tiêu sẽ mất khoảng ​​30 – 36 tháng mới bắt đầu ra bông.

Tỷ giá: 1 USD = 3,6043 RM
Theo giatieu/ thestars.com.my

0 comments:

Đăng nhận xét

    CÂY TIÊU VIỆT NAM
    caytieuvn@gmail.com